Wednesday, October 20, 2010
Thursday, September 30, 2010
Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu
Mục đính của người viết bài này không ngoài hoài bão cung cấp cho các cựu quân nhân và cựu nhân viên dân chính đã từng phục vụ trong các đơn vị trực thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM/QLVNCH (Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) hiện định cư tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia khác trên thế giới tự do, một sự hiểu biết tổng quát về sự tổ chức cũng như những hoạt động đặc biệt của đơn vị này. Vì tính cách đặc biệt về tổ chức và nhiệm vụ của Nha Kỹ Thuật/BTTM, ngay chính những quân nhân phục vụ tại một đơn vị của Nha Kỹ Thuật/BTTM cũng không hiểu rõ trọn vẹn về đơn vị này. Do đó, nếu có sự hiểu lầm hay một sự hiểu biết thiếu chính xác của một số đơn vị bạn cũng không phải là một điều ngạc nhiên.
Danh hiệu Nha Kỹ Thuật/BTTM chỉ là một danh hiệu "vỏ bọc" để bảo vệ những hoạt động thực sự đối với Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Nha Kỹ Thuật/BTTM có danh xưng chánh thức gọi là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, được phân cấp ngang hàng với một sư đoàn tổng trừ bị, và được chỉ huy bởi một sĩ quan ở cấp bậc thiếu tướng.
Nha Kỹ Thuật/BTTM trải qua rất nhiều lần cải danh và thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ, tùy theo sự biến chuyển về tình hình chính trị quốc nội cũng như tình hình quân sự trên chiến trường. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tác giả xin mạn phép trình bày sơ lược về cá nhân và sự liên hệ đối với Nha Kỹ Thuật/BTTM kể từ năm 1961 cho đến ngày chính thức giải tán đơn vị này (28 tháng 4 năm 1975) do khẩu lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH, trước khi đại tướng từ chức vụ Tham Mưu Trưởng.
Vào cuối năm 1960, trong khi phục vụ tại một đơn vị thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh (BB) đồn trú tại Quảng Trị, tôi đã được lệnh cấp tốc trình diện Phủ Tổng Thống. Thật là một ngạc nhiên to lớn đối với một cấp úy nhỏ như tôi. Sau khi được chỉ huy trưởng đơn vị cấp sự-vụ lệnh, tôi được một vị đại diện Phủ Tổng Thống từ Huế ra đón và đưa thẳng về Đà nẵng. Tại đây, tôi lại được một đơn vị khác tiếp xúc, bắt tôi thay thường phục và đưa ra phi trường đáp phi cơ Air Việt Nam về Saigon. Tại Phi trường Tân sơn nhất, tôi lại được một đơn vị khác đón và đưa về một căn nhà tại khu Tân Định, nằm trong một ngõ hẹp. Dù tôi có ý gợi chuyện trong lúc đi đường, các vị này đều có vẻ huyền bí và rất ít nói chuyện.
Tại căn nhà này, tôi lại càng ngạc nhiên hơn vì lần đầu tiên tôi được gặp và giới thiệu với một số nhân viên Hoa Kỳ. Tôi không biết các vị này cả Việt lẫn Mỹ, thuộc đơn vị hay cơ quan nào. Tôi cũng chưa biết vị chỉ huy tôi là ai, quân nhân hay dân sự. Một nhân viên Hoa kỳ có vẻ ngạc nhiên về khả năng Anh văn của tôi. Tôi cho ông ta biết là tôi đã tốt nghiệp khóa 6 tháng thông dịch viên Anh ngữ tại Hội Việt Mỹ vào đầu năm 1958. Tôi muốn nhắc đền sự việc này vì nhờ sự hiểu biết về anh văn mà tôi được giữ những chức vụ có liên quan đến việc tiếp xúc với cơ quan tình báo Hoa Kỳ sau này. Vì nhân viên Hoa Kỳ này cho tôi biết là ngày hôm sau tôi sẽ được tham dự khóa "tình báo đặc biệt" do các nhân viên tình báo Hoa kỳ đảm trách hướng dẫn. Người Mỹ gọi là khóa "Clandestine Operation" được huấn luyện cho các nhân viên điệp báo hoạt động tại hậu tuyến địch. Nói tóm lại đây là khóa huấn luyện gián điệp. Tôi có hỏi sau khóa này tôi sẽ làm gì nhưng không ai xác định gì cả. Họ chỉ cho biết là sau khóa huấn luyện tôi sẽ trở thành một "Case Officer" hay là "trưởng công tác." Danh xưng của tôi được đổi thành Emile, cũng như các học viên khác là Leon, Antoinne, Charles, v.v.
Thật ra các tên tây phương này được đặt ra để giúp cho người Mỹ dễ nhớ trong khi huấn luyện cũng như khi hợp tác làm việc sau này. Ngoài các tên này, chúng tôi được gọi bằng những bí danh khác với mục đích bảo vệ lý lịch, đề phòng đối phương theo dõi trong thời gian liên hệ với công tác tình báo. Đây chỉ là một trong những nguyên tắc căn bản của ngành điệp báo. Sau khóa học kéo dài 4 tuần lễ, tôi được các vị huấn luyện viên Hoa Kỳ khen thưởng về sự cố gắng và thông suốt các nguyên tắc của ngành tình báo. Sau đó, tôi được trình diện đầu tiên với người chỉ huy trực tiếp của tôi là Trưởng Phòng 45 của Sở Khai Thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tôi rất mừng rỡ vì người chỉ huy trực tiếp của tôi là Đại Úy Bình ("Bình" là bí danh của Đại Úy Ngô Thế Linh) mà tôi đã làm dưới quyền tại Phòng 3/Quân Ðoàn 1 tại Đà Nẵng vào đầu năm 1958.
Sự nghiệp quân sự của tôi, giai đoạn có ý nghĩa nhất là bắt đầu khóa học tình báo đặc biệt này cho đến ngày cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào cuối tháng 4 năm 1975. Với hơn 14 năm được phục vụ tại một đơn vị đặc biệt, giữ những chức vụ tuy nhỏ nhoi nhưng được gần gũi với các cấp chỉ huy cao cấp và được sự tin tưởng của các vị này, cũng như các vị cố vấn Hoa Kỳ cao cấp, tôi đã theo dõi và chứng kiến các hoạt động của Nha Kỹ Thuật/BTTM, sự cải danh của cơ quan này, từ vị trí của một phòng-sở nhỏ trở thành một đại đơn vị có tầm mức chiến lược quan trọng.
Sự bành trường và lớn mạnh của Nha Kỹ Thuật/BTTM đều tùy thuộc và ảnh hưởng bởi các biến chuyển của tình hình chiến sự quốc nội, tình hình chính trị trên thế giới, đường lối chỉ đạo của Hoa Kỳ đối với chiến cuộc tại Việt Nam và cuối cùng là khả năng hoạt động của các đơn vị thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM.
Những tài liệu trình bày sau đây đều dựa theo trí nhớ của tôi. Do đó, về thời gian và không gian có thể có một vài sự sai lầm nhỏ hoặc một chút thiếu sót. Tôi nghĩ rằng dù nếu có một vài sự thiếu sót, ý nghĩa và mục đích của bài này sẽ không sai lạc và các điểm chính yếu tôi muốn nêu ra vẫn được bảo đảm.
Sở Khai Thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống, lúc bấy giờ do Đại Tá Lê Quang Tung là Chỉ huy trưởng. Đơn vị này được giao phó rất nhiều công tác tình báo quan trọng, về quốc nội cũng như quốc ngoại, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong các cơ cấu tình báo, Phòng 45 hay Phòng E được đặc trách hoạt động thu thập tin tức tình báo tại miền Bắc Vĩ Tuyến 17, với các hệ thống điệp báo nằm vùng xâm nhập từ Miền Nam hoặc từ đệ tam quốc gia bạn. Tại nội bộ đơn vị, Sở Khai Thác Địa Hình, cũng được gọi là KHIÊM QUANG, mỗi chữ biểu hiệu cho một phòng của đơn vị. Phòng E sau này còn được gọi là SB (viết tắt cho Sở Bắc). Kể từ năm 1960 trở đi, hoạt động điệp báo tại miền Bắc được đặc biệt chú trọng vì nhu cầu tin tức chiến lược nhằm ước tính khả năng của Cộng Sản, hầu ngăn chặn mưu đồ xâm lược của miền Bắc.
Để yểm trợ tài chính và kỹ thuật cho các công tác đặc biệt này, cơ quan Combined Studies thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon được giao phó phối hợp và đảm trách. Công tác tình báo và các hoạt động đặc biệt đều do Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (tức cơ quan CIA, Central Intelligence Agency) cố vấn và tài trợ vì vấn đề kỹ thuật phức tạp và phí tổn to lớn. Cơ quan Combined Studies cung cấp chuyên viên, tin tức tình báo căn bản, các tài liệu và vật dụng cần thiết, cũng như nhu cầu tài chính để hoàn thành công tác.
Vì bài này chỉ giới hạn về tổ chức và nhiệm vụ tổng quát của Nha Kỹ Thuật/BTTM và các tổ chức tiền thân, nên tôi sẽ không đề cập đến chi tiết các hoạt động, cách tổ chức các toán công tác cũng như thành quả của các toán này. Tôi mong rằng sẽ có cơ hội trình bày trong những bài kế tiếp.
Vào đầu năm 1963, Sở Khai Thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLÐB), với hai đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên Ðoàn 77 và Liên Ðoàn 31. Đại Tá Lê Quang Tung cũng là vị tư lệnh đầu tiên của đơn vị này. Sở Bắc vẫn tiếp tục hoạt động và duy trì sự phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Tư Lệnh LLÐB mới thành lập. Sau cuộc chính biến năm 1963, Đại Tá Lê quang Tung bị sát hại, Lực Lượng Ðặc Biệt sau đó được chỉ huy bởi một số tướng lãnh trong quân đội, sau đó dời về Nha Trang.
Cũng trong thời gian này, Sở Bắc cũng được cải danh là Sở Khai Thác/BTTM và tiếp tục duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt. Vị sĩ-quan chỉ huy trưởng và giám đốc đầu tiên của đơn vị này là Đại Tá Trần Văn Hổ. Ngoài việc đảm trách công tác văn phòng, liên lạc phối hợp với ban Cố Vấn Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục tổ chức các toán với tư cách sĩ quan trưởng công tác. Một thời gian sau, Đại Tá Hổ chỉ định tôi làm Chánh Văn Phòng. Song song với sự cải tổ về phía Việt Nam, Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (tức "MACV," viết tắt của Military Assistance Command Vietnam) thay thế cho cơ quan MAAG (viết tắt của Military Assistance and Advisory Group, tức Bộ Quân-Viện và Cố Vấn) của Hoa Kỳ, cũng được thành lập. MACV-SOG là viết tắt của các chữ MACV-Studies and Observations Group, nhưng chính danh là Special Operation Group, được chỉ định cố vấn và yểm trợ cho các công tác đặc biệt.
Ngoài các toán tình báo dài hạn xâm nhập miền Bắc bằng không-vận hay hải-vận và công tác Biệt Hải tập kích đánh phá các mục tiêu thuộc miền Bắc duyên hải. Sở Khai thác lại được lệnh tổ chức các toán thám sát ngắn hạn hoạt động tại vùng biên giới Việt-Lào nằm về phía bắc Vĩ Tuyến 17 cho đến Vĩ Tuyến 20. Các toán này được gọi là các toán STRATA (viết tắt của các chữ Short Term Reconnaisance and Target Acquisition teams). Hai đoàn công tác chính yếu của công tác không vận lúc bấy giờ là Đoàn 68 đảm trách các công tác dài hạn và các công tác đặc biệt, khác với Đoàn 11 phụ trách các công tác ngắn hạn.
Cũng trong thời gian này, vì nhu cầu khẩn cấp của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát đặc biệt mệnh danh là Shinning Brass tại căn cứ huấn luyện Long Thành, sau này gọi là Trung Tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Liên lạc/BTTM cũng được thành lập trong thời gian này để đảm trách các công tác ngoại biên Việt-Miên và Việt-Lào. Ðây là các toán "Lôi Hổ" có nhiệm vụ thám sát, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, cùng với các công tác chỉ điểm mục tiêu cho các phi vụ không kích hoặc đánh phá xử dụng các lực lượng khai thác (exploitation forces). Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại Tá Hồ Tiêu, trước phục vụ tại Sư Ðoàn Nhảy Dù. Sau đó Sở Liên Lạc được tiếp tục chỉ huy bởi các vị chỉ huy trưởng thuộc Sư Ðoàn Nhảy Dù. Các cuộc hành quân thám sát biên giới phát triển mạnh mẽ vào các năm 1966-72, đặc biệt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Liêu Quang Nghĩa. Các vị chỉ trưởng sau này là Đại tá Nguyễn Văn Minh và Đại Tá Nguyễn Minh Tiến.
Sở Liên Lạc (Biệt Kích Lôi Hổ) gồm có một Bộ Chỉ Huy và 3 chiến đoàn tại Saigon, và 3 chiến đoàn khác đồn trú tại các khu vực khác để thích hợp với khu vực hoạt động. Những chiến đoàn biệt-kích gồm có: - Chiến Ðoàn 1 đồn trú tại Đà Nẵng - Chiến Ðoàn 2 đồn trú tại Kontum - Chiến Ðoàn 3 đồn trú tại Ban mê Thuột
Song song với các chiến đoàn này, MACV-SOG cũng có những cơ sở hành quân riêng rẽ đồn trú chung cùng doanh trại với các chiến đoàn. Kế hoạch hành quân được phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ và Việt Nam liên hệ. Mỗi chiến đoàn có nhiều liên-toán và mỗi liên-toán gồm có nhiều toán nhỏ hơn. Các toán này được tổ chức huấn luyện và hành quân theo kỹ thuật của Lực Lượng Đặc Biệt. Sự khác biệt là các toán của Sở Liên lạc có nhiệm vụ hoạt động vượt biên giới, ngoài lãnh thổ, và ngay trong lòng địch.
Khoảng năm 1965-66, Sở Khai Thác/BTTM lại được đổi danh là Sở Kỹ thuật và sau đó không bao lâu, sở này được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật/BTTM, chỉ huy bởi một vị giám đốc, cho phù hợp với tổ chức mới. Lúc bấy giờ Nha Kỹ Thuật gồm có các đơn vị hoạt động trọng yếu như sau:- Sở Liên Lạc với Đoàn 11 và Đoàn 68 (Sở Công Tác được thành lập sau này) - Sở Không Yểm - Sở Phòng Vệ Duyên Hải - Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng - Sở Tâm Lý Chiến (tuy là một sở của Bộ Chỉ Huy nhưng sở này có tầm hoạt động rộng lớn và quan trọng)
Sở Công Tác sau này được thành lập với hai đoàn công tác 11 và 68. Sau khi Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, Nha Kỹ Thuật được tăng cường sĩ quan cán bộ cũng như nhân viên toán hành quân. Các đoàn kế tiếp được thành lập là Đoàn 71, 72 và Đoàn 75. Thời gian đầu tiên, Bộ Chỉ Huy Sở đồn trú tại Nha Trang sau đó dời ra Đà Nẵng. Các Đoàn 11, 71 và 72 đồn trú tại Đà Nẵng. Đoàn 75 tại Ban Mê Thuột. Đoàn 68 vẫn tiếp tục duy trì tại Saigon, gần Bộ Chỉ Huy Nha.
Đoàn 68 được giao phó tổ chức và hướng dẫn các toán tình báo dài hạn tại miền Bắc. Các toán được xâm nhập bằng trực thăng từ lãnh thổ đệ tam quốc gia hoặc nhảy dù vào khu vực mục tiêu tại miền Bắc. Một số toán hoạt động tại vùng duyên hải đông-bắc được đặt kế hoạch xâm nhập bằng hải vận. Nhiệm vụ chính yếu của các toán này là thiết lập căn cứ hoạt động, quan sát và thám sát các mục tiêu, báo cáo về trung ương để nhận chỉ thị hoạt động.
Các khu vực mục tiêu trọng yếu nằm dọc theo biên giới Hoa Việt, khu vực đông-bắc Cao Bắc Lạng, khu vực Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, khu vực Bắc vĩ tuyến, Thanh Nghệ Tĩnh Bình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là quan sát và báo cáo mọi chuyển quân của Bắc Việt trên các trục giao thông qua biên giới và xuống miền Nam. Các hoạt động trên bắt đầu giảm sút kể từ năm 1968.
Các toán thám sát ngắn hạn thuộc Đoàn 11 lại được gia tăng và chú trọng hơn trong khi lực lượng chính quy Bắc Việt ào ạt xâm nhập miền Nam qua các hành lang biên giới. Tuy vậy Đoàn 68 vẫn tiếp tục đảm trách các công tác đặc biệt khác, nhằm đánh lừa địch qua việc sử dụng các hồi chánh viên cũng như tù binh chính quy, phối hợp với Sở Tâm Lý Chiến.
Kể từ 1972 trở về sau, địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM được thu hẹp lại cho thích hợp với nhu cầu chiến trường. Do đó, các đoàn và chiến-đoàn công tác đều được tăng phái cho các quân-đoàn và thực hiện những cuộc hành quân thám sát nội biên sau hậu tuyến địch, nhằm mục đích cung cấp cho Quân Ðoàn những tin tức xác thực để khai thác.
Vị chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở Công Tác là Đại Tá Ngô Thế Linh, nguyên Phó Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật/BTTM. Các vị chỉ huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Văn Hai và Đại Tá Ngô Xuân Nghị trước phục vụ tại Sư Ðoàn Nhảy Dù.
Để yểm trợ cho các toán hành quân không-vận của Sở Liên Lạc và sở Công Tác, Sở Không Yểm có nhiệm vụ liên lạc với Bộ Tư Lệnh Không Quân, đáp ứng nhu cầu hành quân của Nha Kỹ Thuật. Các nhu cầu này gồm phương tiện trực thăng xâm nhập và triệt xuất, các phi vụ thả toán xử dụng phi cơ từ C-47 đến C-123 và C-130 do phi hành đoàn Không Quân Việt Nam thực hiện.
Các phi vụ quan sát bằng phi cơ L-19 hay L-20, các phi vụ bảo vệ bằng A-1 Skyraiders hay khu-trục cơ F-5. Các đơn vị Không Quân này không trực thuộc Nha Kỹ Thuật nhưng các phi vụ đặc biệt này đều được ưu tiên thực hiện theo nhu cầu. Đặc biệt, Phi Ðoàn Trực Thăng 219 được thường xuyên tăng phái cho Nha Kỹ Thuật/BTTM. Đơn vị này đồn trú tại Nha Trang. Những phi vụ đặc biệt, ngoài khả năng của Không Quân Việt Nam đều do Không quân Hoa kỳ đảm trách, xuất phát từ các căn cứ trên lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia.
Trước năm 1964, một số phi vụ thả các toán biệt-kích vào lãnh thổ Bắc Việt được thực hiện với các phi hành đoàn ngoại quốc do cơ quan tình báo Hoa Kỳ đảm trách và hoạch định qua hãng Air America tại Saigon. Sĩ quan liên lạc Không Quân và cũng là chỉ huy trưởng Sở Không Yểm từ năm 1961 cho đến tháng Tư năm 1975 là Đại Tá Dư Quốc Lương.
Nói về các hoạt động đặc biệt của Nha Kỹ Thuật mà không đề cập đến các công tác hải-vận là một thiếu sót đáng kể. Công tác hải-vận đưa đón các quân nhân Biệt Hải của Nha Kỹ Thuật/BTTM được giao phó cho Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Tiền thân của Sở này là căn cứ "Pacific," trong hệ thống tổ chức của Phòng 45 thuộc Sở Khai Thác Địa Hình. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động Khoảng cuối năm 1964 và đầu 1965. Trước đó phương tiện xâm nhập các nhân viên điệp báo và các toán tại các vùng duyên hải Bắc Việt đều xử dụng các thuyền máy đánh cá, sửa chữa lại theo kiểu thuyền miền Bắc. Các thuyền này được đưa về Đà Nẵng để huấn luyện và thực tập về công tác xâm nhập cùng với nhân viên hay toán hoạt động.
Sau này vì khả năng có giới hạn của các thuyền này và vì nhu cầu tốc độ và khả năng chiến đấu để bảo vệ, cơ quan tình báo Hoa kỳ đã cung cấp cho Nha Kỹ Thuật/BTTM các loại chiến đỉnh SWIFT và NASTY, do một số thủy thủ đoàn ngoại quốc chỉ huy. Các chiến đỉnh này có tốc dộ nhanh và được võ trang để tự vệ nếu bị Hải Quân Bắc Việt tấn công. Tuy vậy, các tàu này chỉ có tầm hoạt động ngắn, không qua Vĩ Tuyến 20. Sau này, sau khi MACV-SOG đảm trách yểm trợ Nha Kỹ Thuật/BTTM, Sở Phòng vệ Duyên Hải được tăng cường các chiến đỉnh lớn PTF (viết tắt của chữ Patrol, Torpedo, Fast tạm dịch "thủy-lôi giang tốc đỉnh" hay "thủy-lôi duyên tốc đỉnh.") có tầm hoạt động xa, tốc độ nhanh và trang bị hỏa lực mạnh. Các loại tàu này không những có khả năng tự vệ mà còn có khả năng đánh phá và tấn công các mục tiêu Cộng Sản nếu cần. Bộ Tư lệnh Hải Quân cũng được chỉ thị cung cấp các thủy thủ đoàn cho các chiến đỉnh này. Các hoạt động đặc biệt do Sở Phòng Vệ Duyên Hải thực hiện đều nằm trong sự kiểm soát và trách nhiệm của Nha Kỹ Thuật/BTTM, không có liên hệ nào đối với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và hoàn toàn được bảo mật tối đa. Các thủy thủ đoàn này đều nằm trong Lực Lượng Hải tuần trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Sở này được một vị sĩ quan cấp tá do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái chỉ huy. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Ngô thế Linh (từ năm 1964 đến 1966), sau đó là Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng cấp đề đốc. Các toán người nhái và hoạt động được gọi là Lực Lượng Biệt Hải và thuộc Lực Lượng Biệt Hải của sở này. Các toán này được huấn luyện và thi hành những công tác đặc biệt tương đương với các toán biệt-hải SEAL (Sea Air Land) của Hải Quân Hoa Kỳ. Các toán viên Biệt-Hải được huấn luyện về bơi lội, xử dụng đồ lặn scuba, nhảy dù, và những kỹ thuật hành quân đặc biệt khác.
Các toán có thể xâm nhập bằng cách nhảy dù xuống các vùng mục tiêu dọc theo miền duyên hải, xử dụng bãi nhảy sát bờ biển hay cả trên mặt nước. Sau khi hoàn thành công tác, các quân nhân Biệt-Hải có thể triệt xuất bằng cách bơi ra khơi để được tàu tiếp đón và đưa về căn cứ ở miền Nam. Các công tác này rất nguy hiểm nên phải được thiết kế một cách chi tiết và thận trọng. Sau Hiệp Ðịnh Paris, hoạt động của Sở này bị giảm thiểu đáng kể và sau đó được tăng phái hành quân cho các quân đoàn để thi hành một vài công tác đặc biệt tại các vùng do Cộng Sản kiểm soát tại miền Nam.
Một bộ phận hoạt động quan trọng khác trong hệ thống trách nhiệm của Nha Kỹ Thuật/BTTM là Sở Tâm Lý Chiến. Tuy rằng trong thành phần tổ chức của Bộ Chỉ Huy Nha, Sở Tâm Lý Chiến là một đơn vị hoạt động không phải thuần túy tham mưu. Sở này sử dụng đa sồ chuyên viên dân sự để điều khiển các hệ thống phát thanh và các công tác chiến tranh chính trị khác nhằm yểm trợ cho cho hoặt động đặc biệt tại miền Bắc. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng Nói Tự Do là một hệ thống phát thanh "xám," tiếng nói của những người mến chuộng tự do chống đối hệ thống tư tưởng Cộng Sản. Một hệ thống phát thanh bí mật khác là đài "Gươm thiêng ái quốc," tiếng nói của Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ cho các công tác của các toán đặc biệt nằm trong lãnh thổ miền Bắc. Ngoài công tác phát thanh, Sở Tâm Lý Chiến/NKT đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng các hồi chánh viên và tù binh chính quy Bắc Việt.
Hai đài phát tuyến Cồn Tre tại Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ Bắc Việt cho đến biên giới Hoa Việt. Phần lớn các hoạt động tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan tình báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn về kỹ thuật. Sau này, "Đài Gươm Thiêng Ái Quốc" chấm dứt hoạt động vì tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài "Mẹ Việt Nam" được nối tiếp để duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật.
Đại Tá Trần văn Hổ nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật/BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản trong kỳ Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Việt-Lào, Việt-Miên. Đại Tá Đoàn Văn Nu được đại tướng tổng tham mưu trưởng bổ nhiệm làm giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha.
Trong thời kỳ này, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, đặc biệt nhất là đường lối của Hoa kỳ đối với chiến trường Việt Nam không còn quyết tâm như trước, do đó các công tác đặc biệt không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như từ trước năm 1968. Tuy vậy, Nha Kỹ Thuật/BTTM vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thành tích đáng kể. Các toán hoạt động tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào và Cam Bốt, nhưng được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát. Các cuộc hành quân này cũng không kém phần quan trọng và còn nguy hiểm hơn nhiều. Các toán này đã gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản trong ý đồ đánh chiếm miền Nam.
Các toán hành quân của Nha Kỹ Thuật, dù thuộc một đơn vị nào cũng luôn luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm, đầy nhiệt huyết, xem sự chết nhẹ tựa lông hồng, chiến đấu oai hùng trong mọi nguy hiểm và hoàn cảnh khó khăn. Cuộc chiến đấu chống Cộng tuy đã chấm dứt vào cuối tháng 4 năm 1975, nhưng tinh thần của cuộc chiến và những giờ phút oai hùng đó không dễ gì phai mờ trong tâm trí cũa những cựu chiến sĩ Nha Kỹ Thuật này.
Trung Tá Lữ Triệu Khanh
Viết tại Winston-Salem, tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ
SINH NAM . . . TỬ BẮC
Kinh dâng anh linh các Chiến hữu:
Nguyễn Chuyên - Ðinh Như Khoa - Nguyễn Hữu Thảo
và các Chiến hữu đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Cá kình NGUYỄN VĂN TÂM
(Sở Bắc và Sở Khai Thác Ðịa Hình)
Buổi chiều cuối Hạ bên bờ biển Mỹ Khê, trong ngôi nhà nghỉ mát yên tịnh. Nó không ồn ào rầm rộ như một cuộc hành quân qui mô, nhưng rất quan trọng, tỷ mỷ cẩn thận với những trang bị đặc biệt và mìn định giờ.
Tại căn cứ nầy có anh Ba là người điều khiển và huấn luyện Toán Công Tác cùng với ba người Mỹ tên Bil, Dan và Bob phụ trách kỹ thuật và thực tập. Anh Phan điều khiển và huấn luyện Toán Biệt Hải.
Toán Công Tác người nhái có nhiệm vụ phá hoại gồm bốn người: Tôi (anh Tư) và anh Năm, hai đứa chúng tôi từ Liên Ðoàn 77 Sở Khai Thác Ðịa Hình, còn anh Sáu và anh Bảy do Hải Quân gởi qua. Toán Biệt Hải gồm mười hai người có nhiệm vụ lái tàu hoặc thuyền đưa Toán Công Tác đi hoạt động dẫn đường đi và đón về.
Sau nhiều tháng thực tập, nghiên cứu địa hình, địa thế, không ảnh, kiểm soát lại dụng cụ, hôm nay là thời điểm xuất phát vào cuối mùa Hạ năm 1962.Dưới ánh sao lờ mờ, một chiếc thuyền lớn trang bị máy chạy dầu với lưới đánh cá nằm gọn dưới cột buồm. Thủy bàn gần tay lái. Một chiếc thuyền cao su chưa bơm hơi và chiếc thuyền gỗ nhỏ sức chứa độ mười ngưới. Ở giữa thuyền gỗ có một lỗ vuông thòng xuống nước là chỗ để gắn máy nổ nhỏ cho Toán Công Tác và người hướng dẫn di chuyển trong sông. Thuyền được cải trang thành thuyền đánh cá của ngư dân trong vùng trên bờ nhìn xuống không thể phân biệt được là thuyền của Toán Công Tác. Toán nầy thương xuyên công tác ở Vịnh Hạ Long, Móng Cái, Bạch Long Vĩ. Toán Công Tác được trang bị gọn và nhẹ gồm: Hai đèn bấm điện tử để liên lạc giữa hai thuyền. Súng lục để tự vệ khi cần. Mìn đặc biệt định giờ có thể sử dụng từ 5 phút đến 30 ngày. Một đơn vị hỏa lực nhỏ cho tập thể sử dụng khi cần để tháo chạy.
Màn đêm phủ xuống, những bóng đen bắt tay từ giã trong tiếng "Good luck" của ba anh bạn Mỹ.
Tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền nghe lách tách,thuyền hướng mũi ra khơi. Bầu trời đầy sao, nhìn quanh là biển cả bao la, với bản tính tự tin, dày dạn với công tác thường xuyên nên một số đã an giấc. Riêng mấy anh em chúng tôi còn ngồi hướng tầm mắt về phía trước tuy chưa phải lúc cảnh giác địch vì một đêm và một ngày sau thuyền mới tới địa điểm công tác. Mặc dù vậy, chuyến đi bí mật vào đất địch, đầu óc luôn suy nghĩ kỹ lại những việc phải làm trong đêm mai. Ðang triền miên suy nghĩ, có tiếng nhắc nhở các anh nên nghỉ đi để đêm mai mà công tác chứ.
Chiều ngày hôm sau, thì anh thuyền trưởng và thợ máy nói đến rồi. Lúc nầy thuyền còn đang ngoài hải phận quốc tế từ từ tiến vào bờ, khi nhìn thấy lờ mờ một giải màu xanh đậm thì đúng chín giờ tối. Thuyền lớn thả neo, thuyền máy nhỏ đã được hạ thủy. Nhanh nhẹn mà không gây một tiếng động. Bốn chúng tôi qua thuyền nhỏ cùng ba người hướng đẫn viên nhắm cửa Sông Gianh tiến vào. Tiếng máy nổ rất nhỏ mà thuyền lướt đi rất nhanh đã qua khỏi khu Phà, chúng tôi quan sát thấy trên bờ mấy bóng đèn như đom đóm.
Yên tâm, chúng tôi bắt đầu mang trang bị, dụng cụ sẵn sàng. Khi chúng tôi nhìn qua ống dòm thấy bóng đèn xanh nhỏ phía trước. Nếu không để ý kỹ, nó như một ngôi sao trong đêm tối phía dưới là ba bóng đen đậm, đúng là tàu hải quân Cộng sản rồi, chúng đang neo tại vị trí đúng như trong không ảnh. Cho thuyền chạy qua để quan sát thật kỹ, trở lại ghi nhận điểm tiếp đón, rồi quay lại điểm thả. Anh Bảy xuống trước, đến tôi, sau cùng là anh Sáu. Lặng lẽ bơi đến gần tôi thấy rõ mục tiêu mới lặn để khỏi lạc vị trí. Tôi lặn tới gắn mìn vào thân tàu phía dưới gần chân vịt là nơi có buồng máy.
Khi tôi bắt đầu tìm hướng lặn ra xa thì thình lình một tiếng nổ lớn vang lên. Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng rồi bất tỉnh một hồi lâu. Khi tỉnh lại tôi biết là mìn nổ quá sớm. Nhờ những lườn tàu nằm cách nhau khá xa nên tôi đã thoát chết. Kế hoạch đã bị lộ. Tôi cố gắng trấn tĩnh tinh thần lặn tới vị trí tiếp đón. Khi đã xa vừa nhẹ trồi đầu lên để quan sát thì thuyên tiếp đón đã không còn nữa, lại nghe một tiếng la thất thanh ở trên bờ và tiếng chân chạy vội, tôi liền lặn ra xa bờ. Lúc nầy đầu còn choáng váng căng thẳng, chưa tính lên bộ hay tiếp tục đi dưới nước. Quyết định là phải thoát bằng đường bộ, ngày trốn nghĩ tối đi. Từ vị trí công tác vào sông Bến Hải chỉ có một trăm cây số.
Càng lo khi nghe tiếng máy động cơ của tàu địch. Nguy rồi, đèn của địch chiếu sáng rọi quét toàn vùng và di chuyển dần ra cửa biển. Khoảng cách giữa tôi và tàu không quá ba mươi thước. Hễ khi ánh đèn quét về phía tôi, thì tôi lặn xuống, ngửa mặt nhìn lên khi không còn ánh sáng, ngoi lên mặt nước quan sát. Cứ thế nhiều lần như vậy. Giữa khoảng thời gian nầy tôi nhìn thấy hai chiếc xà lan không người tôi liền đứng vào giữa khe ẩn nấp. Aùnh sáng đèn vẫn tìm kiếm, càng lúc tàu chạy càng xa dần cho đến khi yên lặng. Tôi lần mò ra phía sau. Cuối xà lan thì giật mình vì hai chiếc thuyền của dân cột gần đó. Im lặng quan sát hồi lâu thì ra trên thuyền không có người. Bơi nhẹ đến gần. Một chiếc có mui kín, chiếc bên cạnh không mui, nhìn vào khoan thuyền, một tia hy vọng mỏng manh, tôi liền nhẹ nhàng nhổ cây sào lên, đẩy ra giữa giòng sông mới trèo lên thuyền. Dưới cái nón lá là cái rổ có ít tôm, rổ thứ hai là cá nhỏ, thực phẩm đây rồi. Nắng nóng mùa Hạ cứ phơi khô, gặm nhắm dần cũng được mấy ngày. Dấu vật dụng xuống dưới chổ đứng, tôi lắp chèo vào. Lúc nhỏ tôi đã thạo chèo ghe. Cứ chèo ra ngoài hải phận quốc tế thì yên tâm. Trong người độc nhất chiếc quần xà lỏn. Lấy nón đội lên, nhờ xuôi nước nên thuyền đi khá nhanh.
Trời đêm ba mươi tối đen như mực, thuyền đã ra gần cửa biển. Bất thình lình hai ngọn đèn pha chiếu sáng ngay vào thuyền của tôi. Nguy rồi, bọn chúng đã đón ở cửa sông. Thoáng nghĩ nhanh. Ngồi xuống thả bình hơi, thủy bàn, đồng hồ chỉ còn lại cây súng lục. Dự tính ít nhất cũng hạ được mấy tên, dành cho mình một viên. Suy nghĩ đổi thế thì lỗ quá. Qua bao nhiêu tháng, năm được đào tạo, học tập, huấn luyện mà trả với cái giá như thế sao? Ðến lúc nào đó quá sức chịu đựng thì tự sát. Nhưng ánh đèn pha chói sáng choang không nhìn thấy tên nào cả, đành phải thả súng xuống nước luôn.
Có tiếng hỏi từ trên tàu: Ai? Ði đâu đó? Tôi trả lời: Tôi đi mừng lưới. Hỏi: Tại sao đi có một mình? Trả lời: Hôm nay vợ con bệnh, mừng chung với người ta. Dưới ánh sáng đèn pha chúng đã phát hiện ra cái áo cao su và chân vịt (chưa kịp thả, có thả nó cũng nổi trên mặt nước) dưới chổ đứng của tôi nên chúng la lên tên Biệt Kích đây rồi. Không biết bao nhiêu tiếng lên đạn, sẵn sàng nhả nạn nếu tôi có hành dộng gì. Chưa tính ra phải làm gì trong lúc cùng, thì bốn, năm tên nhảy qua thuyền đánh đập tới tấp vào người tôi, bảo đầu hàng.
Bọn chúng lấy giây trói khuỷu cánh tay tôi lại đưa vào bờ. Hai tên cầm súng chỉa vào tôi và cầm chắt sợi giây thừng khoảng cách 3, 4 thước. Trời vẫn chưa sáng. Hừng đông dẫn tôi đi, sáng ra thì chúng bịt mắt. Trong lúc khập khễnh từng bước, bên tai nghe tiếng nói của dân đi làm hỏi ai đó các anh : Biệt Kích đó. Có tiếng ồ, to béo quá, đen thui. Ðến khi chúng nó bảo dừng lại, ngồi trên chiếc ghế, trói vào một cây cột. Không nghe tiếng nói, mà chỉ nghe tiếng chân đi lại nhiều. Chiều thì chúng đưa tôi lên vào trại Quảng Bình. Phòng nhỏ hôi hám, lại bị cùm cả hai chân, chúng mới mở mắt cho tôi. Phần ăn là bát cơm gạo lức đỏ, mấy cọng rau muống, làm sao nuốt vô được. ôn lại càng thắc mắc. Tại sao qua bao nhiêu ngày tháng tôi và Bill đã kiểm tra thử đồng hồ rất chính xác. Vậy tại sao?
Không kể ngày đêm chúng đều kêu lên hỏi cung. Trước mặt là cái bàn nhỏ, bàn đối diện là năm tên hỏi cung, hết tốp nầy đến mấy tên khác. Chúng hỏi đơn vị, nơi xuất phát, bao nhiêu người, nhiệm vụ làm gì ? Tôi chỉ trả lời ra thám sát bến phà Sông Gianh, đo độ dốc bờ sông, mức nước, độ sâu. Trách nhiệm cấp trên giao cho tôi chỉ có vậy thôi. Còn để làm gì thì tôi không biết. Vì tôi bị bắt tại cửa sông mà.
Mở ngoặc ở đây một tí. Chúng hỏi tôi trong Nam ăn tiêu chuẩn bao nhiêu? Ngẫm nghĩ hồi lâu tôi trả lời: Tiêu chuẩn là gì? Xã hội tự do làm gì phải có tiêu chuẩn. Tên ngồi giữa đập bàn cái rầm, làm gì có ăn uống bừa bãi vậy. Rõ ràng mấy tên nầy đều bị mù quáng cả trong sinh hoạt.
Trải qua đã hơn mười ngày. Chúng không khai thác được gì ở tôi. Cuối cùng chúng đưa toàn bộ vật dụng hình ảnh ra chứng minh và nói rằng anh là một người đại ngoan cố, tất cả đều bị bắt hết rồi. Gây tội lỗi trong Nam chưa đủ còn ra phá hoại thành quả Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc! Cuối cùng tôi nhận là ra phá tàu hải quân.
Một trò hề mà tôi đã ý thức được như sau: Một người độ hơn 50 tuổi, tự giới thiệu là luật sư, cùng đi với một người nữa độ chừng 30 tuổi, xưng là thư ký. Mỉa mai quá! Thư ký mà mang xắc cốt công an. Tôi cũng thừa biết CS làm gì có luật để mà cãi chứ, mà có phát biểu cũng phải nói theo đường lối CS mà thôi. Ông ta nói một hơi. Tôi liền trả lời. Việc tôi làm đã rõ ràng, không cần phải biện hộ. Tự bản thân tôi trả lời cũng đủ rồi. Mấy lần sau trong câu nói của luật sư như khẩn thiết, cho nên tôi nói nhiệm vụ của ông được họ giao phó thì tùy, hiểu biết như thế nào thì nói như thế đó, tôi không xin xỏ, không bào chữa, vì tôi làm việc cho Tổ Quốc, thi hành nghiêm chỉnh kỷ luật Quân đội đã giao phó. Hai mươi ngày sau thì mở phiên tòa.
Tám giờ sáng, chúng còng tay tôi và dặn nếu trên đường đi mà đồng bào có hành động gì thì không được chống đối lại. Ðến đây tôi mới biết mọi người đều bị bắt. Không có anh Năm và anh Bảy. Sau nầy ở chung trại tôi mới biết anh Bảy chết tại chỗ vì mìn nổ, còn anh Năm tử thương sau khi chống trả quyết liệt với chúng trên biển. Các anh kể lại rằng khi biết bị lộ, nhân viên thuyền nhỏ chạy ra thuyền lớn nhổ neo chạy thoát. Thuyền chạy cả máy lẫn buồm suốt đêm hôm đó cho đến gần trưa hôm sau thì tàu Hải quân CS chạy máy lớn hơn nên đuổi kịp, ban đầu thì chúng nó bắn bao vây, cố ý muốn bắt sống tất cả. Anh em trên thuyền bắn trả lại bằng trung liên BAR, súng phóng lựu. Hai bên vừa chạy vừa bắn nhau như trong phim.Vũ khí trên tàu CS thì lớn hơn và đầy đủ, con bên thuyền thì chỉ bắn để phòng thân, cuối cùng hết đạn. Lúc nầy anh Năm trúng đạn, vài người khác bị thương, quyết định của thuyền trưởng là lao mũi thuyền đâm vào tàu địch, hai bên cùng tan vỡ. Vị trí lúc nầy gần Cồn Cỏ, nơi ranh giới Nam - Bắc. Tàu Hải quân máy mạnh, nên nhanh hơn. Thuyền của ta luồn lách mãi sau cùng bị tàu địch càn lên chìm. Lập tức chúng bắt những người còn sống đưa lên bong tàu phủ bạt kín, vội vã trở ra Bắc.
Thường trong cái xui, còn có cái hên cho một người. Anh ta lặn núp vào trong cánh buồm. Vì đây là ranh giới giữa hai bên, bọn chúng sợ quân ta có thể tấn công nên vội vàng rút lui. Anh ta sống lênh đênh trên biển cả một ngày một đêm với một tấm ván thuyền, và vớt được vài trái cam. Nhờ tàu Hải Quân mình đi tuần, anh ta cởi áo lót vẫy và được Tàu Hải Quân ta cứu thoát.
Trở lại phiên tòa quân sự Quân Khu IV. Viên Trung tá chánh án, hai Ðại úy phụ thẩm, viên Thiếu tá Viện Kiểm Sát, một Thư ký, hội trường đông nghẹt người. Chúng bắt loa ra cả sân Vận Ðộng cho dân chúng nghe. Quay phim, chụp hình. Mục đích của chúng bày trò cho thật to chuyện để nói với thế giới là miền Nam xâm phạm miền Bắc.
Ghê rợn nhất là lời buộc tội của viên công tố, thôi thì đủ điều để mà phát biểu, gán ghép bao nhiêu điều ác cho Chánh phủ VNCH. Hai luật sư biện hộ cho hơn mười người đều nói theo bản luận tội, nói là biện hộ cho nó có lệ thôi, chớ chế độ Cộng Sản làm sao dám đưa luật ra mà cãi, dám nêu lên cái đúng cái sai nếu không muốn gỡ lịch hàng năm. Phiên tòa kéo dài hai ngày đêm. Trước khi nghị án, tôi phát biểu một công dân sống trong chế độ phải làm tròn nhiệm vụ, kỷ luật Quân đội, phải thi hành trách nhiệm được giao phó. Việc tôi làm đã rõ ràng. Tòa xử như thế nào thì tùy tòa mà thôi.
Uất ức, tức tối muốn điên cả cái đầu. Nếu phá được cả ba chiếc tàu không bị lộ thì phiên tòa hôm nay dành cho bọn chúng, chứ không phải mà anh em Chiến hữu chúng tôi. Kết thúc phiên tòa: Tôi, tù chung thân; anh Sáu, tù 20 năm; thuyền trưởng, tù 16 năm; thuyền phó, tù 6 năm; thợ máy kiêm hướng dẫn viên, tù 18 năm; hai anh tù 5 năm; bảy anh tù 3 năm; một anh tù 2 năm vì anh này chưa đến 18 tuổi. Bản án là một trò hề. Hai năm hay chung thân đều cùng chung một số phận ở tù từ 18, 20, 22 năm mới ra tù..
Sau đó chúng đưa đi các trại tù lao động khổ sai. Thôi thì không kể xiết những cảnh lao lý cực hình mà bọn chúng đã hành hạ chúng tôi. Ðúng! Ai có nếm mới biết mùi. Tôi muốn nêu lên vài điểm để làm sáng tỏ vấn đề thực tế cho những ai còn mơ tưởng về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nó ác độc như thế nào.
Chúng tôi đã trải qua các trại như Sơn Tây, hai lần trại Hà Giang thường gọi là cổng trời. Hà giang Bắc một đi có, về không. Trại Phú Lu Lào Cai, Tuyên Quang là trại cuối cùng. Về đây vì CSVN sợ Trung Quốc tấn công.
Quá trình mấy chục năm trong lao tù tàn độc dã man của CSVN, tôi nêu lên đây những tình thần tranh đấu bất khuất, những thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh cùng chung số phận. Ðiển hình và quyết liệt nhất là vụ tuyệt thực bảy ngày năm 1973 của anh em chúng tôi tại Phu Lu, Lao Cai.
Ngày ấy lên hội trường họ cho chúng tôi biết đã ký Hiệp Ðịnh Paris. Lúc nào phần thắng cũng thuộc về CSVN. Theo chủ trương của Ðảng. Chánh phủ, một số cán bộ lên hướng dẫn cho chúng tôi học tập, trong đó có vấn đề gọi là bồi dưỡng, rêu rao là nhân đạo nhằm mục đích nếu sau nầy có được trao trả bớt phần nào với bộ xương cách trí, da bọc xương, một bóng hình còn di động được tố cáo tội ác dã man của chế độ lao tù Cộng Sản. Họ đủ điều thuyết phục chúng tôi, bày trò bàn thờ Tổ quốc rồi tuyên thệ không gây thêm tội ác, cũng như phá hoại các công việc của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trước mặt họ chúng tôi cũng ừ hữ, gật, cũng hứa hẹn, vì đang còn trong cái thế phải vờ chấp nhận. Làm thế nào mà họ có thể hiểu hết được trong tiềm thức của chúng tôi. Miễn làm sao được đặt chân lên miền Nam cái đã.
Họ giết chết cha mẹ, họ hàng, anh em, vợ con của những người dân vô tội trong dịp Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968. Mối thù không đội trời chung với Cộng sản.Lúc nầy là thời điểm căng thẳng, bốn phía chòi canh bốn cây đại liên sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt, nếu chúng tôi bạo động, và toán tù hình sự sẽ là vật hy sinh trước. Sở dĩ vì sao chúng tôi biết được tin tức nhờ anh em chúng có liên lạc được với tù là những phần tử bất mãn, oán hờn chế độ Cộng Sản thông tin cho chúng tôi biết để đề phòng. Từ đó chúng tôi tuyệt thực tranh đấu đòi trao trả, vì anh em đã nghe đơn vị Dù được trao trả rồi. Hàng ngày tên công an trực đưa thức ăn vào đều bị anh em la ó, phản đối, tên công an đã nói rằng tôi vào đây để nghe các anh chửi bới, các anh không ăn thì đưa về. Sau đó chúng dở trò thâm độc ly gián anh em để hành động dã man hầu dập tắt tinh thần đấu tranh đang dâng cao. Tên công an tự giới thiệu là người của Bộ đưa xuống tuyên bố "hôm nay các anh chuyển trại" bắt tất cả hơn trăm người tập hợp, chung quanh là bộ đội có võ trang với tư thế sẵn sàng để đàn áp. Chúng kêu tên từng người lên xe, năm chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Chúng sắp đặt trước, chiếc xe đầu chở 21 người, chúng nghi là có khả năng lãnh đạo, trong đó có tôi chạy thẳng lên trại Quyết Tiến Hà Giang. Mấy tiếng đồng hồ sau, bốn xe kia quay trở lại trại, lùa tất cả vào phòng khóa cửa.
Anh em tranh đấu cho rằng Cộng Sản đưa số anh em đó đi thủ tiêu rồi. Chúng kêu từng người nói là lên sinh hoạt, thật chất là đưa vào phòng kỷ luật còng chân lại, dùng thủ thuật hành hạ dã man. Chúng đánh ông già Trình thuyền trưởng rụng cả hai hàm răng, các anh em khác người bầm ngực, bầm lưng, hộc máu mồm không được săn sóc chữa trị chi cả. Chúng lại chuyển tiếp một số anh em đợt hai lên Hà Giang. Phòng kỷ luật chật hẹp, tường đất dày 5 tấc, nền nhà luôn có nước đọng, khí hậu âm u rét buốt có ngày xuống 4 độ âm, mỗi ngày ăn một chén bắp độ chừng 5 đến 60 hạt, vài hột muối trắng. Mục đích của chúng hành hạ cho đến chết thì thôi. Số chết ở trại nầy hơn ba chục anh em.
Trong một buổi sáng tên công an vào cho sinh hoạt, trước khi bắt đầu, nó bảo các anh hát một bài đi. Một anh liền trả lời: Chúng tôi chỉ biết hát nhạc vàng, không biết hát nhạc đỏ. Chúng liền đưa anh bạn ấy đi vào hầm và cùm hết chín tháng. Bản thân tôi hai lần ở trại Quyết Tiến Hà Giang. Trại nằm sâu trong rừng. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Một năm cộng lại có hơi nắng vài ba tháng, còn lại là mưa gió, sương mù cách nhau 3 thước không nhìn thấy nhau. Những lúc này chúng tôi đều bị nhốt trong phòng. Mỗi lẫn có gió mùa Ðông Bắc thổi về cơn lạnh thấu xương. Ðói lạnh, ghẻ lở vô cùng cực khổ. Làm mà không đủ mức ấn định chúng dùng hình thức vô nhân đạo hạ mức ăn. Lao động khổ sai nên bị cụp xương sống, rối loạn thần kinh.
Một lần tôi bị kỷ luật cùm một tháng. Nguyên nhân là cái khăn lau mặt của tôi có ba sọc đỏ đem phơi ngoài trời. Một tên nào đó báo cáo với tên công an nói tôi treo cờ VNCH. Sau buổi sinh hoạt kiểm điểm chúng kết luận tôi còn mong đợi Chánh phủ miền Nam. "Lúc này là thời kỳ oanh tạc miền Bắc". Kể về tội ác của Cộng Sản thì không giấy bút nào có thể tả hết những thâm độc của chúng.
Hồi tưởng lại gần một phần tư thế kỷ bị giam cầm, hơn mười ba năm sống dưới ách thống trị độc tài tàn ác của chế độ Cộng Sản, con người là cái xác không hồn, già yếu và bệnh tật. Viết bài này tôi không có tham vọng nói lên điều sai hay đúng, chỉ mong mỏi những người còn lại, bạn đồng đội đốt nén hương để tưởng nhớ, thương tiếc và tri ơn các bạn đã hy sinh cho Tổ Quốc.
Cá Kình Nguyễn Văn Tâm
LÔI-HỔ
và Chiến Dịch Ðột Kích sang Lào và Cam Bốt
Tác giả: Vương Hồng Anh
Lực lượng Lôi Hổ ( The Thunder Tiger - Liaisons Service Commandos ) lên đường cho một chuyến công tác tạI Lào
Danh hiệu Nha Kỹ Thuật/BTTM chỉ là một danh hiệu "vỏ bọc" để bảo vệ những hoạt động thực sự đối với Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Nha Kỹ Thuật/BTTM có danh xưng chánh thức gọi là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, được phân cấp ngang hàng với một sư đoàn tổng trừ bị, và được chỉ huy bởi một sĩ quan ở cấp bậc thiếu tướng.
Nha Kỹ Thuật/BTTM trải qua rất nhiều lần cải danh và thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ, tùy theo sự biến chuyển về tình hình chính trị quốc nội cũng như tình hình quân sự trên chiến trường. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tác giả xin mạn phép trình bày sơ lược về cá nhân và sự liên hệ đối với Nha Kỹ Thuật/BTTM kể từ năm 1961 cho đến ngày chính thức giải tán đơn vị này (28 tháng 4 năm 1975) do khẩu lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH, trước khi đại tướng từ chức vụ Tham Mưu Trưởng.
Vào cuối năm 1960, trong khi phục vụ tại một đơn vị thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh (BB) đồn trú tại Quảng Trị, tôi đã được lệnh cấp tốc trình diện Phủ Tổng Thống. Thật là một ngạc nhiên to lớn đối với một cấp úy nhỏ như tôi. Sau khi được chỉ huy trưởng đơn vị cấp sự-vụ lệnh, tôi được một vị đại diện Phủ Tổng Thống từ Huế ra đón và đưa thẳng về Đà nẵng. Tại đây, tôi lại được một đơn vị khác tiếp xúc, bắt tôi thay thường phục và đưa ra phi trường đáp phi cơ Air Việt Nam về Saigon. Tại Phi trường Tân sơn nhất, tôi lại được một đơn vị khác đón và đưa về một căn nhà tại khu Tân Định, nằm trong một ngõ hẹp. Dù tôi có ý gợi chuyện trong lúc đi đường, các vị này đều có vẻ huyền bí và rất ít nói chuyện.
Tại căn nhà này, tôi lại càng ngạc nhiên hơn vì lần đầu tiên tôi được gặp và giới thiệu với một số nhân viên Hoa Kỳ. Tôi không biết các vị này cả Việt lẫn Mỹ, thuộc đơn vị hay cơ quan nào. Tôi cũng chưa biết vị chỉ huy tôi là ai, quân nhân hay dân sự. Một nhân viên Hoa kỳ có vẻ ngạc nhiên về khả năng Anh văn của tôi. Tôi cho ông ta biết là tôi đã tốt nghiệp khóa 6 tháng thông dịch viên Anh ngữ tại Hội Việt Mỹ vào đầu năm 1958. Tôi muốn nhắc đền sự việc này vì nhờ sự hiểu biết về anh văn mà tôi được giữ những chức vụ có liên quan đến việc tiếp xúc với cơ quan tình báo Hoa Kỳ sau này. Vì nhân viên Hoa Kỳ này cho tôi biết là ngày hôm sau tôi sẽ được tham dự khóa "tình báo đặc biệt" do các nhân viên tình báo Hoa kỳ đảm trách hướng dẫn. Người Mỹ gọi là khóa "Clandestine Operation" được huấn luyện cho các nhân viên điệp báo hoạt động tại hậu tuyến địch. Nói tóm lại đây là khóa huấn luyện gián điệp. Tôi có hỏi sau khóa này tôi sẽ làm gì nhưng không ai xác định gì cả. Họ chỉ cho biết là sau khóa huấn luyện tôi sẽ trở thành một "Case Officer" hay là "trưởng công tác." Danh xưng của tôi được đổi thành Emile, cũng như các học viên khác là Leon, Antoinne, Charles, v.v.
Thật ra các tên tây phương này được đặt ra để giúp cho người Mỹ dễ nhớ trong khi huấn luyện cũng như khi hợp tác làm việc sau này. Ngoài các tên này, chúng tôi được gọi bằng những bí danh khác với mục đích bảo vệ lý lịch, đề phòng đối phương theo dõi trong thời gian liên hệ với công tác tình báo. Đây chỉ là một trong những nguyên tắc căn bản của ngành điệp báo. Sau khóa học kéo dài 4 tuần lễ, tôi được các vị huấn luyện viên Hoa Kỳ khen thưởng về sự cố gắng và thông suốt các nguyên tắc của ngành tình báo. Sau đó, tôi được trình diện đầu tiên với người chỉ huy trực tiếp của tôi là Trưởng Phòng 45 của Sở Khai Thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tôi rất mừng rỡ vì người chỉ huy trực tiếp của tôi là Đại Úy Bình ("Bình" là bí danh của Đại Úy Ngô Thế Linh) mà tôi đã làm dưới quyền tại Phòng 3/Quân Ðoàn 1 tại Đà Nẵng vào đầu năm 1958.
Sự nghiệp quân sự của tôi, giai đoạn có ý nghĩa nhất là bắt đầu khóa học tình báo đặc biệt này cho đến ngày cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào cuối tháng 4 năm 1975. Với hơn 14 năm được phục vụ tại một đơn vị đặc biệt, giữ những chức vụ tuy nhỏ nhoi nhưng được gần gũi với các cấp chỉ huy cao cấp và được sự tin tưởng của các vị này, cũng như các vị cố vấn Hoa Kỳ cao cấp, tôi đã theo dõi và chứng kiến các hoạt động của Nha Kỹ Thuật/BTTM, sự cải danh của cơ quan này, từ vị trí của một phòng-sở nhỏ trở thành một đại đơn vị có tầm mức chiến lược quan trọng.
Hình chụp các binh sĩ Việt-Mỹ trong toán biệt kích Idaho
Sự bành trường và lớn mạnh của Nha Kỹ Thuật/BTTM đều tùy thuộc và ảnh hưởng bởi các biến chuyển của tình hình chiến sự quốc nội, tình hình chính trị trên thế giới, đường lối chỉ đạo của Hoa Kỳ đối với chiến cuộc tại Việt Nam và cuối cùng là khả năng hoạt động của các đơn vị thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM.
Những tài liệu trình bày sau đây đều dựa theo trí nhớ của tôi. Do đó, về thời gian và không gian có thể có một vài sự sai lầm nhỏ hoặc một chút thiếu sót. Tôi nghĩ rằng dù nếu có một vài sự thiếu sót, ý nghĩa và mục đích của bài này sẽ không sai lạc và các điểm chính yếu tôi muốn nêu ra vẫn được bảo đảm.
Sở Khai Thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống, lúc bấy giờ do Đại Tá Lê Quang Tung là Chỉ huy trưởng. Đơn vị này được giao phó rất nhiều công tác tình báo quan trọng, về quốc nội cũng như quốc ngoại, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong các cơ cấu tình báo, Phòng 45 hay Phòng E được đặc trách hoạt động thu thập tin tức tình báo tại miền Bắc Vĩ Tuyến 17, với các hệ thống điệp báo nằm vùng xâm nhập từ Miền Nam hoặc từ đệ tam quốc gia bạn. Tại nội bộ đơn vị, Sở Khai Thác Địa Hình, cũng được gọi là KHIÊM QUANG, mỗi chữ biểu hiệu cho một phòng của đơn vị. Phòng E sau này còn được gọi là SB (viết tắt cho Sở Bắc). Kể từ năm 1960 trở đi, hoạt động điệp báo tại miền Bắc được đặc biệt chú trọng vì nhu cầu tin tức chiến lược nhằm ước tính khả năng của Cộng Sản, hầu ngăn chặn mưu đồ xâm lược của miền Bắc.
Để yểm trợ tài chính và kỹ thuật cho các công tác đặc biệt này, cơ quan Combined Studies thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon được giao phó phối hợp và đảm trách. Công tác tình báo và các hoạt động đặc biệt đều do Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (tức cơ quan CIA, Central Intelligence Agency) cố vấn và tài trợ vì vấn đề kỹ thuật phức tạp và phí tổn to lớn. Cơ quan Combined Studies cung cấp chuyên viên, tin tức tình báo căn bản, các tài liệu và vật dụng cần thiết, cũng như nhu cầu tài chính để hoàn thành công tác.
Vì bài này chỉ giới hạn về tổ chức và nhiệm vụ tổng quát của Nha Kỹ Thuật/BTTM và các tổ chức tiền thân, nên tôi sẽ không đề cập đến chi tiết các hoạt động, cách tổ chức các toán công tác cũng như thành quả của các toán này. Tôi mong rằng sẽ có cơ hội trình bày trong những bài kế tiếp.
Vào đầu năm 1963, Sở Khai Thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLÐB), với hai đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên Ðoàn 77 và Liên Ðoàn 31. Đại Tá Lê Quang Tung cũng là vị tư lệnh đầu tiên của đơn vị này. Sở Bắc vẫn tiếp tục hoạt động và duy trì sự phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Tư Lệnh LLÐB mới thành lập. Sau cuộc chính biến năm 1963, Đại Tá Lê quang Tung bị sát hại, Lực Lượng Ðặc Biệt sau đó được chỉ huy bởi một số tướng lãnh trong quân đội, sau đó dời về Nha Trang.
Cũng trong thời gian này, Sở Bắc cũng được cải danh là Sở Khai Thác/BTTM và tiếp tục duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt. Vị sĩ-quan chỉ huy trưởng và giám đốc đầu tiên của đơn vị này là Đại Tá Trần Văn Hổ. Ngoài việc đảm trách công tác văn phòng, liên lạc phối hợp với ban Cố Vấn Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục tổ chức các toán với tư cách sĩ quan trưởng công tác. Một thời gian sau, Đại Tá Hổ chỉ định tôi làm Chánh Văn Phòng. Song song với sự cải tổ về phía Việt Nam, Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (tức "MACV," viết tắt của Military Assistance Command Vietnam) thay thế cho cơ quan MAAG (viết tắt của Military Assistance and Advisory Group, tức Bộ Quân-Viện và Cố Vấn) của Hoa Kỳ, cũng được thành lập. MACV-SOG là viết tắt của các chữ MACV-Studies and Observations Group, nhưng chính danh là Special Operation Group, được chỉ định cố vấn và yểm trợ cho các công tác đặc biệt.
Ngoài các toán tình báo dài hạn xâm nhập miền Bắc bằng không-vận hay hải-vận và công tác Biệt Hải tập kích đánh phá các mục tiêu thuộc miền Bắc duyên hải. Sở Khai thác lại được lệnh tổ chức các toán thám sát ngắn hạn hoạt động tại vùng biên giới Việt-Lào nằm về phía bắc Vĩ Tuyến 17 cho đến Vĩ Tuyến 20. Các toán này được gọi là các toán STRATA (viết tắt của các chữ Short Term Reconnaisance and Target Acquisition teams). Hai đoàn công tác chính yếu của công tác không vận lúc bấy giờ là Đoàn 68 đảm trách các công tác dài hạn và các công tác đặc biệt, khác với Đoàn 11 phụ trách các công tác ngắn hạn.
Cũng trong thời gian này, vì nhu cầu khẩn cấp của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát đặc biệt mệnh danh là Shinning Brass tại căn cứ huấn luyện Long Thành, sau này gọi là Trung Tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Liên lạc/BTTM cũng được thành lập trong thời gian này để đảm trách các công tác ngoại biên Việt-Miên và Việt-Lào. Ðây là các toán "Lôi Hổ" có nhiệm vụ thám sát, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, cùng với các công tác chỉ điểm mục tiêu cho các phi vụ không kích hoặc đánh phá xử dụng các lực lượng khai thác (exploitation forces). Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại Tá Hồ Tiêu, trước phục vụ tại Sư Ðoàn Nhảy Dù. Sau đó Sở Liên Lạc được tiếp tục chỉ huy bởi các vị chỉ huy trưởng thuộc Sư Ðoàn Nhảy Dù. Các cuộc hành quân thám sát biên giới phát triển mạnh mẽ vào các năm 1966-72, đặc biệt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Liêu Quang Nghĩa. Các vị chỉ trưởng sau này là Đại tá Nguyễn Văn Minh và Đại Tá Nguyễn Minh Tiến.
Huy hiệu Lôi Hổ
Sở Liên Lạc (Biệt Kích Lôi Hổ) gồm có một Bộ Chỉ Huy và 3 chiến đoàn tại Saigon, và 3 chiến đoàn khác đồn trú tại các khu vực khác để thích hợp với khu vực hoạt động. Những chiến đoàn biệt-kích gồm có: - Chiến Ðoàn 1 đồn trú tại Đà Nẵng - Chiến Ðoàn 2 đồn trú tại Kontum - Chiến Ðoàn 3 đồn trú tại Ban mê Thuột
Song song với các chiến đoàn này, MACV-SOG cũng có những cơ sở hành quân riêng rẽ đồn trú chung cùng doanh trại với các chiến đoàn. Kế hoạch hành quân được phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ và Việt Nam liên hệ. Mỗi chiến đoàn có nhiều liên-toán và mỗi liên-toán gồm có nhiều toán nhỏ hơn. Các toán này được tổ chức huấn luyện và hành quân theo kỹ thuật của Lực Lượng Đặc Biệt. Sự khác biệt là các toán của Sở Liên lạc có nhiệm vụ hoạt động vượt biên giới, ngoài lãnh thổ, và ngay trong lòng địch.
Khoảng năm 1965-66, Sở Khai Thác/BTTM lại được đổi danh là Sở Kỹ thuật và sau đó không bao lâu, sở này được nâng lên thành Nha Kỹ Thuật/BTTM, chỉ huy bởi một vị giám đốc, cho phù hợp với tổ chức mới. Lúc bấy giờ Nha Kỹ Thuật gồm có các đơn vị hoạt động trọng yếu như sau:- Sở Liên Lạc với Đoàn 11 và Đoàn 68 (Sở Công Tác được thành lập sau này) - Sở Không Yểm - Sở Phòng Vệ Duyên Hải - Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng - Sở Tâm Lý Chiến (tuy là một sở của Bộ Chỉ Huy nhưng sở này có tầm hoạt động rộng lớn và quan trọng)
Sở Công Tác sau này được thành lập với hai đoàn công tác 11 và 68. Sau khi Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, Nha Kỹ Thuật được tăng cường sĩ quan cán bộ cũng như nhân viên toán hành quân. Các đoàn kế tiếp được thành lập là Đoàn 71, 72 và Đoàn 75. Thời gian đầu tiên, Bộ Chỉ Huy Sở đồn trú tại Nha Trang sau đó dời ra Đà Nẵng. Các Đoàn 11, 71 và 72 đồn trú tại Đà Nẵng. Đoàn 75 tại Ban Mê Thuột. Đoàn 68 vẫn tiếp tục duy trì tại Saigon, gần Bộ Chỉ Huy Nha.
Đoàn 68 được giao phó tổ chức và hướng dẫn các toán tình báo dài hạn tại miền Bắc. Các toán được xâm nhập bằng trực thăng từ lãnh thổ đệ tam quốc gia hoặc nhảy dù vào khu vực mục tiêu tại miền Bắc. Một số toán hoạt động tại vùng duyên hải đông-bắc được đặt kế hoạch xâm nhập bằng hải vận. Nhiệm vụ chính yếu của các toán này là thiết lập căn cứ hoạt động, quan sát và thám sát các mục tiêu, báo cáo về trung ương để nhận chỉ thị hoạt động.
Các khu vực mục tiêu trọng yếu nằm dọc theo biên giới Hoa Việt, khu vực đông-bắc Cao Bắc Lạng, khu vực Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, khu vực Bắc vĩ tuyến, Thanh Nghệ Tĩnh Bình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là quan sát và báo cáo mọi chuyển quân của Bắc Việt trên các trục giao thông qua biên giới và xuống miền Nam. Các hoạt động trên bắt đầu giảm sút kể từ năm 1968.
Các toán thám sát ngắn hạn thuộc Đoàn 11 lại được gia tăng và chú trọng hơn trong khi lực lượng chính quy Bắc Việt ào ạt xâm nhập miền Nam qua các hành lang biên giới. Tuy vậy Đoàn 68 vẫn tiếp tục đảm trách các công tác đặc biệt khác, nhằm đánh lừa địch qua việc sử dụng các hồi chánh viên cũng như tù binh chính quy, phối hợp với Sở Tâm Lý Chiến.
Kể từ 1972 trở về sau, địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM được thu hẹp lại cho thích hợp với nhu cầu chiến trường. Do đó, các đoàn và chiến-đoàn công tác đều được tăng phái cho các quân-đoàn và thực hiện những cuộc hành quân thám sát nội biên sau hậu tuyến địch, nhằm mục đích cung cấp cho Quân Ðoàn những tin tức xác thực để khai thác.
Vị chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở Công Tác là Đại Tá Ngô Thế Linh, nguyên Phó Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật/BTTM. Các vị chỉ huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Văn Hai và Đại Tá Ngô Xuân Nghị trước phục vụ tại Sư Ðoàn Nhảy Dù.
Để yểm trợ cho các toán hành quân không-vận của Sở Liên Lạc và sở Công Tác, Sở Không Yểm có nhiệm vụ liên lạc với Bộ Tư Lệnh Không Quân, đáp ứng nhu cầu hành quân của Nha Kỹ Thuật. Các nhu cầu này gồm phương tiện trực thăng xâm nhập và triệt xuất, các phi vụ thả toán xử dụng phi cơ từ C-47 đến C-123 và C-130 do phi hành đoàn Không Quân Việt Nam thực hiện.
Các phi vụ quan sát bằng phi cơ L-19 hay L-20, các phi vụ bảo vệ bằng A-1 Skyraiders hay khu-trục cơ F-5. Các đơn vị Không Quân này không trực thuộc Nha Kỹ Thuật nhưng các phi vụ đặc biệt này đều được ưu tiên thực hiện theo nhu cầu. Đặc biệt, Phi Ðoàn Trực Thăng 219 được thường xuyên tăng phái cho Nha Kỹ Thuật/BTTM. Đơn vị này đồn trú tại Nha Trang. Những phi vụ đặc biệt, ngoài khả năng của Không Quân Việt Nam đều do Không quân Hoa kỳ đảm trách, xuất phát từ các căn cứ trên lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia.
Trước năm 1964, một số phi vụ thả các toán biệt-kích vào lãnh thổ Bắc Việt được thực hiện với các phi hành đoàn ngoại quốc do cơ quan tình báo Hoa Kỳ đảm trách và hoạch định qua hãng Air America tại Saigon. Sĩ quan liên lạc Không Quân và cũng là chỉ huy trưởng Sở Không Yểm từ năm 1961 cho đến tháng Tư năm 1975 là Đại Tá Dư Quốc Lương.
Nói về các hoạt động đặc biệt của Nha Kỹ Thuật mà không đề cập đến các công tác hải-vận là một thiếu sót đáng kể. Công tác hải-vận đưa đón các quân nhân Biệt Hải của Nha Kỹ Thuật/BTTM được giao phó cho Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Tiền thân của Sở này là căn cứ "Pacific," trong hệ thống tổ chức của Phòng 45 thuộc Sở Khai Thác Địa Hình. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động Khoảng cuối năm 1964 và đầu 1965. Trước đó phương tiện xâm nhập các nhân viên điệp báo và các toán tại các vùng duyên hải Bắc Việt đều xử dụng các thuyền máy đánh cá, sửa chữa lại theo kiểu thuyền miền Bắc. Các thuyền này được đưa về Đà Nẵng để huấn luyện và thực tập về công tác xâm nhập cùng với nhân viên hay toán hoạt động.
Sau này vì khả năng có giới hạn của các thuyền này và vì nhu cầu tốc độ và khả năng chiến đấu để bảo vệ, cơ quan tình báo Hoa kỳ đã cung cấp cho Nha Kỹ Thuật/BTTM các loại chiến đỉnh SWIFT và NASTY, do một số thủy thủ đoàn ngoại quốc chỉ huy. Các chiến đỉnh này có tốc dộ nhanh và được võ trang để tự vệ nếu bị Hải Quân Bắc Việt tấn công. Tuy vậy, các tàu này chỉ có tầm hoạt động ngắn, không qua Vĩ Tuyến 20. Sau này, sau khi MACV-SOG đảm trách yểm trợ Nha Kỹ Thuật/BTTM, Sở Phòng vệ Duyên Hải được tăng cường các chiến đỉnh lớn PTF (viết tắt của chữ Patrol, Torpedo, Fast tạm dịch "thủy-lôi giang tốc đỉnh" hay "thủy-lôi duyên tốc đỉnh.") có tầm hoạt động xa, tốc độ nhanh và trang bị hỏa lực mạnh. Các loại tàu này không những có khả năng tự vệ mà còn có khả năng đánh phá và tấn công các mục tiêu Cộng Sản nếu cần. Bộ Tư lệnh Hải Quân cũng được chỉ thị cung cấp các thủy thủ đoàn cho các chiến đỉnh này. Các hoạt động đặc biệt do Sở Phòng Vệ Duyên Hải thực hiện đều nằm trong sự kiểm soát và trách nhiệm của Nha Kỹ Thuật/BTTM, không có liên hệ nào đối với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và hoàn toàn được bảo mật tối đa. Các thủy thủ đoàn này đều nằm trong Lực Lượng Hải tuần trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Sở này được một vị sĩ quan cấp tá do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái chỉ huy. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Ngô thế Linh (từ năm 1964 đến 1966), sau đó là Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng cấp đề đốc. Các toán người nhái và hoạt động được gọi là Lực Lượng Biệt Hải và thuộc Lực Lượng Biệt Hải của sở này. Các toán này được huấn luyện và thi hành những công tác đặc biệt tương đương với các toán biệt-hải SEAL (Sea Air Land) của Hải Quân Hoa Kỳ. Các toán viên Biệt-Hải được huấn luyện về bơi lội, xử dụng đồ lặn scuba, nhảy dù, và những kỹ thuật hành quân đặc biệt khác.
Các toán có thể xâm nhập bằng cách nhảy dù xuống các vùng mục tiêu dọc theo miền duyên hải, xử dụng bãi nhảy sát bờ biển hay cả trên mặt nước. Sau khi hoàn thành công tác, các quân nhân Biệt-Hải có thể triệt xuất bằng cách bơi ra khơi để được tàu tiếp đón và đưa về căn cứ ở miền Nam. Các công tác này rất nguy hiểm nên phải được thiết kế một cách chi tiết và thận trọng. Sau Hiệp Ðịnh Paris, hoạt động của Sở này bị giảm thiểu đáng kể và sau đó được tăng phái hành quân cho các quân đoàn để thi hành một vài công tác đặc biệt tại các vùng do Cộng Sản kiểm soát tại miền Nam.
Biệt HảI và cố vấn quân sự Hoa Kỳ vớI lá cờ MTGPMN tịch thu được như một thành quả sau một công tác nhảy toán
Cố vấn Hoa Kỳ trong lực lượng Biệt Hải
Một bộ phận hoạt động quan trọng khác trong hệ thống trách nhiệm của Nha Kỹ Thuật/BTTM là Sở Tâm Lý Chiến. Tuy rằng trong thành phần tổ chức của Bộ Chỉ Huy Nha, Sở Tâm Lý Chiến là một đơn vị hoạt động không phải thuần túy tham mưu. Sở này sử dụng đa sồ chuyên viên dân sự để điều khiển các hệ thống phát thanh và các công tác chiến tranh chính trị khác nhằm yểm trợ cho cho hoặt động đặc biệt tại miền Bắc. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng Nói Tự Do là một hệ thống phát thanh "xám," tiếng nói của những người mến chuộng tự do chống đối hệ thống tư tưởng Cộng Sản. Một hệ thống phát thanh bí mật khác là đài "Gươm thiêng ái quốc," tiếng nói của Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ cho các công tác của các toán đặc biệt nằm trong lãnh thổ miền Bắc. Ngoài công tác phát thanh, Sở Tâm Lý Chiến/NKT đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng các hồi chánh viên và tù binh chính quy Bắc Việt.
Hai đài phát tuyến Cồn Tre tại Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ Bắc Việt cho đến biên giới Hoa Việt. Phần lớn các hoạt động tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan tình báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn về kỹ thuật. Sau này, "Đài Gươm Thiêng Ái Quốc" chấm dứt hoạt động vì tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài "Mẹ Việt Nam" được nối tiếp để duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật.
Vũ trang chuẩn bị ứng cứu khi phi vụ nhảy toán bị bạI lộ
Đại Tá Trần văn Hổ nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật/BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản trong kỳ Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Việt-Lào, Việt-Miên. Đại Tá Đoàn Văn Nu được đại tướng tổng tham mưu trưởng bổ nhiệm làm giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha.
Trong thời kỳ này, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, đặc biệt nhất là đường lối của Hoa kỳ đối với chiến trường Việt Nam không còn quyết tâm như trước, do đó các công tác đặc biệt không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như từ trước năm 1968. Tuy vậy, Nha Kỹ Thuật/BTTM vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thành tích đáng kể. Các toán hoạt động tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào và Cam Bốt, nhưng được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát. Các cuộc hành quân này cũng không kém phần quan trọng và còn nguy hiểm hơn nhiều. Các toán này đã gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản trong ý đồ đánh chiếm miền Nam.
Các toán hành quân của Nha Kỹ Thuật, dù thuộc một đơn vị nào cũng luôn luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm, đầy nhiệt huyết, xem sự chết nhẹ tựa lông hồng, chiến đấu oai hùng trong mọi nguy hiểm và hoàn cảnh khó khăn. Cuộc chiến đấu chống Cộng tuy đã chấm dứt vào cuối tháng 4 năm 1975, nhưng tinh thần của cuộc chiến và những giờ phút oai hùng đó không dễ gì phai mờ trong tâm trí cũa những cựu chiến sĩ Nha Kỹ Thuật này.
Trung Tá Lữ Triệu Khanh
Viết tại Winston-Salem, tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ
SINH NAM . . . TỬ BẮC
Kinh dâng anh linh các Chiến hữu:
Nguyễn Chuyên - Ðinh Như Khoa - Nguyễn Hữu Thảo
và các Chiến hữu đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Cá kình NGUYỄN VĂN TÂM
(Sở Bắc và Sở Khai Thác Ðịa Hình)
Buổi chiều cuối Hạ bên bờ biển Mỹ Khê, trong ngôi nhà nghỉ mát yên tịnh. Nó không ồn ào rầm rộ như một cuộc hành quân qui mô, nhưng rất quan trọng, tỷ mỷ cẩn thận với những trang bị đặc biệt và mìn định giờ.
Tại căn cứ nầy có anh Ba là người điều khiển và huấn luyện Toán Công Tác cùng với ba người Mỹ tên Bil, Dan và Bob phụ trách kỹ thuật và thực tập. Anh Phan điều khiển và huấn luyện Toán Biệt Hải.
Toán Công Tác người nhái có nhiệm vụ phá hoại gồm bốn người: Tôi (anh Tư) và anh Năm, hai đứa chúng tôi từ Liên Ðoàn 77 Sở Khai Thác Ðịa Hình, còn anh Sáu và anh Bảy do Hải Quân gởi qua. Toán Biệt Hải gồm mười hai người có nhiệm vụ lái tàu hoặc thuyền đưa Toán Công Tác đi hoạt động dẫn đường đi và đón về.
Sau nhiều tháng thực tập, nghiên cứu địa hình, địa thế, không ảnh, kiểm soát lại dụng cụ, hôm nay là thời điểm xuất phát vào cuối mùa Hạ năm 1962.Dưới ánh sao lờ mờ, một chiếc thuyền lớn trang bị máy chạy dầu với lưới đánh cá nằm gọn dưới cột buồm. Thủy bàn gần tay lái. Một chiếc thuyền cao su chưa bơm hơi và chiếc thuyền gỗ nhỏ sức chứa độ mười ngưới. Ở giữa thuyền gỗ có một lỗ vuông thòng xuống nước là chỗ để gắn máy nổ nhỏ cho Toán Công Tác và người hướng dẫn di chuyển trong sông. Thuyền được cải trang thành thuyền đánh cá của ngư dân trong vùng trên bờ nhìn xuống không thể phân biệt được là thuyền của Toán Công Tác. Toán nầy thương xuyên công tác ở Vịnh Hạ Long, Móng Cái, Bạch Long Vĩ. Toán Công Tác được trang bị gọn và nhẹ gồm: Hai đèn bấm điện tử để liên lạc giữa hai thuyền. Súng lục để tự vệ khi cần. Mìn đặc biệt định giờ có thể sử dụng từ 5 phút đến 30 ngày. Một đơn vị hỏa lực nhỏ cho tập thể sử dụng khi cần để tháo chạy.
Màn đêm phủ xuống, những bóng đen bắt tay từ giã trong tiếng "Good luck" của ba anh bạn Mỹ.
Tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền nghe lách tách,thuyền hướng mũi ra khơi. Bầu trời đầy sao, nhìn quanh là biển cả bao la, với bản tính tự tin, dày dạn với công tác thường xuyên nên một số đã an giấc. Riêng mấy anh em chúng tôi còn ngồi hướng tầm mắt về phía trước tuy chưa phải lúc cảnh giác địch vì một đêm và một ngày sau thuyền mới tới địa điểm công tác. Mặc dù vậy, chuyến đi bí mật vào đất địch, đầu óc luôn suy nghĩ kỹ lại những việc phải làm trong đêm mai. Ðang triền miên suy nghĩ, có tiếng nhắc nhở các anh nên nghỉ đi để đêm mai mà công tác chứ.
Chiều ngày hôm sau, thì anh thuyền trưởng và thợ máy nói đến rồi. Lúc nầy thuyền còn đang ngoài hải phận quốc tế từ từ tiến vào bờ, khi nhìn thấy lờ mờ một giải màu xanh đậm thì đúng chín giờ tối. Thuyền lớn thả neo, thuyền máy nhỏ đã được hạ thủy. Nhanh nhẹn mà không gây một tiếng động. Bốn chúng tôi qua thuyền nhỏ cùng ba người hướng đẫn viên nhắm cửa Sông Gianh tiến vào. Tiếng máy nổ rất nhỏ mà thuyền lướt đi rất nhanh đã qua khỏi khu Phà, chúng tôi quan sát thấy trên bờ mấy bóng đèn như đom đóm.
Yên tâm, chúng tôi bắt đầu mang trang bị, dụng cụ sẵn sàng. Khi chúng tôi nhìn qua ống dòm thấy bóng đèn xanh nhỏ phía trước. Nếu không để ý kỹ, nó như một ngôi sao trong đêm tối phía dưới là ba bóng đen đậm, đúng là tàu hải quân Cộng sản rồi, chúng đang neo tại vị trí đúng như trong không ảnh. Cho thuyền chạy qua để quan sát thật kỹ, trở lại ghi nhận điểm tiếp đón, rồi quay lại điểm thả. Anh Bảy xuống trước, đến tôi, sau cùng là anh Sáu. Lặng lẽ bơi đến gần tôi thấy rõ mục tiêu mới lặn để khỏi lạc vị trí. Tôi lặn tới gắn mìn vào thân tàu phía dưới gần chân vịt là nơi có buồng máy.
Khi tôi bắt đầu tìm hướng lặn ra xa thì thình lình một tiếng nổ lớn vang lên. Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng rồi bất tỉnh một hồi lâu. Khi tỉnh lại tôi biết là mìn nổ quá sớm. Nhờ những lườn tàu nằm cách nhau khá xa nên tôi đã thoát chết. Kế hoạch đã bị lộ. Tôi cố gắng trấn tĩnh tinh thần lặn tới vị trí tiếp đón. Khi đã xa vừa nhẹ trồi đầu lên để quan sát thì thuyên tiếp đón đã không còn nữa, lại nghe một tiếng la thất thanh ở trên bờ và tiếng chân chạy vội, tôi liền lặn ra xa bờ. Lúc nầy đầu còn choáng váng căng thẳng, chưa tính lên bộ hay tiếp tục đi dưới nước. Quyết định là phải thoát bằng đường bộ, ngày trốn nghĩ tối đi. Từ vị trí công tác vào sông Bến Hải chỉ có một trăm cây số.
Càng lo khi nghe tiếng máy động cơ của tàu địch. Nguy rồi, đèn của địch chiếu sáng rọi quét toàn vùng và di chuyển dần ra cửa biển. Khoảng cách giữa tôi và tàu không quá ba mươi thước. Hễ khi ánh đèn quét về phía tôi, thì tôi lặn xuống, ngửa mặt nhìn lên khi không còn ánh sáng, ngoi lên mặt nước quan sát. Cứ thế nhiều lần như vậy. Giữa khoảng thời gian nầy tôi nhìn thấy hai chiếc xà lan không người tôi liền đứng vào giữa khe ẩn nấp. Aùnh sáng đèn vẫn tìm kiếm, càng lúc tàu chạy càng xa dần cho đến khi yên lặng. Tôi lần mò ra phía sau. Cuối xà lan thì giật mình vì hai chiếc thuyền của dân cột gần đó. Im lặng quan sát hồi lâu thì ra trên thuyền không có người. Bơi nhẹ đến gần. Một chiếc có mui kín, chiếc bên cạnh không mui, nhìn vào khoan thuyền, một tia hy vọng mỏng manh, tôi liền nhẹ nhàng nhổ cây sào lên, đẩy ra giữa giòng sông mới trèo lên thuyền. Dưới cái nón lá là cái rổ có ít tôm, rổ thứ hai là cá nhỏ, thực phẩm đây rồi. Nắng nóng mùa Hạ cứ phơi khô, gặm nhắm dần cũng được mấy ngày. Dấu vật dụng xuống dưới chổ đứng, tôi lắp chèo vào. Lúc nhỏ tôi đã thạo chèo ghe. Cứ chèo ra ngoài hải phận quốc tế thì yên tâm. Trong người độc nhất chiếc quần xà lỏn. Lấy nón đội lên, nhờ xuôi nước nên thuyền đi khá nhanh.
Trời đêm ba mươi tối đen như mực, thuyền đã ra gần cửa biển. Bất thình lình hai ngọn đèn pha chiếu sáng ngay vào thuyền của tôi. Nguy rồi, bọn chúng đã đón ở cửa sông. Thoáng nghĩ nhanh. Ngồi xuống thả bình hơi, thủy bàn, đồng hồ chỉ còn lại cây súng lục. Dự tính ít nhất cũng hạ được mấy tên, dành cho mình một viên. Suy nghĩ đổi thế thì lỗ quá. Qua bao nhiêu tháng, năm được đào tạo, học tập, huấn luyện mà trả với cái giá như thế sao? Ðến lúc nào đó quá sức chịu đựng thì tự sát. Nhưng ánh đèn pha chói sáng choang không nhìn thấy tên nào cả, đành phải thả súng xuống nước luôn.
Có tiếng hỏi từ trên tàu: Ai? Ði đâu đó? Tôi trả lời: Tôi đi mừng lưới. Hỏi: Tại sao đi có một mình? Trả lời: Hôm nay vợ con bệnh, mừng chung với người ta. Dưới ánh sáng đèn pha chúng đã phát hiện ra cái áo cao su và chân vịt (chưa kịp thả, có thả nó cũng nổi trên mặt nước) dưới chổ đứng của tôi nên chúng la lên tên Biệt Kích đây rồi. Không biết bao nhiêu tiếng lên đạn, sẵn sàng nhả nạn nếu tôi có hành dộng gì. Chưa tính ra phải làm gì trong lúc cùng, thì bốn, năm tên nhảy qua thuyền đánh đập tới tấp vào người tôi, bảo đầu hàng.
Bọn chúng lấy giây trói khuỷu cánh tay tôi lại đưa vào bờ. Hai tên cầm súng chỉa vào tôi và cầm chắt sợi giây thừng khoảng cách 3, 4 thước. Trời vẫn chưa sáng. Hừng đông dẫn tôi đi, sáng ra thì chúng bịt mắt. Trong lúc khập khễnh từng bước, bên tai nghe tiếng nói của dân đi làm hỏi ai đó các anh : Biệt Kích đó. Có tiếng ồ, to béo quá, đen thui. Ðến khi chúng nó bảo dừng lại, ngồi trên chiếc ghế, trói vào một cây cột. Không nghe tiếng nói, mà chỉ nghe tiếng chân đi lại nhiều. Chiều thì chúng đưa tôi lên vào trại Quảng Bình. Phòng nhỏ hôi hám, lại bị cùm cả hai chân, chúng mới mở mắt cho tôi. Phần ăn là bát cơm gạo lức đỏ, mấy cọng rau muống, làm sao nuốt vô được. ôn lại càng thắc mắc. Tại sao qua bao nhiêu ngày tháng tôi và Bill đã kiểm tra thử đồng hồ rất chính xác. Vậy tại sao?
Không kể ngày đêm chúng đều kêu lên hỏi cung. Trước mặt là cái bàn nhỏ, bàn đối diện là năm tên hỏi cung, hết tốp nầy đến mấy tên khác. Chúng hỏi đơn vị, nơi xuất phát, bao nhiêu người, nhiệm vụ làm gì ? Tôi chỉ trả lời ra thám sát bến phà Sông Gianh, đo độ dốc bờ sông, mức nước, độ sâu. Trách nhiệm cấp trên giao cho tôi chỉ có vậy thôi. Còn để làm gì thì tôi không biết. Vì tôi bị bắt tại cửa sông mà.
Mở ngoặc ở đây một tí. Chúng hỏi tôi trong Nam ăn tiêu chuẩn bao nhiêu? Ngẫm nghĩ hồi lâu tôi trả lời: Tiêu chuẩn là gì? Xã hội tự do làm gì phải có tiêu chuẩn. Tên ngồi giữa đập bàn cái rầm, làm gì có ăn uống bừa bãi vậy. Rõ ràng mấy tên nầy đều bị mù quáng cả trong sinh hoạt.
Trải qua đã hơn mười ngày. Chúng không khai thác được gì ở tôi. Cuối cùng chúng đưa toàn bộ vật dụng hình ảnh ra chứng minh và nói rằng anh là một người đại ngoan cố, tất cả đều bị bắt hết rồi. Gây tội lỗi trong Nam chưa đủ còn ra phá hoại thành quả Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc! Cuối cùng tôi nhận là ra phá tàu hải quân.
Một trò hề mà tôi đã ý thức được như sau: Một người độ hơn 50 tuổi, tự giới thiệu là luật sư, cùng đi với một người nữa độ chừng 30 tuổi, xưng là thư ký. Mỉa mai quá! Thư ký mà mang xắc cốt công an. Tôi cũng thừa biết CS làm gì có luật để mà cãi chứ, mà có phát biểu cũng phải nói theo đường lối CS mà thôi. Ông ta nói một hơi. Tôi liền trả lời. Việc tôi làm đã rõ ràng, không cần phải biện hộ. Tự bản thân tôi trả lời cũng đủ rồi. Mấy lần sau trong câu nói của luật sư như khẩn thiết, cho nên tôi nói nhiệm vụ của ông được họ giao phó thì tùy, hiểu biết như thế nào thì nói như thế đó, tôi không xin xỏ, không bào chữa, vì tôi làm việc cho Tổ Quốc, thi hành nghiêm chỉnh kỷ luật Quân đội đã giao phó. Hai mươi ngày sau thì mở phiên tòa.
Tám giờ sáng, chúng còng tay tôi và dặn nếu trên đường đi mà đồng bào có hành động gì thì không được chống đối lại. Ðến đây tôi mới biết mọi người đều bị bắt. Không có anh Năm và anh Bảy. Sau nầy ở chung trại tôi mới biết anh Bảy chết tại chỗ vì mìn nổ, còn anh Năm tử thương sau khi chống trả quyết liệt với chúng trên biển. Các anh kể lại rằng khi biết bị lộ, nhân viên thuyền nhỏ chạy ra thuyền lớn nhổ neo chạy thoát. Thuyền chạy cả máy lẫn buồm suốt đêm hôm đó cho đến gần trưa hôm sau thì tàu Hải quân CS chạy máy lớn hơn nên đuổi kịp, ban đầu thì chúng nó bắn bao vây, cố ý muốn bắt sống tất cả. Anh em trên thuyền bắn trả lại bằng trung liên BAR, súng phóng lựu. Hai bên vừa chạy vừa bắn nhau như trong phim.Vũ khí trên tàu CS thì lớn hơn và đầy đủ, con bên thuyền thì chỉ bắn để phòng thân, cuối cùng hết đạn. Lúc nầy anh Năm trúng đạn, vài người khác bị thương, quyết định của thuyền trưởng là lao mũi thuyền đâm vào tàu địch, hai bên cùng tan vỡ. Vị trí lúc nầy gần Cồn Cỏ, nơi ranh giới Nam - Bắc. Tàu Hải quân máy mạnh, nên nhanh hơn. Thuyền của ta luồn lách mãi sau cùng bị tàu địch càn lên chìm. Lập tức chúng bắt những người còn sống đưa lên bong tàu phủ bạt kín, vội vã trở ra Bắc.
Thường trong cái xui, còn có cái hên cho một người. Anh ta lặn núp vào trong cánh buồm. Vì đây là ranh giới giữa hai bên, bọn chúng sợ quân ta có thể tấn công nên vội vàng rút lui. Anh ta sống lênh đênh trên biển cả một ngày một đêm với một tấm ván thuyền, và vớt được vài trái cam. Nhờ tàu Hải Quân mình đi tuần, anh ta cởi áo lót vẫy và được Tàu Hải Quân ta cứu thoát.
Trở lại phiên tòa quân sự Quân Khu IV. Viên Trung tá chánh án, hai Ðại úy phụ thẩm, viên Thiếu tá Viện Kiểm Sát, một Thư ký, hội trường đông nghẹt người. Chúng bắt loa ra cả sân Vận Ðộng cho dân chúng nghe. Quay phim, chụp hình. Mục đích của chúng bày trò cho thật to chuyện để nói với thế giới là miền Nam xâm phạm miền Bắc.
Ghê rợn nhất là lời buộc tội của viên công tố, thôi thì đủ điều để mà phát biểu, gán ghép bao nhiêu điều ác cho Chánh phủ VNCH. Hai luật sư biện hộ cho hơn mười người đều nói theo bản luận tội, nói là biện hộ cho nó có lệ thôi, chớ chế độ Cộng Sản làm sao dám đưa luật ra mà cãi, dám nêu lên cái đúng cái sai nếu không muốn gỡ lịch hàng năm. Phiên tòa kéo dài hai ngày đêm. Trước khi nghị án, tôi phát biểu một công dân sống trong chế độ phải làm tròn nhiệm vụ, kỷ luật Quân đội, phải thi hành trách nhiệm được giao phó. Việc tôi làm đã rõ ràng. Tòa xử như thế nào thì tùy tòa mà thôi.
Uất ức, tức tối muốn điên cả cái đầu. Nếu phá được cả ba chiếc tàu không bị lộ thì phiên tòa hôm nay dành cho bọn chúng, chứ không phải mà anh em Chiến hữu chúng tôi. Kết thúc phiên tòa: Tôi, tù chung thân; anh Sáu, tù 20 năm; thuyền trưởng, tù 16 năm; thuyền phó, tù 6 năm; thợ máy kiêm hướng dẫn viên, tù 18 năm; hai anh tù 5 năm; bảy anh tù 3 năm; một anh tù 2 năm vì anh này chưa đến 18 tuổi. Bản án là một trò hề. Hai năm hay chung thân đều cùng chung một số phận ở tù từ 18, 20, 22 năm mới ra tù..
Sau đó chúng đưa đi các trại tù lao động khổ sai. Thôi thì không kể xiết những cảnh lao lý cực hình mà bọn chúng đã hành hạ chúng tôi. Ðúng! Ai có nếm mới biết mùi. Tôi muốn nêu lên vài điểm để làm sáng tỏ vấn đề thực tế cho những ai còn mơ tưởng về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nó ác độc như thế nào.
Chúng tôi đã trải qua các trại như Sơn Tây, hai lần trại Hà Giang thường gọi là cổng trời. Hà giang Bắc một đi có, về không. Trại Phú Lu Lào Cai, Tuyên Quang là trại cuối cùng. Về đây vì CSVN sợ Trung Quốc tấn công.
Quá trình mấy chục năm trong lao tù tàn độc dã man của CSVN, tôi nêu lên đây những tình thần tranh đấu bất khuất, những thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh cùng chung số phận. Ðiển hình và quyết liệt nhất là vụ tuyệt thực bảy ngày năm 1973 của anh em chúng tôi tại Phu Lu, Lao Cai.
Ngày ấy lên hội trường họ cho chúng tôi biết đã ký Hiệp Ðịnh Paris. Lúc nào phần thắng cũng thuộc về CSVN. Theo chủ trương của Ðảng. Chánh phủ, một số cán bộ lên hướng dẫn cho chúng tôi học tập, trong đó có vấn đề gọi là bồi dưỡng, rêu rao là nhân đạo nhằm mục đích nếu sau nầy có được trao trả bớt phần nào với bộ xương cách trí, da bọc xương, một bóng hình còn di động được tố cáo tội ác dã man của chế độ lao tù Cộng Sản. Họ đủ điều thuyết phục chúng tôi, bày trò bàn thờ Tổ quốc rồi tuyên thệ không gây thêm tội ác, cũng như phá hoại các công việc của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trước mặt họ chúng tôi cũng ừ hữ, gật, cũng hứa hẹn, vì đang còn trong cái thế phải vờ chấp nhận. Làm thế nào mà họ có thể hiểu hết được trong tiềm thức của chúng tôi. Miễn làm sao được đặt chân lên miền Nam cái đã.
Họ giết chết cha mẹ, họ hàng, anh em, vợ con của những người dân vô tội trong dịp Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968. Mối thù không đội trời chung với Cộng sản.Lúc nầy là thời điểm căng thẳng, bốn phía chòi canh bốn cây đại liên sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt, nếu chúng tôi bạo động, và toán tù hình sự sẽ là vật hy sinh trước. Sở dĩ vì sao chúng tôi biết được tin tức nhờ anh em chúng có liên lạc được với tù là những phần tử bất mãn, oán hờn chế độ Cộng Sản thông tin cho chúng tôi biết để đề phòng. Từ đó chúng tôi tuyệt thực tranh đấu đòi trao trả, vì anh em đã nghe đơn vị Dù được trao trả rồi. Hàng ngày tên công an trực đưa thức ăn vào đều bị anh em la ó, phản đối, tên công an đã nói rằng tôi vào đây để nghe các anh chửi bới, các anh không ăn thì đưa về. Sau đó chúng dở trò thâm độc ly gián anh em để hành động dã man hầu dập tắt tinh thần đấu tranh đang dâng cao. Tên công an tự giới thiệu là người của Bộ đưa xuống tuyên bố "hôm nay các anh chuyển trại" bắt tất cả hơn trăm người tập hợp, chung quanh là bộ đội có võ trang với tư thế sẵn sàng để đàn áp. Chúng kêu tên từng người lên xe, năm chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Chúng sắp đặt trước, chiếc xe đầu chở 21 người, chúng nghi là có khả năng lãnh đạo, trong đó có tôi chạy thẳng lên trại Quyết Tiến Hà Giang. Mấy tiếng đồng hồ sau, bốn xe kia quay trở lại trại, lùa tất cả vào phòng khóa cửa.
Anh em tranh đấu cho rằng Cộng Sản đưa số anh em đó đi thủ tiêu rồi. Chúng kêu từng người nói là lên sinh hoạt, thật chất là đưa vào phòng kỷ luật còng chân lại, dùng thủ thuật hành hạ dã man. Chúng đánh ông già Trình thuyền trưởng rụng cả hai hàm răng, các anh em khác người bầm ngực, bầm lưng, hộc máu mồm không được săn sóc chữa trị chi cả. Chúng lại chuyển tiếp một số anh em đợt hai lên Hà Giang. Phòng kỷ luật chật hẹp, tường đất dày 5 tấc, nền nhà luôn có nước đọng, khí hậu âm u rét buốt có ngày xuống 4 độ âm, mỗi ngày ăn một chén bắp độ chừng 5 đến 60 hạt, vài hột muối trắng. Mục đích của chúng hành hạ cho đến chết thì thôi. Số chết ở trại nầy hơn ba chục anh em.
Trong một buổi sáng tên công an vào cho sinh hoạt, trước khi bắt đầu, nó bảo các anh hát một bài đi. Một anh liền trả lời: Chúng tôi chỉ biết hát nhạc vàng, không biết hát nhạc đỏ. Chúng liền đưa anh bạn ấy đi vào hầm và cùm hết chín tháng. Bản thân tôi hai lần ở trại Quyết Tiến Hà Giang. Trại nằm sâu trong rừng. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Một năm cộng lại có hơi nắng vài ba tháng, còn lại là mưa gió, sương mù cách nhau 3 thước không nhìn thấy nhau. Những lúc này chúng tôi đều bị nhốt trong phòng. Mỗi lẫn có gió mùa Ðông Bắc thổi về cơn lạnh thấu xương. Ðói lạnh, ghẻ lở vô cùng cực khổ. Làm mà không đủ mức ấn định chúng dùng hình thức vô nhân đạo hạ mức ăn. Lao động khổ sai nên bị cụp xương sống, rối loạn thần kinh.
Một lần tôi bị kỷ luật cùm một tháng. Nguyên nhân là cái khăn lau mặt của tôi có ba sọc đỏ đem phơi ngoài trời. Một tên nào đó báo cáo với tên công an nói tôi treo cờ VNCH. Sau buổi sinh hoạt kiểm điểm chúng kết luận tôi còn mong đợi Chánh phủ miền Nam. "Lúc này là thời kỳ oanh tạc miền Bắc". Kể về tội ác của Cộng Sản thì không giấy bút nào có thể tả hết những thâm độc của chúng.
Hồi tưởng lại gần một phần tư thế kỷ bị giam cầm, hơn mười ba năm sống dưới ách thống trị độc tài tàn ác của chế độ Cộng Sản, con người là cái xác không hồn, già yếu và bệnh tật. Viết bài này tôi không có tham vọng nói lên điều sai hay đúng, chỉ mong mỏi những người còn lại, bạn đồng đội đốt nén hương để tưởng nhớ, thương tiếc và tri ơn các bạn đã hy sinh cho Tổ Quốc.
Cá Kình Nguyễn Văn Tâm
LÔI-HỔ
và Chiến Dịch Ðột Kích sang Lào và Cam Bốt
Tác giả: Vương Hồng Anh
Lực lượng Lôi Hổ ( The Thunder Tiger - Liaisons Service Commandos ) lên đường cho một chuyến công tác tạI Lào
Như đã trình bày trong bài viết về đơn vị Nghiên Cứu và Quan Sát "SOG," [1] một đơn vị thống thuộc Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV, hay Military Assistance Command Vietnam) được thành lâp vào đầu năm 1964 với cái tên gọi tắt là MACV-SOG, từ khi khởi sự hoạt động vào tháng 2 năm 1964, các toán tình báo chiến lược của đơn vị này đã xâm nhập vào nhiều khu vực quân sự của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Miền Bắc, và thu thập được nhiều thông tin có giá trị.
Có tất cả ba kế hoạch đã được soạn thảo trong các năm 1966 cho đến 1968 nhưng không tiến hành được (chi tiết về các kế hoạch này sẽ được trình bày trong bài viết Liên Quân Việt Mỹ, 3 kế hoạch tấn công mật khu CSBV tại Lào). Theo tài liệu của Ðại Tướng Westmoreland, khi ông Henry Cabot Lodge trở lại Việt Nam vào mùa hè 1965 để đảm nhận chức vụ đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa lần thứ hai, ông rất hăng hái muốn xúc tiến ngay kế hoạch này nhưng Tổng Thống Johnson và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn ngần ngạị
CHIẾN DỊCH SHINING BRASS VÀ KẾ HOẠCH PHÙ ÐỔNG
Trong thời gian chưa được phép tiến hành những cuộc hành quân quy mô bằng các đại đơn vị bộ chiến để tấn công quân Bắc Việt trên đất Lào, Ðại Tướng Westmoreland đã xin Hoa Thịnh Đốn cho phép lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với quân đội VNCH tiến hành các cuộc hành quân trinh sát thu nhập tin tức địch quân ở phía bên kia biên giới (Việt-Lào). Sau khi đề nghị này được chấp thuận, vào tháng 9/1965, liên quân Việt-Mỹ khởi động chiến dịch quân sự mang tên Shining Brass với các cuộc hành quân tình báo trinh sát xâm nhập vào các căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt trong đất Lào. Trong chiến dịch này, các toán Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ đã trực tiếp giao chiến với quân Bắc Việt và Cộng Sản Pathet Lào. Luôn cả các pháp đài B- 52 cũng đã được gọi đến oanh tạc. Kế hoạch này là quy mô hóa, hệ thống hóa các hoạt động thám kích, tấn công, oanh-tạc, nhằm ngăn chận các đơn vị Bắc Việt xâm nhập qua ngã Lào vào miền Nam Việt Nam mà trước đó bộ phận SOG chỉ có những hoạt động ở tầm mức nhỏ, không đáng kể.
Một toán NKT Thời gian xâm nhập là 20 ngày với lương khô dự trữ 30 ngày. Toán SOG sẽ mang thức ăn dự trữ và chôn dấu tại một địa điểm bí mật. Sau 10 ngày, tất cả sẽ quay trở về điểm chôn dấu thức ăn để tái tiếp-tế.
[1] SOG là viết tắt của các chữ Studies and Observation Group, dịch sang Việt ngữ là "Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát." Ðây là những toán biệt-kích được huấn luyện để tự mình riêng-rẽ hoạt động trong lòng địch. Mọi công tác của họ đều thuộc loại kín đáo, bảo-mật, bao gồm những cuộc hành quân nguy hiểm như đột kích, dọ thám, và quan sát địa hình .Ngoài hoạt động của đơn vị SOG trong lòng địch, từ năm 1966, Ðại Tướng Williams Westmoreland đã nhận xét rằng cần phải có các cuộc hành quân quy mô để triệt hạ các căn cứ địa của Bắc Việt tại Lào và bên kia giới Việt Nam - Cam Bốt. Do đó vị tướng này đã ra chỉ thị cho bộ tham mưu của ông nghiên cứu kế hoạch thực hiện các cuộc hành quân nới rộng hoạt động hành quân ngoại biên khi được Hoa Thịnh Đốn (Washington, D.C.) cho phép.
Có tất cả ba kế hoạch đã được soạn thảo trong các năm 1966 cho đến 1968 nhưng không tiến hành được (chi tiết về các kế hoạch này sẽ được trình bày trong bài viết Liên Quân Việt Mỹ, 3 kế hoạch tấn công mật khu CSBV tại Lào). Theo tài liệu của Ðại Tướng Westmoreland, khi ông Henry Cabot Lodge trở lại Việt Nam vào mùa hè 1965 để đảm nhận chức vụ đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa lần thứ hai, ông rất hăng hái muốn xúc tiến ngay kế hoạch này nhưng Tổng Thống Johnson và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn ngần ngạị
CHIẾN DỊCH SHINING BRASS VÀ KẾ HOẠCH PHÙ ÐỔNG
Trong thời gian chưa được phép tiến hành những cuộc hành quân quy mô bằng các đại đơn vị bộ chiến để tấn công quân Bắc Việt trên đất Lào, Ðại Tướng Westmoreland đã xin Hoa Thịnh Đốn cho phép lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với quân đội VNCH tiến hành các cuộc hành quân trinh sát thu nhập tin tức địch quân ở phía bên kia biên giới (Việt-Lào). Sau khi đề nghị này được chấp thuận, vào tháng 9/1965, liên quân Việt-Mỹ khởi động chiến dịch quân sự mang tên Shining Brass với các cuộc hành quân tình báo trinh sát xâm nhập vào các căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt trong đất Lào. Trong chiến dịch này, các toán Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ đã trực tiếp giao chiến với quân Bắc Việt và Cộng Sản Pathet Lào. Luôn cả các pháp đài B- 52 cũng đã được gọi đến oanh tạc. Kế hoạch này là quy mô hóa, hệ thống hóa các hoạt động thám kích, tấn công, oanh-tạc, nhằm ngăn chận các đơn vị Bắc Việt xâm nhập qua ngã Lào vào miền Nam Việt Nam mà trước đó bộ phận SOG chỉ có những hoạt động ở tầm mức nhỏ, không đáng kể.
Một toán NKT Thời gian xâm nhập là 20 ngày với lương khô dự trữ 30 ngày. Toán SOG sẽ mang thức ăn dự trữ và chôn dấu tại một địa điểm bí mật. Sau 10 ngày, tất cả sẽ quay trở về điểm chôn dấu thức ăn để tái tiếp-tế.
Đến năm 1967, chiến dịch Shining Brass được gọi là Prairie Fire, và sau đó được gọi là cuộc hành quân Phù Đổng. Ngày 26 tháng 1 năm 1967, Ðại Tướng Westmoreland cho tiến hành thêm kế hoạch mở rộng hơn với các cuộc hành quân trinh-sát nhằm xâm nhập sâu và ở lâu tại Lào để gầy dựng một tổ chức kháng chiến trong nội bộ một số người sắc tộc. Đến giữa tháng 3, ông Ellsworth Bunker, 74 tuổi, nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Dương được cử sang thay đại sứ Cabot xin từ chức.
Vị tân đại sứ này ngần ngại nên kế hoạch mở rộng chiến dịch Prairie Fire bị khựng lại, nhưng các cuộc hành quân trinh sát dọc theo biên giới do các đơn vị Lực Lượng Ðặc Biệt Việt-Mỹ làm nỗ lực chính vẫn được tiếp tục. Tuy nhiên các đơn vị Mỹ bị Quốc Hội Hoa Kỳ cấm không cho vượt biên qua Lào như trước đây.
CHIẾN DỊCH DANIEL BOONE CỦA LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT VIỆT-MỸ
Cùng với cuộc hành quân Prairie Fire tiến hành trên đất Lào, từ tháng 6 năm 1966, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn cho phép Ðại Tướng Westmoreland lập kế hoạch mở rộng chiến dịch hành quân trinh sát ngoại biên sang khu vực bên kia biên giới Việt Nam - Cam Bốt bằng việc sử dụng Lực Lượng Đặc Biệt. Ngày 27 tháng 6 năm 1966, kế hoạch này được thi hành qua chiến dịch bí mật mang tên Daniel Boone.
Theo lệnh của Đại Tướng Westmoreland, các đơn vị tham dự cuộc hành quân không được hoạt động bao trùm cả khu biên giới, chỉ quanh quẩn ở khu sông Se San mãi cho đến tháng 5 năm 1967. Đến tháng 10 năm 1967, chiến dịch Daniel Boone mới tiến hành các cuộc tuần thám đi sâu vào đất Cam Bốt 20 km dọc theo biên giới, và sau đó được phép đi sâu vào 30 km. Đường biên giới chia thành 2 vùng: Vùng Alpha từ Lào chạy xuống Snoul, vùng Bravo chạy dài từ Snoul xuống tới Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên các hoạt động thám báo tại vùng Bravo đặc biệt phải được sự chấp thuận của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thì các tin tức tình báo gửi về cho MACV-SOG đã không được khai thác và sử dụng. Suốt năm 1967, các toán Lực Lượng Đặc Biệt tham dự cuộc hành quân Daniel Boone đã báo cáo rằng quân Bắc Việt đã tăng cường lực lượng phòng thủ để biến khu Lưỡi Câu nằm giữa Cam Bốt và Nam Việt Nam thành một hậu cần mạnh để sau đó trở thành nơi xuất phát và chỉ huy cuộc tổng tấn công của họ trong Tết Mậu Thân 1968.
Sau khi nhận được báo cáo của Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam (Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt), Đại Tướng Westmoreland đã xin phép Hoa Thịnh Đốn cho ông được điều động khẩn cấp Lực Lượng Đặc Biệt vượt biên sang tiêu diệt khu hậu cần Lưỡi Câu của Cộng Sản Bắc Việt nhưng đã bị từ chối. Sau đó, kế hoạch Daniel Boone được đổi tên là Salem House và đến tháng 12 năm 1968, mọi giới hạn công tác của kế hoạch được giải tỏa. Khu biên giới Cam Bốt được chia thành 3 vùng, trong đó vùng Bravo được chia làm hai. Vùng mới được gọi là Charlie, hoặc là miền Trung Salem House, chạy dài từ Snoul đến thị xã Prey Veng, trong khi khu Bravo, hoặc miền Nam Salem House, chạy dài từ Prey Veng xuống tới Vịnh Thái Lan.
Lực Lượng Đặc Biệt được tự do hoạt động ở khu Alpha phía bắc giáp ranh Lào nhưng ở khu Bravo phải được phép của Tổng Thống Hoa Kỳ như đã trình bày ở trên. Trong năm 1969, Tổng Thống Nixon đã cho phép Lực Lượng Đặc Biệt một lần hành quân vào khu vực này.
Ngày 8 tháng 4 năm 1971, kế hoạch Salem House được đổi thành kế hoạch Thốt Nốt. Ngoài hai kế hoạch Salem House và Prairie Fire, Lực Lượng Đặc Biệt còn gửi các toán xâm nhập Vùng Phi Quân Sự gần Bến Hải với các kế hoạch Nickel Steel và kế hoạch Bright Light có toán chuyên cứu tù binh và tìm người thất lạc, vượt ngục.
CÁC CUỘC HÀNH QUÂN DO MACV-SOG ĐIỀU HÀNH
Để tiến hành các kế hoạch tình báo chiến lược, Bộ Chỉ Huy MACV-SOG sử dụng các trại biên giới do Lực Lượng Đặc Biệt phụ trách để xuất phát các cuộc hành-quân mật, ngoài ra còn một số nơi khác như Nakhon Phanom bên Thái Lan cũng được dùng để chuẩn bị đưa người xâm nhập. Các trung tâm huấn luyện tại Khâm Đức và Long Thành huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam và người sắc tộc thiểu số để sử dụng trong các chuyến công tác cảm tử. Trong khi đó, người địa phương được tuyển chọn theo quy chuẩn trung thành và tác chiến rừng rậm xuất sắc, một số đại đội phòng thủ và phản công đều chọn từ lực lượng Mike Force [2] đưa qua.
Ngày 1-11-1967, hai kế hoạch Omega và Sigma được sát nhập làm một và tái cấu trúc lại với ba bộ chỉ huy phụ trách ba vùng biên giớ. Một ở Đà Nẵng, một ở Kontum và một ở Ban Mê Thuột.
Các toán công tác đặc nhiệm thuộc quyền điều động của MACV-SOG thường được giao những nhiệm vụ như sau: dò đường bộ, đường sông, đặt mìn, quấy rối và phục kích, bắt tù binh, gài bom, chụp hình, gài giây truyền tin, hướng dẫn pháo binh và phi cơ oanh kích, hạn chế giao tranh với Cộng quân. Mỗi toán gồm 3 binh sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, 9 Biệt kích quân người Thượng Việt Nam, mỗi chuyến công tác, toán được bốn trực thăng hỏa lực và một phi cơ quan sát yểm trợ. Về chuyển vận có 4 trực thăng đổ quân gồm một trực thăng CNC, một trực thăng đổ quân, hai trực thăng trừ bị sử dụng để bốc phi hành đoàn và toán đổ quân trong trường hợp trực thăng đổ quân bị rớt hoặc gặp phải hỏa lực mạnh của đối phương.
Tuy nhiên khi cần, bộ chỉ huy MACV-SOG cũng có thể điều động các toán thành một đơn vị tác chiến, từ một đến ba trung đội, để tấn công và phục kích địch, an ninh tuần tiểu giữ an ninh cho các căn cứ, tiếp cứu các toán tình báo khi nhận được sự yêu cầu yểm trợ khẩn cấp. MACV-SOG cũng còn một bộ phận Nhảy Dù mang tên SOG-36 thi hành các nguyên tắc công tác vượt biên tình báo. Đến ngày 23-2-1970, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ quyết định chấm dứt chương trình này, nên ra lệnh cho MACV-SOG ngưng các chuyến công tác nói trên.
Nhận định về hoạt động của các chuyến công tác và tình báo của các đơn vị nói trên, Đại Tá Roger M.Pezzelle, một sĩ quan cao cấp của MACV-SOG đã phát biểu như sau: "Sự thật là suốt lịch sử MACV-SOG, cuộc chiến tranh không quy ước đã không được thi hành trọn vẹn vì một số lý do. Lý do quan trọng nhất là thời hạn phục vụ một năm quá ngắn gây hậu quả không tốt khó tránh khỏi cho lối chiến tranh quy ước này. Đại diện cho MACV-SOG, tôi phải nói rằng các chuyến công tác tình báo và các nhiệm vụ khác tuy chưa được công bố nhưng bảo đảm thành công mỹ mãn."
MACV-SOG là một mô thức áp dụng Lực Lượng Đặc Biệt lần đầu tiên vào công tác tình báo chiến lược trên bộ và phá hoại địch. Thành công của Lực Lượng Đặc Biệt trong mô thức này được các phối hợp với các kế hoạch phòng thủ trong và ngoài với quan niệm mở rộng phạm vi thám báo càng xa căn cứ thì càng an toàn bấy nhiêu.
MACV-SOG -Nha Kỹ Thuật BTTM
CHIẾN DỊCH DANIEL BOONE CỦA LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT VIỆT-MỸ
Cùng với cuộc hành quân Prairie Fire tiến hành trên đất Lào, từ tháng 6 năm 1966, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn cho phép Ðại Tướng Westmoreland lập kế hoạch mở rộng chiến dịch hành quân trinh sát ngoại biên sang khu vực bên kia biên giới Việt Nam - Cam Bốt bằng việc sử dụng Lực Lượng Đặc Biệt. Ngày 27 tháng 6 năm 1966, kế hoạch này được thi hành qua chiến dịch bí mật mang tên Daniel Boone.
Theo lệnh của Đại Tướng Westmoreland, các đơn vị tham dự cuộc hành quân không được hoạt động bao trùm cả khu biên giới, chỉ quanh quẩn ở khu sông Se San mãi cho đến tháng 5 năm 1967. Đến tháng 10 năm 1967, chiến dịch Daniel Boone mới tiến hành các cuộc tuần thám đi sâu vào đất Cam Bốt 20 km dọc theo biên giới, và sau đó được phép đi sâu vào 30 km. Đường biên giới chia thành 2 vùng: Vùng Alpha từ Lào chạy xuống Snoul, vùng Bravo chạy dài từ Snoul xuống tới Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên các hoạt động thám báo tại vùng Bravo đặc biệt phải được sự chấp thuận của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thì các tin tức tình báo gửi về cho MACV-SOG đã không được khai thác và sử dụng. Suốt năm 1967, các toán Lực Lượng Đặc Biệt tham dự cuộc hành quân Daniel Boone đã báo cáo rằng quân Bắc Việt đã tăng cường lực lượng phòng thủ để biến khu Lưỡi Câu nằm giữa Cam Bốt và Nam Việt Nam thành một hậu cần mạnh để sau đó trở thành nơi xuất phát và chỉ huy cuộc tổng tấn công của họ trong Tết Mậu Thân 1968.
Sau khi nhận được báo cáo của Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam (Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt), Đại Tướng Westmoreland đã xin phép Hoa Thịnh Đốn cho ông được điều động khẩn cấp Lực Lượng Đặc Biệt vượt biên sang tiêu diệt khu hậu cần Lưỡi Câu của Cộng Sản Bắc Việt nhưng đã bị từ chối.
Lực Lượng Đặc Biệt được tự do hoạt động ở khu Alpha phía bắc giáp ranh Lào nhưng ở khu Bravo phải được phép của Tổng Thống Hoa Kỳ như đã trình bày ở trên. Trong năm 1969, Tổng Thống Nixon đã cho phép Lực Lượng Đặc Biệt một lần hành quân vào khu vực này.
Ngày 8 tháng 4 năm 1971, kế hoạch Salem House được đổi thành kế hoạch Thốt Nốt. Ngoài hai kế hoạch Salem House và Prairie Fire, Lực Lượng Đặc Biệt còn gửi các toán xâm nhập Vùng Phi Quân Sự gần Bến Hải với các kế hoạch Nickel Steel và kế hoạch Bright Light có toán chuyên cứu tù binh và tìm người thất lạc, vượt ngục.
CÁC CUỘC HÀNH QUÂN DO MACV-SOG ĐIỀU HÀNH
Để tiến hành các kế hoạch tình báo chiến lược, Bộ Chỉ Huy MACV-SOG sử dụng các trại biên giới do Lực Lượng Đặc Biệt phụ trách để xuất phát các cuộc hành-quân mật, ngoài ra còn một số nơi khác như Nakhon Phanom bên Thái Lan cũng được dùng để chuẩn bị đưa người xâm nhập. Các trung tâm huấn luyện tại Khâm Đức và Long Thành huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam và người sắc tộc thiểu số để sử dụng trong các chuyến công tác cảm tử. Trong khi đó, người địa phương được tuyển chọn theo quy chuẩn trung thành và tác chiến rừng rậm xuất sắc, một số đại đội phòng thủ và phản công đều chọn từ lực lượng Mike Force [2] đưa qua.
[2] Mike Force là ám danh của chữ Mobile Strike Force, dịch sang Việt ngữ là "Lực Lượng Đột-Kích Lưu Động" (có tài liệu dịch là "lực lượng viễn-thám đặc biệt"). Đây là những đơn vị được thành lập từ năm 1965 với đa số các binh sĩ được tuyển mộ từ những bộ-tộc sắc dân thiểu số (người Thượng). Nhiệm vụ chánh-yếu là yểm trợ cho các trại Lực Lượng Đặc Biệt gần biên giới. Trong trường hợp một trại nào đó bị tấn công, lực lượng Mike Force sẽ được huy động để truy-kích địch quân. Từ năm 1965, các lực lượng Mike Force đều do phía Hoa Kỳ điều hành. Năm 1970, Hoa Kỳ giảm bớt mức độ chinh-chiến. Lực lượng Mike Force được chuyển giao cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả đều được sát nhập vào binh chủng Biệt Động Quân, và thường được gọi là Biệt Động Quân Biên-Phòng.
Ngày 1-11-1967, hai kế hoạch Omega và Sigma được sát nhập làm một và tái cấu trúc lại với ba bộ chỉ huy phụ trách ba vùng biên giớ. Một ở Đà Nẵng, một ở Kontum và một ở Ban Mê Thuột.
Các toán công tác đặc nhiệm thuộc quyền điều động của MACV-SOG thường được giao những nhiệm vụ như sau: dò đường bộ, đường sông, đặt mìn, quấy rối và phục kích, bắt tù binh, gài bom, chụp hình, gài giây truyền tin, hướng dẫn pháo binh và phi cơ oanh kích, hạn chế giao tranh với Cộng quân. Mỗi toán gồm 3 binh sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, 9 Biệt kích quân người Thượng Việt Nam, mỗi chuyến công tác, toán được bốn trực thăng hỏa lực và một phi cơ quan sát yểm trợ. Về chuyển vận có 4 trực thăng đổ quân gồm một trực thăng CNC, một trực thăng đổ quân, hai trực thăng trừ bị sử dụng để bốc phi hành đoàn và toán đổ quân trong trường hợp trực thăng đổ quân bị rớt hoặc gặp phải hỏa lực mạnh của đối phương.
Tuy nhiên khi cần, bộ chỉ huy MACV-SOG cũng có thể điều động các toán thành một đơn vị tác chiến, từ một đến ba trung đội, để tấn công và phục kích địch, an ninh tuần tiểu giữ an ninh cho các căn cứ, tiếp cứu các toán tình báo khi nhận được sự yêu cầu yểm trợ khẩn cấp. MACV-SOG cũng còn một bộ phận Nhảy Dù mang tên SOG-36 thi hành các nguyên tắc công tác vượt biên tình báo. Đến ngày 23-2-1970, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ quyết định chấm dứt chương trình này, nên ra lệnh cho MACV-SOG ngưng các chuyến công tác nói trên.
Nhận định về hoạt động của các chuyến công tác và tình báo của các đơn vị nói trên, Đại Tá Roger M.Pezzelle, một sĩ quan cao cấp của MACV-SOG đã phát biểu như sau: "Sự thật là suốt lịch sử MACV-SOG, cuộc chiến tranh không quy ước đã không được thi hành trọn vẹn vì một số lý do. Lý do quan trọng nhất là thời hạn phục vụ một năm quá ngắn gây hậu quả không tốt khó tránh khỏi cho lối chiến tranh quy ước này. Đại diện cho MACV-SOG, tôi phải nói rằng các chuyến công tác tình báo và các nhiệm vụ khác tuy chưa được công bố nhưng bảo đảm thành công mỹ mãn."
MACV-SOG là một mô thức áp dụng Lực Lượng Đặc Biệt lần đầu tiên vào công tác tình báo chiến lược trên bộ và phá hoại địch. Thành công của Lực Lượng Đặc Biệt trong mô thức này được các phối hợp với các kế hoạch phòng thủ trong và ngoài với quan niệm mở rộng phạm vi thám báo càng xa căn cứ thì càng an toàn bấy nhiêu.
MACV-SOG -Nha Kỹ Thuật BTTM
Những người lính không có số quân
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Toán Biệt Hải gồm những thành viên tình nguyện từ binh chủng TQLC cùng cố vấn Mỹ - Đà Nẵng .1964
Toán Biệt Hải gồm những thành viên tình nguyện từ binh chủng TQLC cùng cố vấn Mỹ - Đà Nẵng .1964
VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình vàđã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?
Bài viết sau đây là của Trung Tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ vàcách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Ít ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu. Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yểm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.
Sau Hiệp Định đình chiến Geneva, vĩ tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được đổi tên và đổi chủ. Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của miền Nam. Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân dân và phong kiến đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam, rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.
Dù vậy, ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy, nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS. Có người đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tố dã man các thành phần quốc gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân nhân của các nạn nhân đó. Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống đã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi tầng lớp nhân dân miền Nam.
Nắm được các yếu tố thuận lợi trên đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với các vị lãnh đạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt động.
Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:
- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.
- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó xử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.
- Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng "bona fides" để nhận nhau.
-Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại Sứ của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hồng Kông... rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng, và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được điều nghiên tỉ mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.
Tuy có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng trong bài này, tôi (Trung Tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây là phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình báo chiến lược này.
Những chuyến bay đêm
Các toán Biệt Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 - 20 âm lịch hằng tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và 3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món, nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, càmèn, pháo hiệu (pen flare), đồng hồ đeo tay, radio, v.v...
Các dụng cụ này thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng, v.v... đều được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng số 1.
Các toán viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió, bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung.
Thông thường, các nhân viên quê quán vùng vào được thả về mục tiêu vùng đó. Để bảo đả an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy bay. Các chuyến xuất phát trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử dụng là Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng - Vùng mục tiêu.
Tại Đà Nẵng, đợi lúc trời tối, phi cơ cởi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi hành đoàn thường là người Trung Hoạ Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt này. Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối, nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật.
Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay don nằm ở phía Đông-Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.
Trực thăng là phương tiện xâm nhập vừa rẻ tiền vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất, vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt kích tại miền Bắc? Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm.
Số phận những con chim lạc loài
Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó làcác toán Tourbillon (1962), Ares (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt-Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares. Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:
Vào những năm đầu ở trại cải tạo, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích. một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2 giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo "hỉ, nộ, ái, ố",... lúc thì mời tôi hút thuốc lá "có cán" (tức loại thuốc có đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng, khinh bỉ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng những lời rất cộc cằn và thô lỗ để áp đảo tinh thần tôi.
Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares, như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình, địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v...
Tôi thầm nghĩ nếu Ares đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện thừa thãi ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm 1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn giấu được tung tích.
Ares hay Hạ Long có tên thật là..., một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam năm... và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Diệm, ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau dó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí.
Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. Ares tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thất hoặc 26/10, anh đều đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc.
Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xa.
Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho Ares. Trung ương báo ngay cho anh tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu.
Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng "container" đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được Ares đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi lá thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã đến tay người nhận, thơ còn nguyên si không bị mở, nhưng lá thơ thứ 3 có "gài" một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi dược Trung ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường di tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares.
Nhiệm vụ mới
Đến năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới được thành lập:
- Các toán STRATA là những toán quân nhân được huấn luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt.
- Các toán PICK-HILL là những toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng giềng Cam-bốt.
- Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh. Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy miền Bắc. Nhờ đó họ len lõi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau đó đã gia nhập Quân đội VNCH.
- Các toán SINGLETON hoạt động riêng biệt từng cá nhân. Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở lại hoạt động nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu, v.v... Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.
Ngoài các toán hoạt động như trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một toán viên rất trung thành của miền Nam: một bản đồ, lệnh hành quân, thơ giới thiệu, v.v... Các thứ này được giấu kín trong áo nhảy và chỉ được trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống vùng địch chiếm đóng.
Các chương trình mới này đã đem lại những kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trình diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về miền Nam... Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không một toán nào xuất hiện.
Hướng về những người anh em kiêu hùng
Các Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người "không cải tạo được". Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên. Toán Ares mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. "Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc", đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bộ đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt dộng tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng rất dài, luận tội rất nặng, nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền vàphá hoại tài sản nhân dân, v.v...
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân.
Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc. Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là: "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm!"
Anh em chúng tôi là những người đã đi qua nhiều trại cải tạo ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy, các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù hình sự miền Băc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ "bọn hình sự", vì phần đông họ thuộc thành phần bất hảo, trộm cướp, đâm chém, giết người... Khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm phục. Họ nói với tôi: "Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỷ luật và đoàn kết với nhau, họ thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải làm ngơ..."
Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm cải tạo, đã không may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác. tôi đã tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng với họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập, đưa tay vẫy chào họ khi họ rời máy bay... Những kỷ niệm đó khó quên được.
Những kỷ niệm khó quên
Tôi nhớ lại năm xưa, có lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà ở hẻm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại... Khoảng 10 phút sau, anh trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêu. Họ nhìn nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa đang xâm chiếm 2 tâm hồn...
Xe chạy được một quãng đường, người thanh niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà: "Đây, anh xem, quà cô ấy tặng em".
Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại.
Lần khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói: "Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy, em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho mẹ em một bức thơ này, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm".
Tôi xúc động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục. Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà... Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng của anh đã được trao mà "khóa học" của anh vẫn chưa mãn.
Hai nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia, trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vả hành nghề thợ mộc ngoài Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ hai này.
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Những chuyến đi định mệnhBiệt Hải Hồng Phúc
(Tưởng nhớ cố Trung Sĩ I Nguyễn Văn Tiến mắc nạn trên đường rút lui và cố trưởng toán Nimbus Nguyễn Văn Ấn)
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình vàđã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?
Bài viết sau đây là của Trung Tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ vàcách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Ít ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu. Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yểm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.
Sau Hiệp Định đình chiến Geneva, vĩ tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được đổi tên và đổi chủ. Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của miền Nam. Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân dân và phong kiến đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam, rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.
Dù vậy, ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy, nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS. Có người đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tố dã man các thành phần quốc gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân nhân của các nạn nhân đó. Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống đã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi tầng lớp nhân dân miền Nam.
Nắm được các yếu tố thuận lợi trên đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với các vị lãnh đạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt động.
Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:
- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.
- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó xử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.
- Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng "bona fides" để nhận nhau.
-Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại Sứ của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hồng Kông... rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng, và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được điều nghiên tỉ mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.
Tuy có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng trong bài này, tôi (Trung Tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây là phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình báo chiến lược này.
Những chuyến bay đêm
Các toán Biệt Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 - 20 âm lịch hằng tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và 3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món, nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, càmèn, pháo hiệu (pen flare), đồng hồ đeo tay, radio, v.v...
Các dụng cụ này thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng, v.v... đều được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng số 1.
Các toán viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió, bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung.
Thông thường, các nhân viên quê quán vùng vào được thả về mục tiêu vùng đó. Để bảo đả an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy bay. Các chuyến xuất phát trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử dụng là Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng - Vùng mục tiêu.
Tại Đà Nẵng, đợi lúc trời tối, phi cơ cởi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi hành đoàn thường là người Trung Hoạ Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt này. Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối, nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ cho Nha Kỹ Thuật.
Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay don nằm ở phía Đông-Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.
Trực thăng là phương tiện xâm nhập vừa rẻ tiền vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất, vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt kích tại miền Bắc? Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm.
Số phận những con chim lạc loài
Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó làcác toán Tourbillon (1962), Ares (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt-Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares. Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:
Vào những năm đầu ở trại cải tạo, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích. một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2 giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo "hỉ, nộ, ái, ố",... lúc thì mời tôi hút thuốc lá "có cán" (tức loại thuốc có đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng, khinh bỉ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng những lời rất cộc cằn và thô lỗ để áp đảo tinh thần tôi.
Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares, như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình, địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v...
Tôi thầm nghĩ nếu Ares đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện thừa thãi ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm 1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn giấu được tung tích.
Ares hay Hạ Long có tên thật là..., một cán bộ trung cấp và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư vào Nam năm... và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Diệm, ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau dó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở về Bắc hoạt động. Anh đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí.
Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt. Ares tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng năm, trước ngày Song Thất hoặc 26/10, anh đều đánh điện chúc mừng TT Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc.
Khi nghe tin TT Diệm bị giết qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian anh bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh thực hiện quan sát các mục tiêu ở xa.
Trong những năm 1966, 1967 và 1968, bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch tiếp tế cho Ares. Trung ương báo ngay cho anh tọa độ một số bãi thả tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu.
Đến ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng "container" đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được Ares đánh dấu bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2 lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn. Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín. Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian tại Thái Lan. Mỗi lá thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã đến tay người nhận, thơ còn nguyên si không bị mở, nhưng lá thơ thứ 3 có "gài" một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng sau, khi dược Trung ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường di tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn, không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares.
Nhiệm vụ mới
Đến năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới được thành lập:
- Các toán STRATA là những toán quân nhân được huấn luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt.
- Các toán PICK-HILL là những toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng giềng Cam-bốt.
- Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh. Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy miền Bắc. Nhờ đó họ len lõi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau đó đã gia nhập Quân đội VNCH.
- Các toán SINGLETON hoạt động riêng biệt từng cá nhân. Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở lại hoạt động nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu, v.v... Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.
Ngoài các toán hoạt động như trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một toán viên rất trung thành của miền Nam: một bản đồ, lệnh hành quân, thơ giới thiệu, v.v... Các thứ này được giấu kín trong áo nhảy và chỉ được trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống vùng địch chiếm đóng.
Các chương trình mới này đã đem lại những kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trình diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về miền Nam... Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không một toán nào xuất hiện.
Hướng về những người anh em kiêu hùng
Các Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người "không cải tạo được". Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về, chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên. Toán Ares mà tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. "Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ quốc", đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị VNCH vừa tịch thu được của bộ đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt Kích mang tên toán Jackson, hoạt dộng tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng rất dài, luận tội rất nặng, nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền vàphá hoại tài sản nhân dân, v.v...
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân.
Điều làm anh em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc. Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối cùng của họ là: "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm muôn năm!"
Anh em chúng tôi là những người đã đi qua nhiều trại cải tạo ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy, các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù hình sự miền Băc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ "bọn hình sự", vì phần đông họ thuộc thành phần bất hảo, trộm cướp, đâm chém, giết người... Khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm phục. Họ nói với tôi: "Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỷ luật và đoàn kết với nhau, họ thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải làm ngơ..."
Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm cải tạo, đã không may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác. tôi đã tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng với họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập, đưa tay vẫy chào họ khi họ rời máy bay... Những kỷ niệm đó khó quên được.
Những kỷ niệm khó quên
Tôi nhớ lại năm xưa, có lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà ở hẻm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại... Khoảng 10 phút sau, anh trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêu. Họ nhìn nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa đang xâm chiếm 2 tâm hồn...
Xe chạy được một quãng đường, người thanh niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà: "Đây, anh xem, quà cô ấy tặng em".
Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại.
Lần khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói: "Anh Dũng, anh biết em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy, em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho mẹ em một bức thơ này, nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm".
Tôi xúc động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục. Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà... Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối cùng của anh đã được trao mà "khóa học" của anh vẫn chưa mãn.
Hai nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia, trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vả hành nghề thợ mộc ngoài Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ hai này.
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Những chuyến đi định mệnhBiệt Hải Hồng Phúc
(Tưởng nhớ cố Trung Sĩ I Nguyễn Văn Tiến mắc nạn trên đường rút lui và cố trưởng toán Nimbus Nguyễn Văn Ấn)
Toán Nimbus chúng tôi vừa học xong lý thuyết những loại vũ khí thường được sử dụng mỗi lần đi công tác. Tan giờ, mọi người ra ngồi đứng đợi sẵn sàng chờ xe chạy tới chở ra xạ trường thực hành tác xạ. Bất chợt thấy chiếc xe Jeep do một cố vấn Hoa Kỳ phụ trách liên lạc của toán từ Bộ Chỉ Huy lái xuống dừng lại tắt máy, đậu ngay trước cửa phòng ngủ của toán. Sau đó ông ta hối hả đi vào gọi riêng trưởng toán đi họp. Trước khi cùng viên cố vấn bước ra khỏi cửa, người trưởng toán ngồi lại dặn dò chúng tôi: "Các anh ở đây chờ tôi đi họp về". Rồi ông tất tả lên xe cùng viên cố vấn đi khuất. Nhận thấy sự việc sáng nay chương trình được biến đổi một cách đột ngột, thay vì chở ra bãi tập thì nay phải ngồi tại phòng chờ đợi. Thấy thế, có anh vội vã lên tiếng: "Theo tình hình này, thế nào bọn mình cũng có công tác và chắc chắn thuộc loại công tác CADO xâm nhập". Vì công tác LOKI là khám thuyền bắt người nên ít khi cấp trên gọi trưởng toán đi họp một cách khẩn cấp như vậy.
Khoảng hai giờ sau, đúng như dự đoán của mọi người trưởng toán đi họp về. Ông vào phòng vội vàng ra lệnh tập họp anh em và cho biết toán Nimbus được lệnh cấp trên kể từ hôm nay, tất cả mọi người đặt trong tình trạng cấm trại hành quân chuẩn bị cho chuyến công tác xâm nhập sắp tới. Theo ông, nhiệm vụ chuyến này có phần phức tạp và đầy khó khăn. Bằng phương cách nào đó, toán phải tìm bắt cho được một cán bộ cao cấp của Bắc Việt trong làng. Còn những chi tiết khác chẳng hạn như địa điểm công tác hoặc tình hình nơi chốn sắp sửa thi hành thì chúng tôi không được trưởng toán cho biết. Đồng thời, ông tự mình tuyển chọn chín nhân viên trong số nhiều anh em hiện diện.
Đặc biệt chuyến này trưởng toán còn chỉ định hai tiền sát viên có thổ âm gốc người miền Bắc Trung phần (Nghệ-Tĩnh-Bình). Không khí buổi họp sáng nay diễn ra hết sức nghiêm trọng. Những tiếng đùa giỡn hằng ngày của các tay quậy phá bây giờ biến mất, nhường chỗ cho sự căng thẳng suy tư của số anh em được chọn đi công tác. Vài ý kiến được nêu lên về nhân sự tham dự lần này quá ít, nhưng được ông trả lời vắn tắt: "Càng ít chúng ta càng dễ dàng xoay xở".
Vấn đề điều hành công tác hiện vượt ngoài khả năng và thẩm quyền của mỗi nhân viên. Từ vùng xa xôi miền Nam gửi toán ra hoạt động tận ngoài làng xã miền Bắc đâu phải là chuyện dễ dàng! Tất cả phong cảnh địa thế hoàn toàn khác lạ. Đặc biệt công tác được thi hành vào lúc ban đêm, chẳng khác chi như đám "người mù sờ voi". Chưa nói đến vấn đề phòng thủ hết sức nghiêm ngặt mà chính quyền Cộng Sản Bắc Việt đang áp đặt lên dân chúng miền Bắc bằng phương pháp kiểm soát hộ khẩu từng thôn ấp, từng địa phương hết sức tinh vi khắc nghiệt. Ngay trong các ghe đánh cá ngoài khơi cũng có các cán bộ của hợp tác xã ngư nghiệp hoặc công an đi theo kiểm soát. Bằng chứng là một số tù binh cán bộ Bắc Việt khi bị bắt đưa về giải giao căn cứ Phượng Hoàng thuộc Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc họ đều khai báo mọi mặt, đủ cho biết đời sống dân chúng miền Bắc thời đó rất khác xa với đời sống trong miền Nam tự do.
Vào thời điểm này hệ thống phòng thủ nhân dân miền Bắc đã được kiện toàn hết sức chặt chẽ, khiến mọi toán viên chúng tôi thật rất lo lắng nhất là khi nghe trưởng toán đề cập tới nhiệm vụ vào làng tìm bắt cán bộ, tức là đã tự "tìm vào cái bẫy của chúng". Tuy rằng ngoài mặt ai nấy vẫn tỏ thái độ hết sức trầm tĩnh, cốt không để lộ tình cảm dao động, nhưng ai nấy cũng dư hiểu và ý thức cao độ chuyến đi lần này được thành công an toàn trở về đều do ở tinh thần liên đới của đồng đội. Bằng ngược lại thì hậu quả thật khó đo lường.
Bắt đầu từ chiều hôm đó, cứ mỗi buổi tối khi mặt trời đã tắt bóng và màn đêm phủ xuống, chín nhân viên kể cả trưởng toán là mười và số cố vấn SEAL huấn luyện, tất cả âm thầm đi ra bờ biển cách cổng trước của trại 9 lực lượng Biệt Hải khoảng 500 thước thực tập. Có đôi lúc toán được học tập phía cổng sau sát gần chân núi. Trong giờ huấn luyện, tuy không ai nhắc nhở cho ai nhưng tất cả đều ý thức và chăm chú học tập. Lúc thì ở ngồi khơi dùng thuyền cao su bơi vào bờ, khi thì tập di hành rất xa trên nhiều địa hình khác biệt. Có nhiều đêm, cả toán bất ngờ tìm cách đột kích chớp nhoáng vào các phòng ngủ của trại Dân Sự Chiến Đấu, là đơn vị phòng thủ của doanh trại Biệt Hải hay phòng ốc của các cố vấn Hoa Kỳ, tìm bắt những ai hiện diện trong đó giả như tù binh và dẫn tất cả ra ngoài bờ biển, hầu giúp cho nhân viên toán làm quen với phần vụ trách nhiệm y như lúc thi hành thật sự.
Vài ngày cuối cùng trước khi chính thức thật sự ra đi, toán Nimbus chúng tôi được các chiến đỉnh PTF chở đến thực hành công tác tại những vùng dân cư xôi đậu nằm phía trong bờ biển Cửa Đại, Hội An-Quảng Nam, hoặc dọc bờ biển Quảng Ngãi đi vô. Những vùng này ban đêm hoàn toàn do du kích Cộng Sản kiểm soát. Mục đích là cấp trên muốn đo lường khả năng ứng phó của toán, và đồng thời giúp nhân viên trong toán quen với tình huống của mục tiêu miền Bắc sau này. Đa số những toán thực tập vào vùng xôi đậu đều đã chạm địch và thỉnh thoảng cũng xảy ra thương vong. Thời gian huấn luyện trôi qua thật nhanh và ngày giờ công tác thật sự đã điểm!
Giữa Tháng Sáu năm 1967 vào buổi chiều, trước giờ khởi hành tất cả nhân viên công tác đều có mặt tham dự một buổi thuyết trình ngắn gọn. Toán gồm mười anh em, chia nhau ngồi vòng tròn trong văn phòng của toán Nimbus. Các lần thuyết trình công tác như thế này hoàn toàn không có cố vấn Mỹ tham dự mà do nhân viên Việt Nam phụ trách. Thỉnh thoảng mới có các cán bộ cao cấp của sở xuống dự thính.
Trước mặt mọi người đặt một sa bàn do phòng hành quân thiết kế hết sức tỉ mỉ. Trong đó hiện lên những con đường quanh co dẫn tới bìa làng, địa thế sông rạch, cây cối, nhà cửa tất cả đều được dẫn giải hết sức đầy đủ. Phía trên tường treo hơn chục tấm không ảnh U2 trắng đen, tất cả đều lờ mờ không mấy rõ ràng do máy bay thám thính trên cao chụp được và ghi theo số thứ tự. Bên cạnh một tấm bảng đen có ghi ngày, tháng đề rõ mục tiêu thuộc tỉnh... Bắc Việt.
Theo thuyết trình viên trưởng toán, đêm nay chúng ta nhận nhiệm vụ đi vào Quảng Bình tìm bắt một cán bộ cao cấp từ Hà Nội mới tới theo nguồn tin tình báo cho biết.
Thoạt nghe, tất cả đều tưởng tượng như truyện trinh thám nhưng khác ở chỗ đây là lệnh công tác thật sự mà mọi người bắt buộc phải thi hành. Tất cả anh em có mặt trong phòng thảy đều hồi hộp im lặng và cố lắng nghe, ghi tâm những lời trình bày hết sức mạch lạc của người trưởng toán qua lời lẽ đầy vẻ cương quyết khiến không khí căn phòng bây giờ trở nên yên tĩnh khác thường. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào ông nhìn không chớp. Thỉnh thoảng, vài câu hỏi được nêu ra từ những thắc mắc của các toán viên nhưng không kém phần nghiêm túc. Cuối cùng, mọi người đều thấu hiểu về tầm quan trọng của chuyến công tác đêm nay. Trước khi chấm dứt ông tiếp, tất cả cấp trên họ đều mong muốn chúng ta hoàn tất nhiệm vụ, mọi người có mặt đồng loạt đáp lại "cố gắng".
**************
Khoảng hai giờ sau, đúng như dự đoán của mọi người trưởng toán đi họp về. Ông vào phòng vội vàng ra lệnh tập họp anh em và cho biết toán Nimbus được lệnh cấp trên kể từ hôm nay, tất cả mọi người đặt trong tình trạng cấm trại hành quân chuẩn bị cho chuyến công tác xâm nhập sắp tới. Theo ông, nhiệm vụ chuyến này có phần phức tạp và đầy khó khăn. Bằng phương cách nào đó, toán phải tìm bắt cho được một cán bộ cao cấp của Bắc Việt trong làng. Còn những chi tiết khác chẳng hạn như địa điểm công tác hoặc tình hình nơi chốn sắp sửa thi hành thì chúng tôi không được trưởng toán cho biết. Đồng thời, ông tự mình tuyển chọn chín nhân viên trong số nhiều anh em hiện diện.
Đặc biệt chuyến này trưởng toán còn chỉ định hai tiền sát viên có thổ âm gốc người miền Bắc Trung phần (Nghệ-Tĩnh-Bình). Không khí buổi họp sáng nay diễn ra hết sức nghiêm trọng. Những tiếng đùa giỡn hằng ngày của các tay quậy phá bây giờ biến mất, nhường chỗ cho sự căng thẳng suy tư của số anh em được chọn đi công tác. Vài ý kiến được nêu lên về nhân sự tham dự lần này quá ít, nhưng được ông trả lời vắn tắt: "Càng ít chúng ta càng dễ dàng xoay xở".
Vấn đề điều hành công tác hiện vượt ngoài khả năng và thẩm quyền của mỗi nhân viên. Từ vùng xa xôi miền Nam gửi toán ra hoạt động tận ngoài làng xã miền Bắc đâu phải là chuyện dễ dàng! Tất cả phong cảnh địa thế hoàn toàn khác lạ. Đặc biệt công tác được thi hành vào lúc ban đêm, chẳng khác chi như đám "người mù sờ voi". Chưa nói đến vấn đề phòng thủ hết sức nghiêm ngặt mà chính quyền Cộng Sản Bắc Việt đang áp đặt lên dân chúng miền Bắc bằng phương pháp kiểm soát hộ khẩu từng thôn ấp, từng địa phương hết sức tinh vi khắc nghiệt. Ngay trong các ghe đánh cá ngoài khơi cũng có các cán bộ của hợp tác xã ngư nghiệp hoặc công an đi theo kiểm soát. Bằng chứng là một số tù binh cán bộ Bắc Việt khi bị bắt đưa về giải giao căn cứ Phượng Hoàng thuộc Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc họ đều khai báo mọi mặt, đủ cho biết đời sống dân chúng miền Bắc thời đó rất khác xa với đời sống trong miền Nam tự do.
Vào thời điểm này hệ thống phòng thủ nhân dân miền Bắc đã được kiện toàn hết sức chặt chẽ, khiến mọi toán viên chúng tôi thật rất lo lắng nhất là khi nghe trưởng toán đề cập tới nhiệm vụ vào làng tìm bắt cán bộ, tức là đã tự "tìm vào cái bẫy của chúng". Tuy rằng ngoài mặt ai nấy vẫn tỏ thái độ hết sức trầm tĩnh, cốt không để lộ tình cảm dao động, nhưng ai nấy cũng dư hiểu và ý thức cao độ chuyến đi lần này được thành công an toàn trở về đều do ở tinh thần liên đới của đồng đội. Bằng ngược lại thì hậu quả thật khó đo lường.
Bắt đầu từ chiều hôm đó, cứ mỗi buổi tối khi mặt trời đã tắt bóng và màn đêm phủ xuống, chín nhân viên kể cả trưởng toán là mười và số cố vấn SEAL huấn luyện, tất cả âm thầm đi ra bờ biển cách cổng trước của trại 9 lực lượng Biệt Hải khoảng 500 thước thực tập. Có đôi lúc toán được học tập phía cổng sau sát gần chân núi. Trong giờ huấn luyện, tuy không ai nhắc nhở cho ai nhưng tất cả đều ý thức và chăm chú học tập. Lúc thì ở ngồi khơi dùng thuyền cao su bơi vào bờ, khi thì tập di hành rất xa trên nhiều địa hình khác biệt. Có nhiều đêm, cả toán bất ngờ tìm cách đột kích chớp nhoáng vào các phòng ngủ của trại Dân Sự Chiến Đấu, là đơn vị phòng thủ của doanh trại Biệt Hải hay phòng ốc của các cố vấn Hoa Kỳ, tìm bắt những ai hiện diện trong đó giả như tù binh và dẫn tất cả ra ngoài bờ biển, hầu giúp cho nhân viên toán làm quen với phần vụ trách nhiệm y như lúc thi hành thật sự.
Vài ngày cuối cùng trước khi chính thức thật sự ra đi, toán Nimbus chúng tôi được các chiến đỉnh PTF chở đến thực hành công tác tại những vùng dân cư xôi đậu nằm phía trong bờ biển Cửa Đại, Hội An-Quảng Nam, hoặc dọc bờ biển Quảng Ngãi đi vô. Những vùng này ban đêm hoàn toàn do du kích Cộng Sản kiểm soát. Mục đích là cấp trên muốn đo lường khả năng ứng phó của toán, và đồng thời giúp nhân viên trong toán quen với tình huống của mục tiêu miền Bắc sau này. Đa số những toán thực tập vào vùng xôi đậu đều đã chạm địch và thỉnh thoảng cũng xảy ra thương vong. Thời gian huấn luyện trôi qua thật nhanh và ngày giờ công tác thật sự đã điểm!
Giữa Tháng Sáu năm 1967 vào buổi chiều, trước giờ khởi hành tất cả nhân viên công tác đều có mặt tham dự một buổi thuyết trình ngắn gọn. Toán gồm mười anh em, chia nhau ngồi vòng tròn trong văn phòng của toán Nimbus. Các lần thuyết trình công tác như thế này hoàn toàn không có cố vấn Mỹ tham dự mà do nhân viên Việt Nam phụ trách. Thỉnh thoảng mới có các cán bộ cao cấp của sở xuống dự thính.
Trước mặt mọi người đặt một sa bàn do phòng hành quân thiết kế hết sức tỉ mỉ. Trong đó hiện lên những con đường quanh co dẫn tới bìa làng, địa thế sông rạch, cây cối, nhà cửa tất cả đều được dẫn giải hết sức đầy đủ. Phía trên tường treo hơn chục tấm không ảnh U2 trắng đen, tất cả đều lờ mờ không mấy rõ ràng do máy bay thám thính trên cao chụp được và ghi theo số thứ tự. Bên cạnh một tấm bảng đen có ghi ngày, tháng đề rõ mục tiêu thuộc tỉnh... Bắc Việt.
Theo thuyết trình viên trưởng toán, đêm nay chúng ta nhận nhiệm vụ đi vào Quảng Bình tìm bắt một cán bộ cao cấp từ Hà Nội mới tới theo nguồn tin tình báo cho biết.
Thoạt nghe, tất cả đều tưởng tượng như truyện trinh thám nhưng khác ở chỗ đây là lệnh công tác thật sự mà mọi người bắt buộc phải thi hành. Tất cả anh em có mặt trong phòng thảy đều hồi hộp im lặng và cố lắng nghe, ghi tâm những lời trình bày hết sức mạch lạc của người trưởng toán qua lời lẽ đầy vẻ cương quyết khiến không khí căn phòng bây giờ trở nên yên tĩnh khác thường. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào ông nhìn không chớp. Thỉnh thoảng, vài câu hỏi được nêu ra từ những thắc mắc của các toán viên nhưng không kém phần nghiêm túc. Cuối cùng, mọi người đều thấu hiểu về tầm quan trọng của chuyến công tác đêm nay. Trước khi chấm dứt ông tiếp, tất cả cấp trên họ đều mong muốn chúng ta hoàn tất nhiệm vụ, mọi người có mặt đồng loạt đáp lại "cố gắng".
Máy bay thám thính U2 của không lực Hoa Kỳ
Toán rời trại đúng bốn giờ chiều cùng ngày gồm mười toán viên với hai xuồng cao su được đặt trên một trong hai chiếc GMC đều mang số xe ẩn tế màu xanh lá cây, có chữ T ở đầu. Đến phiên mọi người lặng lẽ nối gót leo lên ngồi đối diện hai bên thành ghế. Trần xe sau đó được người tài xế Mỹ kéo xuống bao phủ kín mít. Lần này cũng do hai người tài xế cố vấn của toán chở thẳng xuống cầu tàu ở bên kia đường, cách trại Trần Hưng Đạo của lực lượng Hải Tuần khoảng vài trăm mét. Đoạn đường này chúng tôi từng đi qua nhiều lần nên đã quá quen thuộc. Thời gian hơn nửa tiếng đồng hồ ngồi trên xe ai nấy bất động. Thỉnh thoảng chỉ nhìn nhau một cách trầm ngâm như ngầm chia sẻ nỗi khó khăn bất trắc trong những giờ sắp đến. Quả thật tình đồng đội chưa lúc nào cảm thấy trân quí như lúc bấy giờ và nó đã tự vượt ra ngoài khuôn khổ tình cảm của gia đình vợ con. Trong thời gian vỏn vẹn vài giờ nữa thôi, con tàu định mệnh sẽ chuyên chở mọi người âm thầm chạy qua khỏi vĩ tuyến 17 để thi hành một phần vụ hết sức táo bạo và nguy hiểm. Trong lòng tôi chợt nghĩ dại, biết đâu trong số anh em và cả chính tôi sẽ không có may mắn để gặp lại người thân sáng sớm hôm sau!
Nhận xét chung của anh em chúng tôi là mỗi lần có tên đi thi hành công tác thì ai nấy đều tâm trạng xôn xao, hồi hộp. Nhưng có một điều thật lạ lùng và khó hiểu là khi đã đặt chân trên phần đất địch thì sự lo sợ ban đầu bỗng nhiên tiêu tan. Bấy giờ chỉ biết hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng để kịp thời gian trở ra điểm hẹn.
Mải suy nghĩ vẩn vơ, hai chiếc GMC chạy tới bến tàu lúc nào không hay và hiện dừng lại trên một khoảng đất trống, gần cầu tàu bên cạnh văn phòng hành quân của Sở. Người trưởng toán ngồi trước cạnh viên tài xế Mỹ vội vàng nhanh nhẹn mở cửa xe, đi thẳng vào phòng Bộ Chỉ Huy hành quân họp bàn lần cuối cùng với những sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ và các hạm trưởng PTF tham dự. Mục đích là để mọi phía phối hợp chặt chẽ cho chuyến công tác xâm nhập của toán tối nay. Phía ngoài, nhân viên chúng tôi cặm cụi chuyền mang hành lý cá nhân, phụ khiêng xuồng cao su, máy, bình xăng v.v..., tất cả dụng cụ được mang xuống đặt trên boong tầu của chiếc PTF phụ trách chở toán.
Đúng năm giờ chiều, một hồi còi trên đài chỉ huy tàu PTF hú vang báo hiệu đoàn tàu sắp sửa rời bến. Thời tiết Tháng Sáu bắt đầu chuyển sang Mùa Hè nên bầu trời trở nên trong xanh và quang đãng, không một gợn mây. Quanh vùng vịnh của Tiên Sa đều sóng êm gió lặng khiến tất cả anh em đều muốn ngồi lại trên boong phía sau phòng lái cố nhìn ngắm cảnh sắc lần cuối. Xa gần, một số ghe thuyền dân chúng hành nghề đang chạy xuôi ngược nom thật vui mắt. Mọi người đang được hít thở không khí trong lành của gió biển thổi tới, khác hẳn với những lần mưa to gió lớn khi mọi người đành phải chui xuống hầm tàu chật chội, ngửi toàn mùi dầu máy bốc ra rất khó chịu, cộng thêm với tiếng máy chạy đinh tai nhức óc làm mọi người dễ bị say sóng. Trong lúc đó, ba chiếc chiến đỉnh PTF nhờ thời tiết thuận lợi vẫn lầm lũi thả hết tốc độ phăng phăng tiến lên phía Bắc. Nhiều đợt sóng lớn nhỏ ầm ầm ập tới nhưng không đủ sức mạnh để ngăn cản đoàn kình ngư từ phương Nam đang chở mười chiến sĩ Biệt Hải tiến vào mục tiêu. Lợi dụng thời gian tầu đang hải hành, mọi người cố tìm cho mình một chỗ khuất gió nằm tĩnh dưỡng dỗ dành giấc ngủ, hầu tăng thêm tinh thần và niềm tin trong những giờ sắp đến.
Khoảng chín giờ đêm, một hồi còi ngắn từ phòng lái vang lên báo cho nhân viên biết giờ sẵn sàng đổ bộ. Hiện con tàu sắp sửa tiến vào điểm mục tiêu của công tác. Sau khi hồi còi chấm dứt, trong phòng bây giờ chẳng ai gọi ai, từ trưởng toán đến nhân viên, mọi người nhất loạt ngồi dậy kiểm soát lại cho mình lần cuối, tất cả dụng cụ mang theo như súng đạn, áo phao, đèn pin, súng hỏa châu đeo vào cổ để bắn báo hiệu cấp cứu khi cần thiết. Trong khoảng khắc, mọi thứ xong xuôi chỉ đợi hạm trưởng ra lệnh.
Đang loay hoay đứng trông vào bờ tìm kiếm vị trí, bỗng ai đó bên cạnh (trời tối nên tôi không nhớ rõ) vỗ vai trao tôi điếu thuốc đang cháy dở dang, bảo hít vài hơi trước khi xuống thuyền cho đỡ thấm lạnh. Nhận điếu thuốc đúng trong lúc lòng đang thèm khói, tôi vội vàng rít liên tục mấy hơi liền, lòng thầm cám ơn lòng tốt của người bạn nhưng trong đầu vụt lên ý nghĩ, tí nữa đây vào bờ nếu chẳng may gặp nạn liệu ta còn có cơ hội để hưởng giây phút thần tiên này nữa hay không?
Vừa lúc đó, tiếng hạm trưởng từ phòng lái dùng loa phóng thanh ra lệnh thả toán đã vội kéo tôi về với thực tại. Hai thuyền cao su được mọi người phụ giúp thòng dây cho thả nhẹ nhàng xuống nước. Tiếp đến, nhân viên phụ trách lái thuyền nổ máy. Vài tiếng ơi ới của anh phụ trách lái thuyền từ dưới vọng lên nhờ các bạn Hải Tuần trên tàu mở dây. Trưởng toán Ấn với hải bàn trên tay chỉ hướng cho thuyền cao su trực chỉ chạy ngay vào bờ biển Quảng Bình. Một lúc sau ngoảnh đầu nhìn lại thấy các PTF xa dần rồi thoáng chốc biến mất hẳn trên mặt biển tối đen.
Nhận xét chung của anh em chúng tôi là mỗi lần có tên đi thi hành công tác thì ai nấy đều tâm trạng xôn xao, hồi hộp. Nhưng có một điều thật lạ lùng và khó hiểu là khi đã đặt chân trên phần đất địch thì sự lo sợ ban đầu bỗng nhiên tiêu tan. Bấy giờ chỉ biết hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng để kịp thời gian trở ra điểm hẹn.
Mải suy nghĩ vẩn vơ, hai chiếc GMC chạy tới bến tàu lúc nào không hay và hiện dừng lại trên một khoảng đất trống, gần cầu tàu bên cạnh văn phòng hành quân của Sở. Người trưởng toán ngồi trước cạnh viên tài xế Mỹ vội vàng nhanh nhẹn mở cửa xe, đi thẳng vào phòng Bộ Chỉ Huy hành quân họp bàn lần cuối cùng với những sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ và các hạm trưởng PTF tham dự. Mục đích là để mọi phía phối hợp chặt chẽ cho chuyến công tác xâm nhập của toán tối nay. Phía ngoài, nhân viên chúng tôi cặm cụi chuyền mang hành lý cá nhân, phụ khiêng xuồng cao su, máy, bình xăng v.v..., tất cả dụng cụ được mang xuống đặt trên boong tầu của chiếc PTF phụ trách chở toán.
Đúng năm giờ chiều, một hồi còi trên đài chỉ huy tàu PTF hú vang báo hiệu đoàn tàu sắp sửa rời bến. Thời tiết Tháng Sáu bắt đầu chuyển sang Mùa Hè nên bầu trời trở nên trong xanh và quang đãng, không một gợn mây. Quanh vùng vịnh của Tiên Sa đều sóng êm gió lặng khiến tất cả anh em đều muốn ngồi lại trên boong phía sau phòng lái cố nhìn ngắm cảnh sắc lần cuối. Xa gần, một số ghe thuyền dân chúng hành nghề đang chạy xuôi ngược nom thật vui mắt. Mọi người đang được hít thở không khí trong lành của gió biển thổi tới, khác hẳn với những lần mưa to gió lớn khi mọi người đành phải chui xuống hầm tàu chật chội, ngửi toàn mùi dầu máy bốc ra rất khó chịu, cộng thêm với tiếng máy chạy đinh tai nhức óc làm mọi người dễ bị say sóng. Trong lúc đó, ba chiếc chiến đỉnh PTF nhờ thời tiết thuận lợi vẫn lầm lũi thả hết tốc độ phăng phăng tiến lên phía Bắc. Nhiều đợt sóng lớn nhỏ ầm ầm ập tới nhưng không đủ sức mạnh để ngăn cản đoàn kình ngư từ phương Nam đang chở mười chiến sĩ Biệt Hải tiến vào mục tiêu. Lợi dụng thời gian tầu đang hải hành, mọi người cố tìm cho mình một chỗ khuất gió nằm tĩnh dưỡng dỗ dành giấc ngủ, hầu tăng thêm tinh thần và niềm tin trong những giờ sắp đến.
Khoảng chín giờ đêm, một hồi còi ngắn từ phòng lái vang lên báo cho nhân viên biết giờ sẵn sàng đổ bộ. Hiện con tàu sắp sửa tiến vào điểm mục tiêu của công tác. Sau khi hồi còi chấm dứt, trong phòng bây giờ chẳng ai gọi ai, từ trưởng toán đến nhân viên, mọi người nhất loạt ngồi dậy kiểm soát lại cho mình lần cuối, tất cả dụng cụ mang theo như súng đạn, áo phao, đèn pin, súng hỏa châu đeo vào cổ để bắn báo hiệu cấp cứu khi cần thiết. Trong khoảng khắc, mọi thứ xong xuôi chỉ đợi hạm trưởng ra lệnh.
Đang loay hoay đứng trông vào bờ tìm kiếm vị trí, bỗng ai đó bên cạnh (trời tối nên tôi không nhớ rõ) vỗ vai trao tôi điếu thuốc đang cháy dở dang, bảo hít vài hơi trước khi xuống thuyền cho đỡ thấm lạnh. Nhận điếu thuốc đúng trong lúc lòng đang thèm khói, tôi vội vàng rít liên tục mấy hơi liền, lòng thầm cám ơn lòng tốt của người bạn nhưng trong đầu vụt lên ý nghĩ, tí nữa đây vào bờ nếu chẳng may gặp nạn liệu ta còn có cơ hội để hưởng giây phút thần tiên này nữa hay không?
Vừa lúc đó, tiếng hạm trưởng từ phòng lái dùng loa phóng thanh ra lệnh thả toán đã vội kéo tôi về với thực tại. Hai thuyền cao su được mọi người phụ giúp thòng dây cho thả nhẹ nhàng xuống nước. Tiếp đến, nhân viên phụ trách lái thuyền nổ máy. Vài tiếng ơi ới của anh phụ trách lái thuyền từ dưới vọng lên nhờ các bạn Hải Tuần trên tàu mở dây. Trưởng toán Ấn với hải bàn trên tay chỉ hướng cho thuyền cao su trực chỉ chạy ngay vào bờ biển Quảng Bình. Một lúc sau ngoảnh đầu nhìn lại thấy các PTF xa dần rồi thoáng chốc biến mất hẳn trên mặt biển tối đen.
Hiện giờ trong đất liền thấp thoáng nhiều đám cháy đang lập lòe mỗi lúc một lớn dần theo hướng tiến của hai chiếc thuyền cao su đang đà chạy vào. Tất cả đám cháy này đều phát xuất do các phi vụ do không lực Hoa kỳ từ hạm đội bay vào oanh tạc. Phía dưới đất, nhiều đường đạn lửa phòng không của bộ đội Bắc Việt bắn lên cùng lúc. Tiếp theo là ánh sáng hỏa châu từ các phản lực cơ lần lượt bung ra để ngăn cản hỏa tiễn tầm nhiệt trong đêm khiến cho vùng trời Quảng Bình rực sáng đã giúp chúng tôi ở ngoài thuyền trông thấy một cách dễ dàng. Mọi người trên thuyền đều nghĩ không ngờ chiến trường miền Bắc cũng sôi nổi tang thương, đâu thua kém gì chiến trường trong miền Nam hiện thời.
Trưởng toán Ấn ngồi cạnh cầm máy liên lạc báo thẩm quyền ngồi PTF biết hiện hai thuyền cao su đã tiến gần sát mục tiêu. Bất chợt, ông bảo người lái thuyền tắt máy rồi ra dấu cho mọi người lấy dầm chèo tay chèo nhè nhẹ cho thuyền tiến vào bờ vì sợ tiếng máy trên xuồng cao su gây nên tiếng động tạo sự chú ý cho những toán dân quân bộ đội đang tuần tiễu trên bờ.
Khi thuyền cao su cách bờ khoảng 1,000 mét ông bèn cắt hai người ở lại giữ thuyền và dặn dò họ phải bảo vệ cẩn thận. Còn lại tám người, chân nhái súng đạn nhẹ nhàng lao mình xuống nước, bám nhau bơi thẳng vào bờ. Khi chân chấm đất, hai tiền sát vội chia hướng chạy lên phía trước quan sát địa thế. Hồi lâu, một trong hai người đứng trên ra dấu an toàn bằng đèn hiệu. Nhận đúng ám hiệu, trưởng toán Ấn cho lệnh tất cả chạy nhanh về hướng tiền sát đang đợi.
Theo sự hoạch định ở phòng thuyết trình thì toán có bổn phận len lỏi tìm kiếm đến nhà cán bộ, nhưng khổ nỗi trước mắt hiện thời quang cảnh hoàn toàn khác hẳn những gì đã được mô tả trong phòng thuyết trình. Từ thời tiết đến cảnh vật, tất cả đều lạ lẫm thì làm sao tìm đến được nhà cán bộ trú ngụ lúc này! Giờ thì "một phút lỗi lầm, ngàn năm di hận".
Sau mấy phút suy nghĩ, trưởng toán Ấn nhanh chóng quyết định, gọi hai tiền sát đến bảo nhỏ, hai anh cố bám theo đường mòn đi lần tới bìa làng rồi tìm vào căn nhà đầu tiên ráng bắt cho được một người, bất luận đàn ông hay đàn bà rồi khôn khéo dụ hỏi may có thể tìm ra manh mối.
Hai người tiền sát y lời cùng sáu anh em âm thầm mò mẫm lần tới. May thay họ đã gặp được một căn nhà lá xiêu vẹo nằm trơ trọi đầu xóm, sát bên lề đường. Theo lời căn dặn của trưởng toán, Thi và Tiến len lỏi vào đứng trước cửa nhà gõ cửa. Ở trong có tiếng vọng ra hỏi lớn: "Ai đó?" ù ù. Với giọng phát âm rất đúng địa phương Quảng Bình, Thi lên tiếng: "Tụi tui là công an của huyện, yêu cầu đồng chí mở cửa". Cánh cửa phên từ từ hé mở. Một người đàn ông lớn tuổi đứng trong ló đầu ra ngoài, trên tay đang cầm một ngọn đèn dầu đốt bằng tim bấc. Khi ông này nhìn thấy hai người tiền sát tất cả đều mặc áo quần bà ba đen, quần xắn ống cao ống thấp lộ hẳn đôi dép râu Bình Trị, trên vai cả hai đều mang AK-47 như thể các công an của huyện xã thứ thiệt làm cho người đàn ông tưởng thật không tỏ vẻ nghi ngờ. Sẵn đó, hai anh liền yêu cầu ông ra trước sân nhà nói chuyện cho tiện. Lúc đó tổ bắt tù binh ai nấy bố trí sẵn sàng trong các lùm cây bên hông nhà. Vừa trông thấy người đàn ông lững thững đi ra, nhanh như cắt tất cả nhảy ra cùng một lượt mạnh tay đè người đàn ông này xuống, lấy còng khía vào hai cổ tay và đồng thời dí súng vào bên hông dẫn người thường dân kia vừa đi vừa chạy, thoát nhanh khỏi căn nhà một quãng khá xa.
Lúc ấy cả thân người ông run lên bần bật, miệng thốt không thành tiếng. Từ trong bóng đêm, trưởng toán đi lại ghé sát tai người thường dân và hỏi: "Đồng chí có biết chỗ ở của người cán bộ mà hiện chúng tôi muốn gặp hay không? Hãy suy nghĩ và nên thành khẩn khai báo sự thật, nếu cứng đầu la lên e rằng khó toàn tánh mạng".
Theo kinh nghiệm các chuyến trước đây, lúc này nhất cử nhất động của người đàn ông đều được anh em trước sau để mắt theo dõi. Chúng tôi được ông chấp nhận hướng dẫn toán băng qua nhiều căn nhà trong xóm. Từ nãy đến giờ tính ra khá lâu, có lẽ vì sự nôn nóng của chúng tôi, phần nữa vì không thấy ông dừng lại nghỉ đã làm mọi người lắm lúc đâm ra hồi hộp. Cũng may chưa nghe được tiếng chó sủa trong xóm. Thình lình mọi người thấy ông đứng lại trước mặt một căn nhà cuối xóm rồi lấy tay chỉ vào và nói: "Nè nhà của eng (ông) cán bộ các eng muốn hỏi ở chỗ nớ tề".
Giờ phút này chúng tôi mới thật sự an tâm vì đã đến được mục tiêu nhưng rồi âu lo chuyện khác vì không biết kết quả sắp tới thế nào? Từng tổ tự động chia ra nằm ngồi chờ đợi khoảng ba phút, cốt để theo dõi tình hình chung quanh rồi mới quyết định. Phía trong căn nhà hiện vẫn hoàn toàn vắng lặng. Ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu leo lét trong nhà tỏa không đủ sáng. Ở chỗ chúng tôi đang nằm, ôi thôi từng đàn muỗi đói chúng đánh được mùi đã rủ nhau nhanh nhẹn bay tới vo ve bên tai mỗi lúc càng đông, liên tục sà xuống đâm vào da thịt mọi người hết sức lì lợm. Tất cả anh em bắt buộc phải cắn răng chịu đựng vì sợ gây ra tiếng động lúc này thì hỏng mọi chuyện.
Khi thật sự đã nắm vững tình hình chu vi trong ngồi căn nhà, trưởng toán ra dấu cho từng tổ tìm cách đi sát vào gần nhà rồi chia nhau nằm án ngữ các lối ra vào. Lúc này, bổn phận hai anh Thi và Tiến là đi sát vào gần rồi lấy tay gõ nhẹ trên vách thành cửa và đồng thời lên tiếng: "Tụi tui thuộc bộ đội công an huyện, được lệnh về đây để hợp tác làm việc với đồng chí".
Tức thời trong nhà có người đi ra mở cửa. Lợi dụng lúc bất ngờ sơ hở, tổ bắt tù binh đồng loạt đạp cửa xông vào nhà nhưng chỉ trông thấy một mình người cán bộ. Phần vì bất ngờ, phần vì tổ bắt tù binh ra tay quá nhanh và mạnh khiến tên cán bộ không kịp phản ứng. Mọi người hè nhau xáp lại dùng thế kẹp cổ, còng tay bịt miệng lôi y dẫn chạy ra ngoài. Anh em còn lại trông thấy tất cả hiểu ý vội rời mục tiêu. Sau khi rời khỏi căn nhà của tên cán bộ chưa đầy mười phút, chúng tôi chợt nghe thấy tiếng mõ, tiếng phèng la gõ báo động liên tục khắp nơi. Tiếp đến, nhiều loạt đạn của toán dân quân bắn đuổi theo về phía chúng tôi đang di chuyển.
Biết toán đã bị bại lộ, mọi người càng ra sức thúc hối vừa đi vừa chạy, cố tìm hướng thẳng ra bờ biển thoát thân. Trong phút giây hiểm nguy gần kề anh em không thể dẫn theo hai người tù binh cùng một lúc. Vì sợ không kịp thời gian nên trưởng toán Ấn quyết định thả người thường dân cho về và chỉ dẫn tên cán bộ chạy theo toán trên đường rút lui. Riêng tổ hậu vệ đi sau thỉnh thoảng phải đứng lại bắn trả nhiều loạt AK truy cản cho toán phía trước.
Đang lúc cấp bách thập phần nguy hiểm ấy, một cơn mưa giông đột nhiên xuất hiện rồi ào ạt trút nước xuống như thác khiến bầu trời đang tối lại càng tối thêm, vô tình đã gây ra không biết bao nhiêu trở ngại cho toán trên đường rút lui.
Phía trước, hai tiền sát vẫn lầm lũi xông xáo tìm đường đi ra. Tuy nhiên, bây giờ đường lối trở nên trầy trụa và trơn ướt vì bị cơn giông vừa rồi làm tiền sát viên Nguyễn Văn Tiến trong lúc bất ngờ trợt chân té ngã cả người xuống một hố sâu, ước chừng 15 đến 20 thước. Không rõ hố này có phải là hố bom do phi cơ oanh tạc hay là hố của dân chúng đào để ẩn tránh máy bay bỏ lại.
Ngay lúc đó trên miệng hầm, một số anh em nghe được phía dưới báo lên cho biết hiện anh Tiến đã gãy một chân không còn đứng vững được nữa. Cùng lúc đó, tiếng súng lẫn tiếng mõ, tiếng dân quân biên phòng la hét chạy đến tìm cách bao vây chúng tôi mỗi lúc một gần thêm. Trưởng toán Ấn ra lệnh phân nửa toán vòng ngoài bắn chận hậu, cốt kéo dài thời gian. Số anh em còn lại cố tìm phương cách giúp kéo anh Tiến lên khỏi miệng hầm nhưng cuối cùng vẫn không đạt được kết qủa. Thông thường, tổ phụ trách tù binh chỉ mang theo tối đa là 7 hoặc 10 thước dây, vừa đủ trói và dẫn dắt tù binh. Sợi dây này còn được dùng để kéo tù binh từ bờ ra thuyền cao su. Nhưng hiện giờ, sợi dây đang được dùng để cột người tù binh cán bộ và chiều dài đoạn dây cũng không đủ để thòng xuống phía dưới cứu anh Tiến lên. Mọi người đành đứng trên miệng hố thúc thủ!
Trước nghịch cảnh hiện tại không phương kế cứu cấp, còn người bạn ở dưới thì đang ngước lên chờ đợi từng phút từng giây. Trong lúc đó, dân quân bộ đội của chúng đang huy động từ từ siết chặt vòng vây. Vài anh em động lòng thương cảm lấy đèn pin rọi xuống hố thấy hình bóng của anh Tiến dưới đó lờ mờ ngước trông lên mà lòng càng thêm tê tái! Hoàn cảnh sao xảy ra trớ trêu đến thế, không đầy một tiếng đồng hồ nữa thôi, anh Tiến và chúng tôi tất cả sẽ xuống thuyền trở ra tàu về Nam, được gặp lại vợ con và những người thân thuộc.
Trong khi tất cả ở trên lính quýnh suy tính tìm cách, bỗng nghe anh Tiến từ dưới vọng lên: "Giờ phút này các bạn không còn cách gì cứu tôi được nữa! Vì an toàn và trách nhiệm các anh cứ về đi". Mới cách vài tiếng đồng hồ trước đây, anh cùng chúng tôi san sẻ hiểm nguy với nhau, thế mà bây giờ định mệnh lại cố tình ngăn cách làm kẻ dưới người trên bờ âm thầm tuyệt vọng. Làm sao có thể đành tâm bỏ anh một mình trong hoàn cảnh bức thiết thế này?
Trên mặt kim đồng hồ hiện điểm gần 5 giờ sáng, giờ báo hiệu hối thúc anh em hãy mau tìm đến gặp nhau tại điểm hẹn. Trước tình thế lưỡng nan đó, trưởng toán đành miễn cưỡng đi lại miệng hầm, cúi xuống thay mặt anh em nghẹn ngào nói lời từ biệt, rồi ra lệnh dẫn tên tù binh tiếp tục mở đường tháo chạy.
Khi tất cả đã lội ra được ngoài thuyền cao su đầy đủ, trưởng toán Ấn gọi báo cáo tình hình cho thẩm quyền ở ngoài chiến đỉnh PTF và trình bày sự việc. Các hạm trưởng khuyên toán hãy gắng đậu lại chờ thêm thời gian, biết đâu sẽ thấy được dấu hiệu anh Tiến. Nhưng giây phút trôi qua càng lúc càng nhanh mà tin tức về Biệt Hải Nguyễn Văn Tiến thì mỗi lúc càng thêm biền biệt. Ngước nhìn hướng Đông, vầng thái dương sắp ló dạng lên cao nên toán chúng tôi không thể nán đợi thêm nữa. Ở phía trong bờ, bộ đội dân quân biên phòng Bắc Việt vẫn đang đi tìm kiếm lùng bắt. Cuối cùng, tất cả đành hướng vào bờ như một lời vĩnh biệt âm thầm tiễn anh Tiến lần cuối. Cả hai thuyền cao su đều trực chỉ chạy ra hướng PTF.
Trưởng toán Ấn ngồi cạnh cầm máy liên lạc báo thẩm quyền ngồi PTF biết hiện hai thuyền cao su đã tiến gần sát mục tiêu. Bất chợt, ông bảo người lái thuyền tắt máy rồi ra dấu cho mọi người lấy dầm chèo tay chèo nhè nhẹ cho thuyền tiến vào bờ vì sợ tiếng máy trên xuồng cao su gây nên tiếng động tạo sự chú ý cho những toán dân quân bộ đội đang tuần tiễu trên bờ.
Khi thuyền cao su cách bờ khoảng 1,000 mét ông bèn cắt hai người ở lại giữ thuyền và dặn dò họ phải bảo vệ cẩn thận. Còn lại tám người, chân nhái súng đạn nhẹ nhàng lao mình xuống nước, bám nhau bơi thẳng vào bờ. Khi chân chấm đất, hai tiền sát vội chia hướng chạy lên phía trước quan sát địa thế. Hồi lâu, một trong hai người đứng trên ra dấu an toàn bằng đèn hiệu. Nhận đúng ám hiệu, trưởng toán Ấn cho lệnh tất cả chạy nhanh về hướng tiền sát đang đợi.
Theo sự hoạch định ở phòng thuyết trình thì toán có bổn phận len lỏi tìm kiếm đến nhà cán bộ, nhưng khổ nỗi trước mắt hiện thời quang cảnh hoàn toàn khác hẳn những gì đã được mô tả trong phòng thuyết trình. Từ thời tiết đến cảnh vật, tất cả đều lạ lẫm thì làm sao tìm đến được nhà cán bộ trú ngụ lúc này! Giờ thì "một phút lỗi lầm, ngàn năm di hận".
Sau mấy phút suy nghĩ, trưởng toán Ấn nhanh chóng quyết định, gọi hai tiền sát đến bảo nhỏ, hai anh cố bám theo đường mòn đi lần tới bìa làng rồi tìm vào căn nhà đầu tiên ráng bắt cho được một người, bất luận đàn ông hay đàn bà rồi khôn khéo dụ hỏi may có thể tìm ra manh mối.
Hai người tiền sát y lời cùng sáu anh em âm thầm mò mẫm lần tới. May thay họ đã gặp được một căn nhà lá xiêu vẹo nằm trơ trọi đầu xóm, sát bên lề đường. Theo lời căn dặn của trưởng toán, Thi và Tiến len lỏi vào đứng trước cửa nhà gõ cửa. Ở trong có tiếng vọng ra hỏi lớn: "Ai đó?" ù ù. Với giọng phát âm rất đúng địa phương Quảng Bình, Thi lên tiếng: "Tụi tui là công an của huyện, yêu cầu đồng chí mở cửa". Cánh cửa phên từ từ hé mở. Một người đàn ông lớn tuổi đứng trong ló đầu ra ngoài, trên tay đang cầm một ngọn đèn dầu đốt bằng tim bấc. Khi ông này nhìn thấy hai người tiền sát tất cả đều mặc áo quần bà ba đen, quần xắn ống cao ống thấp lộ hẳn đôi dép râu Bình Trị, trên vai cả hai đều mang AK-47 như thể các công an của huyện xã thứ thiệt làm cho người đàn ông tưởng thật không tỏ vẻ nghi ngờ. Sẵn đó, hai anh liền yêu cầu ông ra trước sân nhà nói chuyện cho tiện. Lúc đó tổ bắt tù binh ai nấy bố trí sẵn sàng trong các lùm cây bên hông nhà. Vừa trông thấy người đàn ông lững thững đi ra, nhanh như cắt tất cả nhảy ra cùng một lượt mạnh tay đè người đàn ông này xuống, lấy còng khía vào hai cổ tay và đồng thời dí súng vào bên hông dẫn người thường dân kia vừa đi vừa chạy, thoát nhanh khỏi căn nhà một quãng khá xa.
Lúc ấy cả thân người ông run lên bần bật, miệng thốt không thành tiếng. Từ trong bóng đêm, trưởng toán đi lại ghé sát tai người thường dân và hỏi: "Đồng chí có biết chỗ ở của người cán bộ mà hiện chúng tôi muốn gặp hay không? Hãy suy nghĩ và nên thành khẩn khai báo sự thật, nếu cứng đầu la lên e rằng khó toàn tánh mạng".
Theo kinh nghiệm các chuyến trước đây, lúc này nhất cử nhất động của người đàn ông đều được anh em trước sau để mắt theo dõi. Chúng tôi được ông chấp nhận hướng dẫn toán băng qua nhiều căn nhà trong xóm. Từ nãy đến giờ tính ra khá lâu, có lẽ vì sự nôn nóng của chúng tôi, phần nữa vì không thấy ông dừng lại nghỉ đã làm mọi người lắm lúc đâm ra hồi hộp. Cũng may chưa nghe được tiếng chó sủa trong xóm. Thình lình mọi người thấy ông đứng lại trước mặt một căn nhà cuối xóm rồi lấy tay chỉ vào và nói: "Nè nhà của eng (ông) cán bộ các eng muốn hỏi ở chỗ nớ tề".
Giờ phút này chúng tôi mới thật sự an tâm vì đã đến được mục tiêu nhưng rồi âu lo chuyện khác vì không biết kết quả sắp tới thế nào? Từng tổ tự động chia ra nằm ngồi chờ đợi khoảng ba phút, cốt để theo dõi tình hình chung quanh rồi mới quyết định. Phía trong căn nhà hiện vẫn hoàn toàn vắng lặng. Ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu leo lét trong nhà tỏa không đủ sáng. Ở chỗ chúng tôi đang nằm, ôi thôi từng đàn muỗi đói chúng đánh được mùi đã rủ nhau nhanh nhẹn bay tới vo ve bên tai mỗi lúc càng đông, liên tục sà xuống đâm vào da thịt mọi người hết sức lì lợm. Tất cả anh em bắt buộc phải cắn răng chịu đựng vì sợ gây ra tiếng động lúc này thì hỏng mọi chuyện.
Khi thật sự đã nắm vững tình hình chu vi trong ngồi căn nhà, trưởng toán ra dấu cho từng tổ tìm cách đi sát vào gần nhà rồi chia nhau nằm án ngữ các lối ra vào. Lúc này, bổn phận hai anh Thi và Tiến là đi sát vào gần rồi lấy tay gõ nhẹ trên vách thành cửa và đồng thời lên tiếng: "Tụi tui thuộc bộ đội công an huyện, được lệnh về đây để hợp tác làm việc với đồng chí".
Tức thời trong nhà có người đi ra mở cửa. Lợi dụng lúc bất ngờ sơ hở, tổ bắt tù binh đồng loạt đạp cửa xông vào nhà nhưng chỉ trông thấy một mình người cán bộ. Phần vì bất ngờ, phần vì tổ bắt tù binh ra tay quá nhanh và mạnh khiến tên cán bộ không kịp phản ứng. Mọi người hè nhau xáp lại dùng thế kẹp cổ, còng tay bịt miệng lôi y dẫn chạy ra ngoài. Anh em còn lại trông thấy tất cả hiểu ý vội rời mục tiêu. Sau khi rời khỏi căn nhà của tên cán bộ chưa đầy mười phút, chúng tôi chợt nghe thấy tiếng mõ, tiếng phèng la gõ báo động liên tục khắp nơi. Tiếp đến, nhiều loạt đạn của toán dân quân bắn đuổi theo về phía chúng tôi đang di chuyển.
Biết toán đã bị bại lộ, mọi người càng ra sức thúc hối vừa đi vừa chạy, cố tìm hướng thẳng ra bờ biển thoát thân. Trong phút giây hiểm nguy gần kề anh em không thể dẫn theo hai người tù binh cùng một lúc. Vì sợ không kịp thời gian nên trưởng toán Ấn quyết định thả người thường dân cho về và chỉ dẫn tên cán bộ chạy theo toán trên đường rút lui. Riêng tổ hậu vệ đi sau thỉnh thoảng phải đứng lại bắn trả nhiều loạt AK truy cản cho toán phía trước.
Đang lúc cấp bách thập phần nguy hiểm ấy, một cơn mưa giông đột nhiên xuất hiện rồi ào ạt trút nước xuống như thác khiến bầu trời đang tối lại càng tối thêm, vô tình đã gây ra không biết bao nhiêu trở ngại cho toán trên đường rút lui.
Phía trước, hai tiền sát vẫn lầm lũi xông xáo tìm đường đi ra. Tuy nhiên, bây giờ đường lối trở nên trầy trụa và trơn ướt vì bị cơn giông vừa rồi làm tiền sát viên Nguyễn Văn Tiến trong lúc bất ngờ trợt chân té ngã cả người xuống một hố sâu, ước chừng 15 đến 20 thước. Không rõ hố này có phải là hố bom do phi cơ oanh tạc hay là hố của dân chúng đào để ẩn tránh máy bay bỏ lại.
Ngay lúc đó trên miệng hầm, một số anh em nghe được phía dưới báo lên cho biết hiện anh Tiến đã gãy một chân không còn đứng vững được nữa. Cùng lúc đó, tiếng súng lẫn tiếng mõ, tiếng dân quân biên phòng la hét chạy đến tìm cách bao vây chúng tôi mỗi lúc một gần thêm. Trưởng toán Ấn ra lệnh phân nửa toán vòng ngoài bắn chận hậu, cốt kéo dài thời gian. Số anh em còn lại cố tìm phương cách giúp kéo anh Tiến lên khỏi miệng hầm nhưng cuối cùng vẫn không đạt được kết qủa. Thông thường, tổ phụ trách tù binh chỉ mang theo tối đa là 7 hoặc 10 thước dây, vừa đủ trói và dẫn dắt tù binh. Sợi dây này còn được dùng để kéo tù binh từ bờ ra thuyền cao su. Nhưng hiện giờ, sợi dây đang được dùng để cột người tù binh cán bộ và chiều dài đoạn dây cũng không đủ để thòng xuống phía dưới cứu anh Tiến lên. Mọi người đành đứng trên miệng hố thúc thủ!
Trước nghịch cảnh hiện tại không phương kế cứu cấp, còn người bạn ở dưới thì đang ngước lên chờ đợi từng phút từng giây. Trong lúc đó, dân quân bộ đội của chúng đang huy động từ từ siết chặt vòng vây. Vài anh em động lòng thương cảm lấy đèn pin rọi xuống hố thấy hình bóng của anh Tiến dưới đó lờ mờ ngước trông lên mà lòng càng thêm tê tái! Hoàn cảnh sao xảy ra trớ trêu đến thế, không đầy một tiếng đồng hồ nữa thôi, anh Tiến và chúng tôi tất cả sẽ xuống thuyền trở ra tàu về Nam, được gặp lại vợ con và những người thân thuộc.
Trong khi tất cả ở trên lính quýnh suy tính tìm cách, bỗng nghe anh Tiến từ dưới vọng lên: "Giờ phút này các bạn không còn cách gì cứu tôi được nữa! Vì an toàn và trách nhiệm các anh cứ về đi". Mới cách vài tiếng đồng hồ trước đây, anh cùng chúng tôi san sẻ hiểm nguy với nhau, thế mà bây giờ định mệnh lại cố tình ngăn cách làm kẻ dưới người trên bờ âm thầm tuyệt vọng. Làm sao có thể đành tâm bỏ anh một mình trong hoàn cảnh bức thiết thế này?
Trên mặt kim đồng hồ hiện điểm gần 5 giờ sáng, giờ báo hiệu hối thúc anh em hãy mau tìm đến gặp nhau tại điểm hẹn. Trước tình thế lưỡng nan đó, trưởng toán đành miễn cưỡng đi lại miệng hầm, cúi xuống thay mặt anh em nghẹn ngào nói lời từ biệt, rồi ra lệnh dẫn tên tù binh tiếp tục mở đường tháo chạy.
Khi tất cả đã lội ra được ngoài thuyền cao su đầy đủ, trưởng toán Ấn gọi báo cáo tình hình cho thẩm quyền ở ngoài chiến đỉnh PTF và trình bày sự việc. Các hạm trưởng khuyên toán hãy gắng đậu lại chờ thêm thời gian, biết đâu sẽ thấy được dấu hiệu anh Tiến. Nhưng giây phút trôi qua càng lúc càng nhanh mà tin tức về Biệt Hải Nguyễn Văn Tiến thì mỗi lúc càng thêm biền biệt. Ngước nhìn hướng Đông, vầng thái dương sắp ló dạng lên cao nên toán chúng tôi không thể nán đợi thêm nữa. Ở phía trong bờ, bộ đội dân quân biên phòng Bắc Việt vẫn đang đi tìm kiếm lùng bắt. Cuối cùng, tất cả đành hướng vào bờ như một lời vĩnh biệt âm thầm tiễn anh Tiến lần cuối. Cả hai thuyền cao su đều trực chỉ chạy ra hướng PTF.
Sáng hôm sau về đến trại 9, theo đúng thủ tục, Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải đã phái nhân viên qua tận địa chỉ nhà vợ của Trung Sĩ I Nguyễn Văn Tiến báo cho thân nhân gia đình biết anh đã bị mất tích trong khi thi hành công tác. Sau đó vài hôm, tất cả toán Nimbus chúng tôi đã tới giáo xứ Tam Tòa, Đà Nẵng tham dự lễ cầu bình an cho anh. Chúng tôi luôn tin tưởng và hy vọng anh vẫn còn sống. Nhưng sau năm 1975 và mãi đến bây giờ, vài anh em đôi lần có dịp ghé đến nhà chơi hỏi thăm tin tức về anh nhưng được gia đình cho biết từ đó đến nay không còn nghe thấy tin tức gì về anh cả! Thật sự Biệt Hải Nguyễn Văn Tiến đã không bao giờ trở lại, như chính anh đã từng chấp nhận trước khi gia nhập đơn vị, thề xin chọn cái chết trên phần đất quê hương Quảng Bình, nơi đã sinh ra và cưu mang anh lớn khôn như lời trăn trối trước khi giã từ bạn bè. Trong thân thương âm thầm của mỗi nhân viên Biệt Hải cho dù bất cứ ở đâu, chúng tôi vẫn một lòng một dạ nhớ thương và quí trọng anh. Đặc biệt đối với tất cả các Chiến Sĩ Vô Danh đã Vị Quốc Vong Thân như anh thì...
Còn hay mất vẫn một đời oanh liệt
Mộng kình ngư chưa thỏa chí anh hùng.
Sau thời gian đó không lâu, toán Nimbus chúng tôi lại được Sở Tâm Lý Chiến chỉ định và giao phó một phần vụ công tác để chuyển đưa một số đồ chơi ra vùng Thanh Hóa, Bắc Việt vào dịp Tết Trung Thu năm 1967. Đối với lực lượng Biệt Hải, bất kỳ chuyến công tác nào cũng thuộc vào loại quan trọng. Nhưng đặc biệt chuyến này có thêm vài điểm hết sức khác lạ hơn những chuyến khác rất nhiều. Bởi vì trong một lúc, toán phải thi hành cả hai nhiệm vụ: Đó là bắt cóc cán bộ tại các địa phương miền Bắc đưa về Nam để giao lại cho Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc khai thác tin tức. Ngoài ra, toán Nimbus còn được Sở Tâm Lý Chiến trao thêm trách nhiệm "chiến tranh tâm lý" nữa. Vì lúc đó đúng vào dịp Tết Trung Thu nên toán phải mang những gói quà biếu tặng của PTGTAQ, gồm các thứ kẹo bánh, đồ chơi v.v..., tất cả được đem ra theo chuyến công tác để trao lại cho những gia đình có con em tại một số vùng thuộc miền duyên hải Thanh Hóa.
Tất cả những thứ này đã được Sở Tâm Lý Chiến gói sẵn trong các bọc nylon nhiều lớp hết sức kín đáo vì sợ bị thấm nước. Sáu anh em toán Nimbus chúng tôi chỉ biết thi hành để hoàn tất nhiệm vụ. Vì thế nên chuyến này toán được thực tập hết sức kỹ càng và chu đáo. Ngoài bản đồ và sa bàn, mọi người còn được cấp trên cho xem nhiều tấm không ảnh U2 chụp trong một vùng rất nhiều xóm nhà sát biển nghèo nàn. Cũng như những chuyến trước, vấn đề phương tiện chuyên chở các toán Biệt Hải để thi hành công tác lần này cũng thế, dĩ nhiên đều do các chiến đỉnh PTF của Lực Lượng Hải Tuần đảm trách chở từ Đà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, rồi từ đó các toán mới dùng loại xuồng nhỏ cao su chạy vào các địa điểm công tác.
Đúng hai giờ sáng, chúng tôi đến mục tiêu mà cấp trên đã chỉ định. Đó là một xóm nhà lá chài lưới trông rất nghèo nàn thuộc vùng duyên hải Thanh Hóa. Khi đến nơi, trước tiên chúng tôi dọ hỏi tìm đến nhà trú ngụ của viên cán bộ nhưng không thấy hắn ở nhà. Anh em chỉ gặp toàn là ông già bà lão và một số em nhỏ. Tiện đó, chúng tôi đem ra phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình. Tiếp đến, vài anh em trong toán tìm cách cắm cờ Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc trong khu xóm rồi ngầm ra hiệu cấp tốc rút lui trở ra bờ biển, đề phòng trong nhà sẽ có người đi báo cáo công an.
Trong giây phút gặp gỡ chuyện trò ngắn ngủi đó, anh em đã nghe một số dân chúng nói lời cám ơn rối rít sau khi nhận quà và luôn gọi sáu anh em chúng tôi là cán bộ Mặt Trận. Cùng lúc có vài người trẻ bạo miệng xin được đi theo chúng tôi. Nhưng chuyến này anh em toán không có lệnh bắt thường dân đưa về Nam khai thác tin tức như mọi lần trước đây nên vội từ chối nói khéo "Mặt Trận", tức chúng tôi sẽ đến gặp lại họ trong những lần tới. Theo cảm nghĩ của anh em trong chuyến, với cuộc sống cơ cực đầy khó khăn thế này không biết số quà mà mọi người vừa nhận có được cất giữ để dùng hay lại bị công an của phường, xã tịch thu?
Những phi vụ tối mật thả đồ tiếp liệu cho những toán Biệt Hải hoạt động trong vùng địch
Cho đến bây giờ, ít có người biết được một cách đầy đủ về hoạt động của các toán Biệt Hải chúng tôi trong những chuyến công tác đặc biệt tại những vùng duyên hải miền Bắc Việt Nam. Ngay trong nội bộ Sở PVDH, mọi tin tức cũng đều được giữ kín. Các nhân viên Biệt Hải vẫn chưa bao giờ được chia xẻ những giây phút hiểm nguy bậc nhất trong cuộc đời của mình mà vẫn phải giữ kín cho đến ngày hôm nay. Hy vọng bài viết này đã nói lên được một vài điều bí mật về cuộc chiến Việt Nam.
Biệt Hải Hồng Phúc
(Thành viên toán Nimbus trong thời điểm 1965-1968)
Kế Hoạch Delta của Lực Lượng Ðặc Biệt Việt-Mỹ
Vương Hồng Anh
Trong bài viết giới thiệu đơn vị đặc nhiệm Nghiên Cứu và Quan Sát (Studies and Observations Group, gọi tắt là SOG), chúng tôi đã lược trình một số hoạt động của các toán biệt kích trong nhiệm vụ xâm nhập và tấn công một số vị trí của Công quân tại miền Bắc, tại Lào và Cam Bốt trong năm 1964. Cũng vào năm này, song song với các hoạt động của các toán thuộc SOG do các sĩ quan Hoa Kỳ điều hành và chỉ huy, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLÐB) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã phối hợp với Phái Bộ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức các toán xâm nhập vào các khu vực hậu cứ của Cộng Sản từ phía nam Vĩ Tuyến 17 đến vùng tây-nam phần và khu vực dọc biên giới để thu thập tin tức tình báo, tìm các đơn vị và đường tiếp vận của địch quân. Thực hiện kế hoạch thử nghiệm này, ngày 15 tháng 4/1964, một toán Biệt Kích Việt Nam và Dân Sự Chiến đấu (Civil Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Đặc Biệt chỉ huy bắt đầu thực hiện các chuyến công tác thám sát dưới ám danh Leaping Lena.
Hoạt động của toán nói trên đã làm nền tảng cho kế hoạch thành lập một đơn vị tình báo Viêt-Mỹ hỗn hợp có đủ khả năng thực hiện các công tác nguy hiểm nhưng góp phần vào quyết định thế trận trên chiến trường theo nhu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH và Bộ Tư Lệnh Quân-Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV).
Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, vào tháng 10/1964, Kế Hoạch Delta được chính thức khởi động, và đến tháng 6/1965, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ cho thành lập một đơn vị lấy tên là Toán Biệt phái B52 để phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt VNCH điều hành Bộ Chỉ Huy kế hoạch. Dựa theo tài liệu của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, hồi ký của Ðại Tướng Williams Westmoreland và một số bài viết được phổ biến trong tạp chí KBC, tiến trình hoạt động của Kế Hoạch Delta và vai trò của toán B52 được ghi nhận như sau.
Hình chụp vào năm 1965 với những người lính thuộc Tiểu Ðoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (sau này trở thành Liên Ðoàn 81 BCND) trong bộ quân phục hoa rừng "đốm," khác hẳn với những bộ quân phục của Biệt Cách Nhảy Dù về sau này (theo kiểu "rằn ri" màu xanh cây rừng và đen).
(HÌNH ẢNH: B52 Project Delta)
Tháng 9/1965, toán B52 bắt đầu một chương trình huấn luyện cho các quân nhân bổ sung cho toán về kỹ thuật thám báo. Một năm sau, toán B52 thành lập trường huấn luyện MACV Recondo dựa trên chương trình nói trên. Kế hoạch thành lập trường này được thực hiện sau khi tướng Westmoreland ra lệnh cho Liên Ðoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ huấn luyện chiến binh thám kích cho các đơn vị thám báo Lục Quân. Ngoài ra, trường Recondo còn huấn luyện cho các quân nhân lực lượng đồng minh suốt cuộc chiến ở Việt Nam.
Trở lại với Kế Hoạch Delta, từ khi hình thành cho đến năm 1965, lực lượng thực hiện kế hoạch này gồm 6 toán tình báo đặc nhiệm, mỗi toán gồm 8 chiến binh LLĐB Việt Nam và 2 LLĐB Mỹ. Sáu toán này được Tiểu Ðoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (BCND) [*] yểm trợ.
[*] Sau năm 1968, đơn vị này cải danh thành Tiểu Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Năm 1970, tiểu đoàn này sát nhập với Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta để trở thành Liên Ðoàn 81 BCND
TIẾN TRÌNH HOẠT ÐỘNG CỦA CÁC TOÁN DELTA VÀO LÒNG ÐỊCH
Trong giai đoạn đầu, Kế Hoạch Delta được hình thành như một trại hỏa-lực giống như kiểu mẫu của trại Pleime của Thiếu Tá Beckwith, sau này được giao cho các toán Biệt Kích Quân Tiếp Ứng (Mike Forces) tiếp ứng. Trong hai năm kế tiếp, Kế Hoạch Delta được mở rộng với nhiều nhiệm vụ đặc biệt, trong đó có cả phần thu thập tình báo.
Các tin-tức tình báo của Kế Hoạch Delta được thu thập bởi các toán cảm tử quân. Họ được tổ chức thành 2 biệt đội khác nhau: Biệt Ðội Ðột Kích Recondo với 16 toán, mỗi toán có sáu người (gồm 3 chiến binh LLĐB Việt Nam và 3 LLĐB Mỹ). Các toán tình báo này chuyên xâm nhập vào căn cứ của quân Bắc Việt để thu thập tin tức, bắt tù binh, hướng dẫn Pháo Binh và Không Quân oanh tạc, hoặc hướng dẫn các đại đội Biệt Kích Quân Tiếp Ứng vào các mục tiêu khi cần thiết. Các chuyến công tác tình báo của các toán này thường kéo dài 5 ngày, sau đó họ rút ra điểm chọn trước để được bốc về và tin tức được báo lên bộ chỉ huy.
Biệt đội thứ hai có 8 toán, mỗi toán có 4 người thuộc các sắc tộc Thượng, Nùng, hoặc người Miên ở các tỉnh Nam phần, phương thức hoạt động khác với các toán tình báo nói trên. Các toán này len lỏi hoạt động trong lòng địch, ăn mặc, trang bị và mang theo giấy tờ trong người y như bộ đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) hay Việt Cộng (VC) hiện diện trong vùng. Các toán viên phải học thuộc tin tức và các câu chuyện của địch để không bị địch phát hiện khi chạm mặt. Vì phải hoạt động với các nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, nên các toán này thường được gọi là Road Runner Teams (tạm dịch là "Xông Pha Dã Chiến"). Trong thời gian các toán này hoạt động, máy truyền tin của họ được mở 24/24 giữ liên lạc với các toán viên trên cùng tần số kêu phi cơ khi cần yểm trợ.
Các toán tình báo và các toán len-lỏi thường được các đơn vị hỏa lực và phản công của Kế Hoạch Delta yểm trợ tối đa. Các toán ứng chiến của đơn vị phản-công sẽ luôn luôn sẵn sàng để được bốc đi tiêu diệt các mục tiêu do các toán tình báo và len-lỏi tìm ra, giải cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Một nguồn yểm trợ khác được giao cho trung đội súng cối CIDG người Nùng và trung đội Ðặt Bom Phá Hoại (BDA). Hai trung độ này được tăng cường gấp đôi để trở thành phản ứng cấp thời cho Kế Hoạch Delta. Kế Hoạch Delta có một bộ chỉ huy thường trực ở Nha Trang và các bộ chỉ huy tiền phương ở các chiến trường. Do tầm hoạt động rộng lớn, nên toán B52 (bộ phận điều hành kế hoạch Delta) có một nguồn nhân lực yểm trợ lớn gồm 200 nhân viên dân sự, từ thợ điện, thợ mộc, cho tới nữ thư ký và y tá.
ÐỘI HÌNH ÐỔ BỘ CỦA CÁC TOÁN XÂM NHẬP
Về điều kiện hoạt động, các toán tình báo và len lỏi của Kế Hoạch Delta được các trực thăng chở đi lúc trời chạng vạng để nhảy vào vùng địch, và thông thường được hai trực thăng võ-trang hộ tống. Trên đường bay đến vùng xâm nhập, trực thăng chỉ-huy dẫn đầu đội hình, tiếp theo là một trực thăng đổ bộ (thả quân xuống đất), hai trực thăng thu hồi và sau cùng là hai trực thăng võ trang xung kích. Trong khi hai trực thăng võ trang bay vòng vị trí xâm nhập, trực thăng đổ bộ và hai trực thăng thu hồi bay ở cao độ cao hơn. Kế đến, trực thăng đổ-bộ sẽ cho quân xuống ngay địa điểm sau khi sĩ quan trên trực thăng chỉ-huy xác định tọa độ.
Trong rừng rậm, các toán tình-báo dùng thang giây để lên xuống trực thăng. Hai trực thăng phụ trách thu hồi chuẩn bị bốc quân và phi hành đoàn trong trường hợp trực thăng thả toán xâm nhập bị rớt hoặc gặp hỏa lực địch. Trong khi đó, một phi cơ thám thính bay trên vùng không phận khu vực để gọi phi cơ oanh kích khi cần. Toàn bộ đội hình nói trên được áp dụng trong các cuộc đổ bộ ngụy trang trước hoặc sau khi xâm nhập. Mọi biện pháp cứu nguy cũng quan trọng như xâm nhập tùy theo thời tiết và tình hình tác chiến. Đầu tiên phi cơ thám thính bay đến khu vực để xác định địa bàn đổ quân, tiếp đó là phi cơ chỉ huy xác định điểm đổ quân rồi ra lệnh cho trực thăng xâm nhập đổ quân.
Còn hay mất vẫn một đời oanh liệt
Mộng kình ngư chưa thỏa chí anh hùng.
Sau thời gian đó không lâu, toán Nimbus chúng tôi lại được Sở Tâm Lý Chiến chỉ định và giao phó một phần vụ công tác để chuyển đưa một số đồ chơi ra vùng Thanh Hóa, Bắc Việt vào dịp Tết Trung Thu năm 1967. Đối với lực lượng Biệt Hải, bất kỳ chuyến công tác nào cũng thuộc vào loại quan trọng. Nhưng đặc biệt chuyến này có thêm vài điểm hết sức khác lạ hơn những chuyến khác rất nhiều. Bởi vì trong một lúc, toán phải thi hành cả hai nhiệm vụ: Đó là bắt cóc cán bộ tại các địa phương miền Bắc đưa về Nam để giao lại cho Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc khai thác tin tức. Ngoài ra, toán Nimbus còn được Sở Tâm Lý Chiến trao thêm trách nhiệm "chiến tranh tâm lý" nữa. Vì lúc đó đúng vào dịp Tết Trung Thu nên toán phải mang những gói quà biếu tặng của PTGTAQ, gồm các thứ kẹo bánh, đồ chơi v.v..., tất cả được đem ra theo chuyến công tác để trao lại cho những gia đình có con em tại một số vùng thuộc miền duyên hải Thanh Hóa.
Tất cả những thứ này đã được Sở Tâm Lý Chiến gói sẵn trong các bọc nylon nhiều lớp hết sức kín đáo vì sợ bị thấm nước. Sáu anh em toán Nimbus chúng tôi chỉ biết thi hành để hoàn tất nhiệm vụ. Vì thế nên chuyến này toán được thực tập hết sức kỹ càng và chu đáo. Ngoài bản đồ và sa bàn, mọi người còn được cấp trên cho xem nhiều tấm không ảnh U2 chụp trong một vùng rất nhiều xóm nhà sát biển nghèo nàn. Cũng như những chuyến trước, vấn đề phương tiện chuyên chở các toán Biệt Hải để thi hành công tác lần này cũng thế, dĩ nhiên đều do các chiến đỉnh PTF của Lực Lượng Hải Tuần đảm trách chở từ Đà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, rồi từ đó các toán mới dùng loại xuồng nhỏ cao su chạy vào các địa điểm công tác.
Đúng hai giờ sáng, chúng tôi đến mục tiêu mà cấp trên đã chỉ định. Đó là một xóm nhà lá chài lưới trông rất nghèo nàn thuộc vùng duyên hải Thanh Hóa. Khi đến nơi, trước tiên chúng tôi dọ hỏi tìm đến nhà trú ngụ của viên cán bộ nhưng không thấy hắn ở nhà. Anh em chỉ gặp toàn là ông già bà lão và một số em nhỏ. Tiện đó, chúng tôi đem ra phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình. Tiếp đến, vài anh em trong toán tìm cách cắm cờ Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc trong khu xóm rồi ngầm ra hiệu cấp tốc rút lui trở ra bờ biển, đề phòng trong nhà sẽ có người đi báo cáo công an.
Trong giây phút gặp gỡ chuyện trò ngắn ngủi đó, anh em đã nghe một số dân chúng nói lời cám ơn rối rít sau khi nhận quà và luôn gọi sáu anh em chúng tôi là cán bộ Mặt Trận. Cùng lúc có vài người trẻ bạo miệng xin được đi theo chúng tôi. Nhưng chuyến này anh em toán không có lệnh bắt thường dân đưa về Nam khai thác tin tức như mọi lần trước đây nên vội từ chối nói khéo "Mặt Trận", tức chúng tôi sẽ đến gặp lại họ trong những lần tới. Theo cảm nghĩ của anh em trong chuyến, với cuộc sống cơ cực đầy khó khăn thế này không biết số quà mà mọi người vừa nhận có được cất giữ để dùng hay lại bị công an của phường, xã tịch thu?
Những phi vụ tối mật thả đồ tiếp liệu cho những toán Biệt Hải hoạt động trong vùng địch
Cho đến bây giờ, ít có người biết được một cách đầy đủ về hoạt động của các toán Biệt Hải chúng tôi trong những chuyến công tác đặc biệt tại những vùng duyên hải miền Bắc Việt Nam. Ngay trong nội bộ Sở PVDH, mọi tin tức cũng đều được giữ kín. Các nhân viên Biệt Hải vẫn chưa bao giờ được chia xẻ những giây phút hiểm nguy bậc nhất trong cuộc đời của mình mà vẫn phải giữ kín cho đến ngày hôm nay. Hy vọng bài viết này đã nói lên được một vài điều bí mật về cuộc chiến Việt Nam.
Biệt Hải Hồng Phúc
(Thành viên toán Nimbus trong thời điểm 1965-1968)
Kế Hoạch Delta của Lực Lượng Ðặc Biệt Việt-Mỹ
Vương Hồng Anh
Trong bài viết giới thiệu đơn vị đặc nhiệm Nghiên Cứu và Quan Sát (Studies and Observations Group, gọi tắt là SOG), chúng tôi đã lược trình một số hoạt động của các toán biệt kích trong nhiệm vụ xâm nhập và tấn công một số vị trí của Công quân tại miền Bắc, tại Lào và Cam Bốt trong năm 1964. Cũng vào năm này, song song với các hoạt động của các toán thuộc SOG do các sĩ quan Hoa Kỳ điều hành và chỉ huy, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLÐB) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã phối hợp với Phái Bộ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức các toán xâm nhập vào các khu vực hậu cứ của Cộng Sản từ phía nam Vĩ Tuyến 17 đến vùng tây-nam phần và khu vực dọc biên giới để thu thập tin tức tình báo, tìm các đơn vị và đường tiếp vận của địch quân. Thực hiện kế hoạch thử nghiệm này, ngày 15 tháng 4/1964, một toán Biệt Kích Việt Nam và Dân Sự Chiến đấu (Civil Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Đặc Biệt chỉ huy bắt đầu thực hiện các chuyến công tác thám sát dưới ám danh Leaping Lena.
Hoạt động của toán nói trên đã làm nền tảng cho kế hoạch thành lập một đơn vị tình báo Viêt-Mỹ hỗn hợp có đủ khả năng thực hiện các công tác nguy hiểm nhưng góp phần vào quyết định thế trận trên chiến trường theo nhu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH và Bộ Tư Lệnh Quân-Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV).
Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, vào tháng 10/1964, Kế Hoạch Delta được chính thức khởi động, và đến tháng 6/1965, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ cho thành lập một đơn vị lấy tên là Toán Biệt phái B52 để phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt VNCH điều hành Bộ Chỉ Huy kế hoạch. Dựa theo tài liệu của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, hồi ký của Ðại Tướng Williams Westmoreland và một số bài viết được phổ biến trong tạp chí KBC, tiến trình hoạt động của Kế Hoạch Delta và vai trò của toán B52 được ghi nhận như sau.
Hình chụp vào năm 1965 với những người lính thuộc Tiểu Ðoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (sau này trở thành Liên Ðoàn 81 BCND) trong bộ quân phục hoa rừng "đốm," khác hẳn với những bộ quân phục của Biệt Cách Nhảy Dù về sau này (theo kiểu "rằn ri" màu xanh cây rừng và đen).
(HÌNH ẢNH: B52 Project Delta)
Tháng 9/1965, toán B52 bắt đầu một chương trình huấn luyện cho các quân nhân bổ sung cho toán về kỹ thuật thám báo. Một năm sau, toán B52 thành lập trường huấn luyện MACV Recondo dựa trên chương trình nói trên. Kế hoạch thành lập trường này được thực hiện sau khi tướng Westmoreland ra lệnh cho Liên Ðoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ huấn luyện chiến binh thám kích cho các đơn vị thám báo Lục Quân. Ngoài ra, trường Recondo còn huấn luyện cho các quân nhân lực lượng đồng minh suốt cuộc chiến ở Việt Nam.
Trở lại với Kế Hoạch Delta, từ khi hình thành cho đến năm 1965, lực lượng thực hiện kế hoạch này gồm 6 toán tình báo đặc nhiệm, mỗi toán gồm 8 chiến binh LLĐB Việt Nam và 2 LLĐB Mỹ. Sáu toán này được Tiểu Ðoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (BCND) [*] yểm trợ.
[*] Sau năm 1968, đơn vị này cải danh thành Tiểu Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Năm 1970, tiểu đoàn này sát nhập với Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta để trở thành Liên Ðoàn 81 BCND
TIẾN TRÌNH HOẠT ÐỘNG CỦA CÁC TOÁN DELTA VÀO LÒNG ÐỊCH
Trong giai đoạn đầu, Kế Hoạch Delta được hình thành như một trại hỏa-lực giống như kiểu mẫu của trại Pleime của Thiếu Tá Beckwith, sau này được giao cho các toán Biệt Kích Quân Tiếp Ứng (Mike Forces) tiếp ứng. Trong hai năm kế tiếp, Kế Hoạch Delta được mở rộng với nhiều nhiệm vụ đặc biệt, trong đó có cả phần thu thập tình báo.
Các tin-tức tình báo của Kế Hoạch Delta được thu thập bởi các toán cảm tử quân. Họ được tổ chức thành 2 biệt đội khác nhau: Biệt Ðội Ðột Kích Recondo với 16 toán, mỗi toán có sáu người (gồm 3 chiến binh LLĐB Việt Nam và 3 LLĐB Mỹ). Các toán tình báo này chuyên xâm nhập vào căn cứ của quân Bắc Việt để thu thập tin tức, bắt tù binh, hướng dẫn Pháo Binh và Không Quân oanh tạc, hoặc hướng dẫn các đại đội Biệt Kích Quân Tiếp Ứng vào các mục tiêu khi cần thiết. Các chuyến công tác tình báo của các toán này thường kéo dài 5 ngày, sau đó họ rút ra điểm chọn trước để được bốc về và tin tức được báo lên bộ chỉ huy.
Biệt đội thứ hai có 8 toán, mỗi toán có 4 người thuộc các sắc tộc Thượng, Nùng, hoặc người Miên ở các tỉnh Nam phần, phương thức hoạt động khác với các toán tình báo nói trên. Các toán này len lỏi hoạt động trong lòng địch, ăn mặc, trang bị và mang theo giấy tờ trong người y như bộ đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) hay Việt Cộng (VC) hiện diện trong vùng. Các toán viên phải học thuộc tin tức và các câu chuyện của địch để không bị địch phát hiện khi chạm mặt. Vì phải hoạt động với các nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, nên các toán này thường được gọi là Road Runner Teams (tạm dịch là "Xông Pha Dã Chiến"). Trong thời gian các toán này hoạt động, máy truyền tin của họ được mở 24/24 giữ liên lạc với các toán viên trên cùng tần số kêu phi cơ khi cần yểm trợ.
Các toán tình báo và các toán len-lỏi thường được các đơn vị hỏa lực và phản công của Kế Hoạch Delta yểm trợ tối đa. Các toán ứng chiến của đơn vị phản-công sẽ luôn luôn sẵn sàng để được bốc đi tiêu diệt các mục tiêu do các toán tình báo và len-lỏi tìm ra, giải cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Một nguồn yểm trợ khác được giao cho trung đội súng cối CIDG người Nùng và trung đội Ðặt Bom Phá Hoại (BDA). Hai trung độ này được tăng cường gấp đôi để trở thành phản ứng cấp thời cho Kế Hoạch Delta. Kế Hoạch Delta có một bộ chỉ huy thường trực ở Nha Trang và các bộ chỉ huy tiền phương ở các chiến trường. Do tầm hoạt động rộng lớn, nên toán B52 (bộ phận điều hành kế hoạch Delta) có một nguồn nhân lực yểm trợ lớn gồm 200 nhân viên dân sự, từ thợ điện, thợ mộc, cho tới nữ thư ký và y tá.
ÐỘI HÌNH ÐỔ BỘ CỦA CÁC TOÁN XÂM NHẬP
Về điều kiện hoạt động, các toán tình báo và len lỏi của Kế Hoạch Delta được các trực thăng chở đi lúc trời chạng vạng để nhảy vào vùng địch, và thông thường được hai trực thăng võ-trang hộ tống. Trên đường bay đến vùng xâm nhập, trực thăng chỉ-huy dẫn đầu đội hình, tiếp theo là một trực thăng đổ bộ (thả quân xuống đất), hai trực thăng thu hồi và sau cùng là hai trực thăng võ trang xung kích. Trong khi hai trực thăng võ trang bay vòng vị trí xâm nhập, trực thăng đổ bộ và hai trực thăng thu hồi bay ở cao độ cao hơn. Kế đến, trực thăng đổ-bộ sẽ cho quân xuống ngay địa điểm sau khi sĩ quan trên trực thăng chỉ-huy xác định tọa độ.
Trong rừng rậm, các toán tình-báo dùng thang giây để lên xuống trực thăng. Hai trực thăng phụ trách thu hồi chuẩn bị bốc quân và phi hành đoàn trong trường hợp trực thăng thả toán xâm nhập bị rớt hoặc gặp hỏa lực địch. Trong khi đó, một phi cơ thám thính bay trên vùng không phận khu vực để gọi phi cơ oanh kích khi cần. Toàn bộ đội hình nói trên được áp dụng trong các cuộc đổ bộ ngụy trang trước hoặc sau khi xâm nhập. Mọi biện pháp cứu nguy cũng quan trọng như xâm nhập tùy theo thời tiết và tình hình tác chiến. Đầu tiên phi cơ thám thính bay đến khu vực để xác định địa bàn đổ quân, tiếp đó là phi cơ chỉ huy xác định điểm đổ quân rồi ra lệnh cho trực thăng xâm nhập đổ quân.
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ HÀNH QUÂN DELTA
Đầu năm 1966, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH phối trí lại Kế Hoạch Delta, cải danh bộ phận này thành Trung Tâm Huấn Luyện và Hành Quân Detla với sự yểm trợ trực tiếp của toán B52 Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ về quân trang, quân dụng, vũ khí cũng như các phương tiện nhu cầu cho chương trình huấn luyện thám sát và hành quân Delta.
Đơn vị đặc nhiệm này có 12 toán thám sát Delta được đánh số từ 1 đến số 12, và 12 toán thám kích tiền phong, mỗi toán gồm 6 người. Thành viên của các toán Delta đều là những binh sĩ của Quân Lực VNCH. Toán trưởng là một sĩ quan cấp bậc ấn định theo bảng cấp-số là trung úy, toán phó là hạ sĩ quan và bốn toán viên thuộc hàng binh sĩ. Mười hai (12) toán Thám Kích Tiền Phong mà Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam thường gọi là toán "Road Runner" như đã trình bày ở phần trên, do chính Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ tuyển mộ, huấn luyện và trả lương trực tiếp.
Từ năm 1965 đến 1969, mỗi lần các toán Delta thi hành nhiệm vụ xâm nhập thì vẫn có 2 cố vấn Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ nhảy theo toán để giúp về liên lạc không yểm. Riêng trong các toán Thám kích Tiền Phong cũng có 2 quân nhân Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ lãnh nhiệm vụ chỉ huy thay vì cố vấn như ở toán Delta.
Về các cấp chỉ huy, từ năm 1966 đến cuối năm 1967, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện và Hành Quân Delta là Thiếu Tá Phạm Duy Tất [*], rồi kế đến là Thiếu Tá Phan Văn Huấn giữ chức vụ này từ cuối năm 1967 đến tháng 7 năm 1970.
[*] TÁC GIẢ GHI CHÚ: Tháng 3/1975, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất là của Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2, và cũng là người chỉ huy cuộc triệt thoái bằng đường bộ của lực lượng Quân Ðoàn 2 từ Pleiku về Phú Yên.
Theo hồi ký của cựu sĩ quan LLĐB Nguyễn Văn Khách, một trong những sĩ quan đầu tiên của Bộ Chỉ Huy Kế Hoạch Delta thì khi mới thành lập, doanh trại của đơn vị này đặt tại Nha Trang và không có chỉ huy trưởng chính thức. Về phía Lực Lượng Đặc Biệt VNCH, sĩ quan có cấp bậc cao nhất là Thiếu Tá Huỳnh Văn Thơm, nhưng ông chỉ giữ chức vụ sĩ quan phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt VNCH và Toán LLĐB Hoa Kỳ trong trại. Ngoài Thiếu Tá Thơm có ông Nguyễn Văn Khách, lúc bấy giờ là đại úy đảm nhiệm công việc của một sĩ quan điều hành. Về phía LLĐB Hoa Kỳ tại doanh trại, sĩ quan có cấp bậc cao nhất là Ðại Úy Richardson.
Cũng theo lời của cựu sĩ quan LLĐB Nguyễn Văn Khách, trong giai đoạn đầu, Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH biệt phái dài hạn cho Kế Hoạch Delta hai vận-tải cơ và 4 trực thăng H-34 cùng với phi hành đoàn. Đến năm 1966, các phi cơ của Không Quân VNCH biệt phái được trả về đơn vị gốc, thay vào đó là một đại đội trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ.
Về yểm trợ tác chiến trong các cuộc hành quân, trong giai đoạn đầu, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Chỉ Huy Kế Hoạch Delta hai đại đội Biệt Cách Nhảy Dù để làm lực lượng ứng chiến. Hai đại đội này trong số 4 đại đội Biệt Cách Nhảy Dù của Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập từ năm 1961 để yểm trợ cho chương trình Lôi Vũ. Bốn đại đội này hoạt động độc-lập có hậu cứ tại Thủ Đức, sau được điều ra Nha Trang đồn trú tại Động Ba Thìn, kế đến được tập trung để thành lập Tiểu Ðoàn 91 BCND. Đến năm 1968, như đã trình bày ở phần trên, tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Ðoàn 81 BCND, và đã cùng với Trung Tâm Huấn luyện và Hành Quân Delta tổ chức nhiều cuộc hành quân xâm nhập vào sào huyệt của Cộng quân.
Vương Hồng Anh
Đầu năm 1966, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH phối trí lại Kế Hoạch Delta, cải danh bộ phận này thành Trung Tâm Huấn Luyện và Hành Quân Detla với sự yểm trợ trực tiếp của toán B52 Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ về quân trang, quân dụng, vũ khí cũng như các phương tiện nhu cầu cho chương trình huấn luyện thám sát và hành quân Delta.
Đơn vị đặc nhiệm này có 12 toán thám sát Delta được đánh số từ 1 đến số 12, và 12 toán thám kích tiền phong, mỗi toán gồm 6 người. Thành viên của các toán Delta đều là những binh sĩ của Quân Lực VNCH. Toán trưởng là một sĩ quan cấp bậc ấn định theo bảng cấp-số là trung úy, toán phó là hạ sĩ quan và bốn toán viên thuộc hàng binh sĩ. Mười hai (12) toán Thám Kích Tiền Phong mà Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ tại Việt Nam thường gọi là toán "Road Runner" như đã trình bày ở phần trên, do chính Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ tuyển mộ, huấn luyện và trả lương trực tiếp.
Từ năm 1965 đến 1969, mỗi lần các toán Delta thi hành nhiệm vụ xâm nhập thì vẫn có 2 cố vấn Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ nhảy theo toán để giúp về liên lạc không yểm. Riêng trong các toán Thám kích Tiền Phong cũng có 2 quân nhân Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ lãnh nhiệm vụ chỉ huy thay vì cố vấn như ở toán Delta.
Về các cấp chỉ huy, từ năm 1966 đến cuối năm 1967, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện và Hành Quân Delta là Thiếu Tá Phạm Duy Tất [*], rồi kế đến là Thiếu Tá Phan Văn Huấn giữ chức vụ này từ cuối năm 1967 đến tháng 7 năm 1970.
[*] TÁC GIẢ GHI CHÚ: Tháng 3/1975, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất là của Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2, và cũng là người chỉ huy cuộc triệt thoái bằng đường bộ của lực lượng Quân Ðoàn 2 từ Pleiku về Phú Yên.
Theo hồi ký của cựu sĩ quan LLĐB Nguyễn Văn Khách, một trong những sĩ quan đầu tiên của Bộ Chỉ Huy Kế Hoạch Delta thì khi mới thành lập, doanh trại của đơn vị này đặt tại Nha Trang và không có chỉ huy trưởng chính thức. Về phía Lực Lượng Đặc Biệt VNCH, sĩ quan có cấp bậc cao nhất là Thiếu Tá Huỳnh Văn Thơm, nhưng ông chỉ giữ chức vụ sĩ quan phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt VNCH và Toán LLĐB Hoa Kỳ trong trại. Ngoài Thiếu Tá Thơm có ông Nguyễn Văn Khách, lúc bấy giờ là đại úy đảm nhiệm công việc của một sĩ quan điều hành. Về phía LLĐB Hoa Kỳ tại doanh trại, sĩ quan có cấp bậc cao nhất là Ðại Úy Richardson.
Cũng theo lời của cựu sĩ quan LLĐB Nguyễn Văn Khách, trong giai đoạn đầu, Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH biệt phái dài hạn cho Kế Hoạch Delta hai vận-tải cơ và 4 trực thăng H-34 cùng với phi hành đoàn. Đến năm 1966, các phi cơ của Không Quân VNCH biệt phái được trả về đơn vị gốc, thay vào đó là một đại đội trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ.
Về yểm trợ tác chiến trong các cuộc hành quân, trong giai đoạn đầu, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Chỉ Huy Kế Hoạch Delta hai đại đội Biệt Cách Nhảy Dù để làm lực lượng ứng chiến. Hai đại đội này trong số 4 đại đội Biệt Cách Nhảy Dù của Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập từ năm 1961 để yểm trợ cho chương trình Lôi Vũ. Bốn đại đội này hoạt động độc-lập có hậu cứ tại Thủ Đức, sau được điều ra Nha Trang đồn trú tại Động Ba Thìn, kế đến được tập trung để thành lập Tiểu Ðoàn 91 BCND. Đến năm 1968, như đã trình bày ở phần trên, tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Ðoàn 81 BCND, và đã cùng với Trung Tâm Huấn luyện và Hành Quân Delta tổ chức nhiều cuộc hành quân xâm nhập vào sào huyệt của Cộng quân.
Vương Hồng Anh
Xâm nhập bất thành của những Anh Hùng Biệt Kích Dù
Biệt Kích DùNgười Tù Kiệt Xuất (viết về người tù Biệt kích Nguyễn Hữu Luyện)Phan Lạc Phúc
Tôi đã nhiều lần định viết về những người tù kiệt xuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: những anh em Biệt Kích Dù, những người "từ trên trời rơi xuống," nhưng tôi cứ lần lựa mãi. Lười biếng thì chỉ có một phần. Lý do chính yếu là những người bạn tù mà tôi bội phần cảm phục ấy đang ở trong một tình trạng hết sức khó khăn. Chúng tôi đi cải tạo sau tháng 4 đen 1975, dù đớn đau, khổ nhục đến đâu, vẫn có tên, có tuổi, hằng tháng, hằng quý vẫn còn liên lạc được với gia đình. Anh em, bè bạn ở nước ngoài vẫn còn có chút âm hao để mà theo dõi. Những anh em Biệt Kích Dù thì đúng là "thượng diệt, hạ tuyệt" - không có quân bạ, quân số, không có tên có tuổi nào được đăng ký, không có chính phủ nào, quân đội nào công nhận có những con người ấy ở dưới tay. Không được liên lạc với ai, coi như không còn hiện diện trên trái đất. Ở trên trời rơi xuống Bắc Việt vào đầu thập niên 60 thời Đệ Nhất Cộng Hoà, những anh em Biệt Kích Dù đã tham dự một cuộc chiến tranh tối mật (secret war). Những người tình nguyện tham gia cuộc chiến này đã tự coi như mình đã chết; nhảy xuống, tìm được địa bàn hoạt động, trà trộn được, ẩn dấu được là sống, là thi hành xong nhiệm vụ, nếu bị lộ, bị bắt, bị giết thì "Anh tự lo liệu cho cái thân anh, không có cơ quan nào, tổ chức nào đứng ra can thiệp hay bảo trợ cho anh được".
Những người tù "đứt dây rơi xuống này không được hưởng chút quyền lợi nào từ quy chế tù binh (Genève); các cơ quan nhân đạo quốc tế như Hội Hồng Thập Tự, Hội Ân Xá Quốc Tế cũng không biết làm sao để can thiệp, vì các anh đâu có quân bạ, quân số, đâu có tên có tuổi được đăng ký hợp pháp ở một chính phủ nào. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, (thời tổng thống Ngô Đình Diệm), nghe nói Đại Tá Lê Quang Tung, em là Thiếu Tá Lê Quang Triệu phụ trách công tác này. Ở đàng sau có cơ quan tình báo hay phản gián nào của Mỹ yểm trợ hay không, điều này ai cũng hiểu là phải có, nhưng cơ quan nào: CIA hay thuộc cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài, không ai dám đoan chắc, mà cũng không ai dám biết. Nghe nói những người được tuyển chọn vào Biệt Kích Dù tham gia vào cuộc chiến tranh tối mật, ngoài những người khả năng đặc biệt về nghiệp vụ như tình báo, truyền tin, phá hoại, trà trộn dưới đồng bằng, ẩn dấu trong rừng sâu, chiến đấu với đối phương, với bệnh tật, với thiên nhiên, được trang bị thật kỹ từ A đến Z về mưu sinh thoát hiểm, họ còn phải là những người tuyệt đối tin tưởng vào quốc gia, vào lãnh tụ "Sống không rời nhiệm vụ, chết không bỏ lập trường" đó là vũ khí chung của anh em Biệt Kích.
Như mọi người đã biết, cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963 đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, anh em tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát; người rất thân tín, người ủng hộ đến cùng anh em tổng thống Diệm là anh em Đại Tá Lê Quang Tung, Thiếu Tá Lê Quang Triệu tất nhiên cũng bị triệt hạ thẹo Các anh em Biệt Kích Dù sau tháng 11 năm 1963, khi anh em tổng thống Diệm chết đi, khi anh em người chỉ huy chiến dịch là Lê Quang Tung - Lê Quang Triệu bị hạ sát, đã bị rơi vào tình trạng rắn mất đầu. Sự tan vỡ như thế là không tránh khỏi. Không biết có một sự kiện "vỡ kế hoạch" vô tình hay cố ý nào không, nhưng các anh em Biệt Kích Dù ra Bắc lần lượt bị phát giác, bị truy bức, bị giết và bị bắt.
Không ai biết rõ hay biết mà không ai dám nói ra, đã có bao nhiêu Biệt Kích Dù ra Bắc, công trạng họ lập nên được những gì? Bao nhiêu người sống, bao nhiêu người
chểt Chiến tranh tối mật nên những người thực hiện sống hay chết đều nằm trong bóng tối. Đó là quy luật của cuộc chơi. Một cuộc chơi quyết liệt và tàn nhẫn.
Có nhiều người cho rằng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, người có công nhất chưa chắc đã là viên thống soái chỉ huy ba quân tướng sĩ, mà người có công nhất có thể là người chiến sĩ vô danh chết chồng đống trong chiến hào, chết âm thầm trong rừng sâu, chết lạnh lùng dưới biển cả. Thời gian cũng như lòng người, đều vô tình như nhau. Nào ai còn nhớ trong biết bao nhiêu người chiến sĩ Biệt Kích Dù ra Bắc đầu thập niên 60 năm ấy, ai còn, ai mất?
Năm 1980 khi lũ tù cải tạo chúng tôi đến huyện Như Xuân, chốn rừng sâu Thanh Hoá, gần biên giới Lào, chúng tôi thấy đây là một trại tù mới dựng giữa rừng sâu.Trước đó, chắc trại Thanh Phong này chưa có trên bản đồ các trại tù miền Bặc Đây là một trại tù "ẩn giấu". Lũ tù cải tạo chúng tôi đến đây, thuộc loại được đánh giá là "ác ôn nợ máu" gồm thành phần An Ninh, Phòng Nhì, Trung Ương Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị, Bình Định Nông Thôn, thành phần mà "Cách mạng" cho rằng có liên hệ với CIA. Nhưng so với anh em tù nhân lưu cựu ở đây thì chúng tôi chưa có kí lô nào hết. Chúng tôi ở phân trại mới K2; phân trại chính và có mặt ở đây trước là K1, nơi giam giữ tù nhân kêu bằng CIA, nhưng thực ra chính là anh em Biệt Kích Dù từ đầu thập niên 60 đã nhảy dù ra Bắc.
Lũ chúng tôi mới tới được đưa ra tắm suối. Chợt gặp hai người, lưng mang dao quắm, khiêng mỗi người một bó nứa khá to. Hai người đặt bó nứa xuống và hỏi: "Các bác vừa ở Tân Lập, Vĩnh Phú xuống?" Chúng tôi gật đầu đồng ý. Hai người liền lật đật đứng nghiêm, giơ tay chào theo đúng lễ nghi quân cách và đồng thanh nói: "Chúng em là Biệt Kích Dù đây".
Chúng tôi vừa xúc động, vừa hoang mang chưa biết nói năng gì thì một người vừa giơ ống tay áo lên lau mắt vừa nghẹn ngào: "Gần hai mươi năm nay chờ đợi các anh. Không ngờ lại gặp các anh trong tình cảnh này, đau đớn quá".
Anh em Biệt Kích Dù về miền thượng du Thanh Hoá, gần biên giới Hạ Lào này trước chúng tôi chừng vài năm, sau khi đã trải qua những năm tháng tù đày khốn khổ ở những trại tù rùng rợn vùng biên giới phía Bắc: Trại Cổng Trời Hà Giang, trại "Mục xương" Cao Bằng hay trại Sơn La "âm u núi khuất trong sương mù". Nếu quân "bành trướng Trung Hoa" không tấn công 6 tỉnh miền Bắc sát biên giới hồi đầu 1979, thì có lẽ anh em Biệt Kích Dù vẫn còn quẩn quanh nơi rừng núi phía Bặc Ở đâu anh em cũng bị "cất giấu" chốn rừng sâu, cách biệt hẳn với loài người. Một anh Biệt Kích nói với tôi "Coi như ở đây, trại Thanh Phong này là tụi em được gần gũi với nhân dân nhiều nhất. Cũng vì thế nên mới được gặp các anh hôm nay". Trong số các anh em Biệt Kích Dù ở trại Thanh Phong năm ấy (1980) người tù lâu nhất là 20 năm, người ít nhất là 17 nặm "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" chúng tôi đi cải tạo đã được 5 năm, đã thấy cuộc đời tù dài dằng dặc, nhưng so với anh em Biệt Kích Dù này thì thật là chưa thấm vào đâu. Anh em cải tạo tụi tôi vẫn còn liên lạc được với gia đình, vẫn nhận thư, nhận quà, có anh còn được người nhà từ trong Nam ra thăm nuôi nữa. Mới đây một số anh em trẻ, cấp bậc nhỏ đã lác đác được về. Như vậy là ở cuối đường hầm chúng tôi đã có leo lét một vài tia sáng. Anh em Biệt Kích Dù thì từ 20 năm nay, hoàn toàn nằm trong bóng đêm, sống cách biệt hẳn với loài người, coi như những người "bị bỏ quên" trên hành tinh trái đất. Người tù truyền thuyết trong cổ tích Trung Hoa là ông Tô Vũ cũng chỉ chăn dê ở Hung Nô đâu có 17 năm. Xem ra thâm niên đi tù của ông Tô Vũ cũng còn thua xa anh em Biệt Kích Dù Từ 20 năm nay, tù Biệt Kích chưa hề có ai được tha về. Không, cũng có một số anh em được về - nhưng đó là "về với đất".
* Khẩu lệnh biệt kích dù
Phân trại K2 của chúng tôi nằm cách K1 nơi giam giữ anh em Biệt Kích Dù chừng 4 cây số đường rừng. Ở cách K2 chừng một giờ đi bộ còn có K3 - nơi giam tù hình sự dữ nhất: cướp của, giết người. Từ huyện lỵ Như Xuân, vào đến K1 khoảng 15 cây số Ngày xưa, hồi kháng chiến chống Pháp cuối thập niên 40, đi vào khu 4, nghe nói đến địa danh Hồi Xuân, La Hán ở trên rừng là đã rợn người Nhưng mà đường đến Hồi Xuân-La Hán so với đường vào trại Thanh Phong thì chưa đi đến đâu. Một người bạn có vợ thăm nuôi vào được đến Thanh Phong, gặp chồng rồi là cứ ôm chồng mà khóc. Người vợ đau khổ ấy không dám nói cho người chồng xấu số biết chị vừa trải qua những khốn khổ nào. Chỉ biết chị đi từ huyện Như Xuân vào đây chưa đầy 20 cây số mà 2 ngày mới đến, phải ngủ giữa rừng. Cái gì đã xảy ra cho người đàn bà miền Nam một nách trên 30 ký quà cáp, không có xe phải đi bộ trên những con đường băng rừng lội suối. Nếu đang đi mà trời mưa đổ xuống thì là tai hoạ. Suối đang nông lội qua được, mưa xuống chẳng bao lâu là nó thành sông. Miền Trung đất hẹp, rừng không giữ được nước, nên trời đổ mưa xuống là nó theo sông theo suối cuốn trôi ngay ra biển. Suối liền trở thành sông. Người ở đâu ở đó làm gì có phương tiện sang sông nước đang lên cuồn cuộn Nước lên rất mau mà xuống cũng mau. Người đàn bà đi thăm nuôi chồng phải nghỉ qua đêm ở một cái chòi vắng ven rừng. Đêm đến, những "con người thú" đã khai thác đến tận cùng thân xác và của cải người đàn bà thân cô thế yếu giữa rừng sâu. Sáng ra chị đã muốn cắn lưỡi tự tử, nhưng vì không muốn bỏ rơi mấy đứa con nhỏ còn ở lại Sài Gòn, nên chị mới lê tấm thân nhơ nhớp đến gặp chồng đang cải tạo Quà cáp cũng bị cướp đi luôn. Hai vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc. Câu chuyện đau khổ ấy, dù người chồng câm nín không tiện nói ra nhưng dần dần anh em ai cũng biết. Nó trở thành một nỗi âu lo âm ĩ trong đám tù cải tạo. Ai mà không mong một ngày nào đó được thăm nuôi, được gặp vợ, gặp cọn Nhưng nếu vợ con mình, thân nhân của mình phải hứng chịu những tai vạ đau thương nhường ấy để được thăm nuôi mình thì khốn nạn cho vợ con mình quá.
Nhưng lo thì lo vậy, biết tính làm sao. Thân mình còn chưa chắc là của mình thì còn lo cho ai được nữa. Trước sự kiện mất an ninh, cướp bóc, hiếp đáp giữa đường như vậy trại cũng ra thông cáo là sẽ điều tra, sẽ trừng trị nhưng chưa thấy biện pháp nào cụ thể. Anh em Biệt Kích Dù thì ngược lại phản ứng tức thời. Đa số anh em Biệt Kích Dù ở đây là "diện rộng" toả ra đi lao động trên rừng. Trại Thanh Phong ngán ngại anh em Biệt Kích Dù nhưng trong thực tế, trại "nể" anh em. Trại nể anh em Biệt Kích Dù vì tác phong của họ, vì sự trên dưới một lòng của họ, nhưng lý do chính yếu nhất là vì Biệt Kích Dù chính là cái "túi tiền" của ban giám thị trại. Trại tù ở trên rừng, đâu còn chấm mút được gì. Nhưng vì ở chốn rừng sâu, không ai léo hánh đến đây, nên trại dễ làm mưa làm gió. Tục ngữ có câu "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá". Chỉ cần có nhân công biết nghề rừng, có kỹ thuật và có sức. Điều này thì không ai sánh được với Biệt Kích Dù. Rừng ở đây thuộc loại rừng đại ngàn nên gỗ quý thiếu gì, lại còn có quế. Quế Thanh Hoá xưa nay vẫn có tiếng trong nền y dược Đông Phương. Bây giờ không còn bao nhiêu nhưng một tổ anh em Biệt Kích Dù vẫn được lên rừng tìm quế cho trại trưởng Thuỳ "mồi", nhưng bên ngoài gọi là đi lấu nứa. Anh em diện rộng Biệt Kích Dù có 3 đội đi rừng lấy gỗ. Lấy về trại xây dựng thì ít mà lấy gỗ súc đem ra Thanh Hoá bán chui thì nhiều. Tôi được biết trại trưởng Thuỳ "mồi", phân trại trưởng K2 Vũ B. ai cũng được anh em Biệt Kích Dù lo sẵn mỗi người một số danh mộc (như lim, như sến, cán bộ vừa vừa thì có gỗ thao lao, bằng lăng) đủ làm một căn nhà bề thế ở quê nhà. Anh em Biệt Kích Dù như vậy là một thứ tù "thượng thừa" của trại Tiếng nói của anh em rất được lắng nghe. Phần lớn anh em Biệt Kích Dù là hạ sĩ quan, có một số là dân sự nữa. Chỉ có một sĩ quan chỉ huy, Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện Chưa được gặp anh, nhưng tất cả anh em Biệt Kích Dù nói đến người chỉ huy của họ với tất cả lòng kính mến. Rất ít người được gặp vị sĩ quan Biệt Kích Dù này, vì anh không lao động, không đi ra ngoài. Tuy vậy, một mệnh lệnh của vị chỉ huy Biệt Kích Dù đưa ra, dù là ở trong cảnh tù đày, nhưng anh em Biệt Kích Dù vẫn tuân hành răm rắp.
Phản ứng trước sự mất an ninh con đường từ huyện Như Xuân đến trại, anh em Biệt Kích Dù đề nghị mở một "dịch vụ chuyên chở" từ huyện lỵ đến trại Thanh Phọng Lúc ấy đang có phong trào "hạch toán kinh tế". Anh em Biệt Kích Dù có kế hoạch đóng 2 cái xe trâu, do trâu của trại kéo cùng với hai anh em Biệt Kích Dù phụ trách. Hai xe, một ra một vào, giúp cho thân nhân của anh em cải tạo viên có phương tiện đi lại, khỏi phải gồng gánh đi chân như trước, trại cũng có một nguồn thu ổn định Hoặc có thể dùng xe trâu để chuyên chở nông lâm sản hay hàng tiêu dùng cho trại và dân chúng. Đề nghị này được chấp thuận và sau đó gia đình cải tạo viên tới thăm nuôi có xe trâu chở hàng, chở người, tuy chậm nhưng mà chắc, không bị dân vùng đó hà hiếp, bắt chẹt về giá cả gồng gánh - quà cáp và thân nhân tù cải tạo cũng được bảo vệ an toàn. Cùng một lúc với việc đóng xe trâu chở hàng, chở người, anh em Biệt Kích Dù "diện rộng" đi "rỉ tai" khắp các vùng thôn bản xa gần trong huyện Như Xuân "khẩu lệnh" của Biệt Kích Dụ Khẩu lệnh như sau: "Thân nhân cải tạo viên ở trại Thanh Phong này là bà con ruột thịt của Biệt Kích Dù. Anh em Biệt Kích Dù xưa nay không động đến ai, nhưng thằng nào con nào động đến thân nhân anh em cải tạo, dù là về của cải, dù là về nhân thân, là Biệt Kích Dù nhất định không để yên. Luật của Biệt Kích Dù là "mất một đền mười". Động đến thân nhân cải tạo viên, nhẹ là chặt chân, chặt tay, nặng là giết mà giết cả nhà. Biệt Kích Dù không có gì để mất, đã nói là làm". Từ đó về sau, thân nhân cải tạo viên trại Thanh Phong đi thăm nuôi an toàn tuyệt đội' .
* Gặp người chỉ huy biệt kích dù
Hai cái xe trâu, một ra một vào từ trại Thanh Phong tới huyện Như Xuân do anh em Biệt Kích Dù phụ trách không những giúp cho thân nhân cải tạo viên thăm nuôi đi lại an toàn thuận tiện, mà còn là một đường dây giúp chúng tôi liên lạc với "thế giới bên ngoài"? Muốn "bắn" một cái thư khẩn cấp về Sài Gòn, muốn mua thuốc lào, thuốc lá, hay thuốc tây, báo chị cứ nhờ anh Biệt Kích Dù đánh xe trậu Chiều nào, vào khoảng ba, bốn giờ là xe trâu của anh Biệt Kích Dù cũng lịch kịch đi qua mấy lán của đội mộc, đội rau, đội mía, đội nông nghiệp tụi tôi ven đượng Biệt Kích Dù hầu như quen biết hết cán bộ coi tù . Anh em có "mánh" để giao thiệp với họ Bao giờ anh em cũng làm đầy đủ thủ tục đầu tiên: đồng quà, tấm bánh, ít ra cũng là điếu thuốc có cán, hay là tờ bạo Cán bộ nào tới đây cũng nhờ vả anh em Biệt Kích Dù không ít thì nhiệu Vài bó nứa sửa lại cái căn nhà, cây tre làm cột, ít vòng mây buộc lại cái cổng, cái giàn hoạ Cán bộ có chức có quyền thì như đã nói, anh em Biệt Kích Dù "đấm mõm" hết: không một bộ khung nhà bằng danh mộc thì cũng gỗ súc hay đóng bàn đóng ghệ Trên 250 anh em Biệt Kích Dù ở K1 làm đủ mọi thứ nghề, cung cấp nhân lực và kỹ thuật cho hoạt động của toàn phân trại K1. Diện rộng đi rừng lấy gỗ, lấy nứa, lấy mây - ở nhà thì có các đội mộc, đội rèn, đội xây dựng, đội chăn nuội anh em Biệt Kích Dù bao thầu hệt Tù thâm niên 20 năm có khạc Biết rõ hết đường đi nước bước của cán bộ coi tù.
Trên nguyên tắc trại Thanh Phong K1 đặt dưới quyền chỉ huy của trại trưởng, trung tá Công An Thuỳ "mồi", nhưng trên thực tế anh em Biệt Kích Dù suốt 20 năm tù đày gian khổ, vẫn tuân hành tuyệt đối mệnh lệnh của vị chỉ huy của họ, đại uý Nguyễn Hữu Luyện. Đây là một con người huyền thoại. Chúng tôi nghe đến tên anh từ lâu nhưng chưa bao giờ được gặp, vì anh không đi lao động ở ngoài. Anh em Biệt Kích Dù đều tỏ ra rất nghiêm trang, rất kính cẩn mỗi khi nhắc đến "ông thầy" của họ. Truyện về Đại Úy Biệt Kích Dù này khá nhiều, đầy vẻ hoang đường, truyền thuyết. Đây là người sau 20 năm bị bắt vẫn còn tuyên bố: "Tôi Nguyễn Hữu Luyện, Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. tôi chưa thua các anh. Tôi mới thua một trận, chưa thua cuộc chiến này". - Bắt Nguyễn Hữu Luyện đi lao động, anh nói: "Các anh có thể giam tôi, bắn tôi, nhưng danh dự của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không cho phép tôi làm những công việc mất nhân cách. Quy chế sĩ quan không cho phép tôi làm như vậy". Anh đã bị kiên giam nhiều năm tại rất nhiều trại rùng rợn, dã man nổi tiếng, nhưng Nguyễn Hữu Luyện trước sau vẫn là Nguyễn Hữu Luyện, không thay đổi, không khiếp sợ, không khuất phục. Việc Nguyễn Hữu Luyện, không đi lao động như mọi tù nhân khác từ gần 20 năm nay đã trở thành một nề nếp đặc biệt, các trại tù ngoài Bắc dù muốn dù không đều phải chấp nhận. Người ta chưa lường được hết quyền năng của Nguyễn Hữu Luyện đối với anh em Biệt Kích Dù như thế nào. Khi cần Nguyễn Hữu Luyện ra lệnh là tất cả anh em Biệt Kích Dù nghỉ hết. Như bữa ở trại Thanh Phong có một anh em Biệt Kích Dù ho "tổn" nhiều năm không có thuốc nên anh "về nước Chúa". Phần lớn các anh em Biệt Kích Dù đều là người Thiên Chúa Giáo nhiệt thành, kể cả Nguyễn Hữu Luyện. Nói chuyện với anh em Biệt Kích Dù họ đều nói "anh em lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chúng tôi chưa có chết. Còn ẩn lánh đâu đó. Lãnh tụ chúng tôi ngày nào đó sẽ trở vệ". Nghe anh em Biệt Kích Dù ho tổn nằm xuống, các đội Biệt Kích Dù khi có lệnh xuất trại đều ngồi yên không đi lạm Họ nói "được lệnh của đại uý Nguyễn Hữu Luyện, anh em Biệt Kích Dù ở nhà để lo hậu sự cho người anh em vừa mới mất". Cán bộ trực trại đến hỏi Nguyễn Hữu Luyện tại sao ngăn trở việc điều hành của trại Nguyễn Hữu Luyện trả lời: "Các anh tôn trọng đồng chí của các anh thì chúng tôi cũng yêu thương đồng đội của chúng tội Nghĩa tử là nghĩa tận, anh em chúng tôi phải ở nhà để một lần cuối cùng vĩnh biệt người nằm xuống". Sau điều đình mãi, chỉ có đội Biệt Kích Dù lo về cơm nước cho phân trại và bộ phận chạy máy điện là đi làm, kỳ dư anh em Biệt Kích Dù khác đều nghỉ hệt Gặp gỡ anh em Biệt Kích Dù, nghe chuyện kể về đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện tôi vừa tự hào vừa buồn bạ Tự hào vì đồng đội đã có những người kiệt xuất như vậy, buồn bã vì nhìn lại bản thân, nhìn anh em xung quanh mình thấy khá nhiều người bất xựng.
Những năm tháng trong trại tù giữa rừng núi Thanh Phong, anh em Biệt Kích Dù đối với chúng tôi, vừa là một đường dây yểm trợ vật chất, mà cao trọng hơn, còn là một nơi nương tựa tinh thần.
o0o
Tết năm 1982. Một số lớn anh em trong trại K2 đã chuyển về Nam. Đội văn nghệ nghiệp dư của tụi tôi thiếu rất nhiều "nhân tài" nhưng vẫn phải trình diễn cho anh em vui Tết. Thiếu người, thiếu tiết mục, chúng tôi nhập luôn đội múa lân vào đội văn nghệ cho xôm tụ Không ngờ đội văn nghệ "què" như vậy, Tết lại phải đi "lưu diễn" trên K1 và K3. Mùng 2 chúng tôi lên K1 - đường dài 4 cây số chúng tôi đi gần hai tiếng đồng hồ, khoảng gần 9 giờ mới tới. Một đại diện anh em Biệt Kích Dù nói rằng: "Chẳng mấy khi được đón tiếp các anh bữa nay, anh em K1 chúng tôi xin hạ một con heo để đón mừng anh em văn nghệ". Tôi được biết sau này sự hậu đãi ấy là do ý kiến của đại uý Nguyễn Hữu Luyện đề xuất. Chưa bao giờ đội văn nghệ tù chúng tôi được tiếp đón long trọng và săn sóc chu đáo như vậy Theo chương trình, đội văn nghệ trình diễn buổi trưa, diễn xong ăn uống rồi về.
Đang trông nom cho anh em dựng sân khấu ở hội trường, chợt có một anh em Biệt Kích Dù đến bên tôi khẽ nói: "Anh Luyện em mời anh vô trong lán uống trà". Đi lên đây K1, ước mong thầm kín của tôi là được gặp người sĩ quan Biệt Kích Dù truyền thuyết ấy. Xem con người thật và con người "huyền thoại" giống nhau, khác nhau ra sao.
Tôi vội vàng theo người anh em Biệt Kích Dù đi vào trong lạn K1 cũng như K2, K3 lán tù thường tối và thấp. Đi qua hai ba căn nhà dài hôi hám, mờ mịt tôi tới một căn buồng đầu lán. Vừa bước chân vô chưa kịp định thần, tôi đã thấy một con người cao lớn, mắt sáng trán cao đứng phắt dậy, chụm chân theo động tác quân sự, giơ tay chào đúng lễ nghi quân cách, miệng nói: "Mes respects, mon colonel!".
Tôi thảng thốt không biết phản ứng ra sao. Đi tù 5, 6 năm nay, mình là giai cấp đang bị triệt tiêu, là tù nhân đứng hàng thứ bét của nấc thang xã hội, tại sao lại có người chào mình trân trọng như vậy "Mes respects, mon colonel" đây là lễ nghi theo kiểu Pháp. Bao nhiêu năm nay, có nghe thấy, nhìn thấy kiểu chào này đâu. Mình bây giờ, là tù khổ sai biệt xứ, đâu còn gì mà "kính chào Trung Tá".
Tôi vội vàng tiến tới nắm lấy tay người đang đứng cứng người chào tôi theo đúng lễ nghi quân cách mà hỏi: "Thưa anh, anh là Nguyễn Hữu Luyển" Người ấy, vẫn đứng nghiêm, chỉ đưa tay xuống rồi nói tiếp: "Vâng thưa anh, tôi là Luyện", "Anh Luyện ơi, anh làm vậy tôi khó xử quá, thời buổi này, anh em mình gặp nhau là quý". Lúc ấy, Nguyễn Hữu Luyện mới rời bỏ tư thế đứng nghiêm, khẽ nói "Thưa anh, anh vẫn cứ phải cho phép tôi làm như vậy Dù sao chăng nữa, anh vẫn là đàn anh của tôi". Nguyễn Hữu Luyện học khoá 4 phụ Thủ Đực Tôi học khoá 2 có ra trường trước anh vài khoá thật, nhưng 20 năm qua, nếu anh còn ở lại miền Nam, với khả năng ấy, thiện chí ấy, không biết anh đã lên tới cấp nào, đâu có lẹt đẹt như tội Khoá 5 Thủ Đức đã có người lên tượng Nhưng đối với người như Nguyễn Hữu Luyện, theo tôi cấp bực là thứ yếu, nhân cách mới là chính yệu Ở trong quân đội miền Nam, về nhân cách, ai xứng đáng là đàn anh của đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện bây giở.
Sau một tuần trà, Nguyễn Hữu Luyện chậm rãi nói nhỏ với tôi: "Có một " thằng ẹm vừa nhận được một cái tin rất lạ, rất mợi May là lại được gặp anh hôm nay ở đậy Được biết anh vốn là một nhà bạo Xin anh cho ý kiến về tin vừa mới nhận này". Nói xong Nguyễn Hữu Luyện ra dấu cho một anh em nào đó đứng gần bên "Gọi Th. lên đây". Trước khi Th. tới, anh Luyện có cho tôi hay Th. là một biệt kích dù cấp bậc thượng sĩ chuyên lo về truyền tịn Th. là một chuyên viên về địa hạt nạy Hai chục năm bị bắt nhưng Th. vẫn xử dụng được tay nghệ Ở ngoài Bắc lúc ấy, tiêu chuẩn của một người "phấn đấu tiến bộ" là đạt 3 Đ: xe đạp, đồng hồ và Đài rădio). Trong hàng ngũ cán bộ thì công an vốn là một nơi an toàn mà "kiếm được". Chỉ có hàng ngũ bộ đội là phải đi chiến trường chết banh thây mất xác hoặc phải đóng quân ở những nơi đầu sóng ngọn gió nghèo mạt rệp mà thội Cán bộ Công an tương đối có nhiều người đạt tiêu chuẩn 3 Đ Nhưng đài ngoài Bắc phần lớn thuộc loại xưa, khó xài, dễ họng Vì vậy nên chuyên viên truyền tin Th. luôn luôn có việc lạm Một lát sau, anh Th. lên gặp chúng tội Anh nói rằng: "Em sửa đài cho cán bộ quanh năm không lúc nào hết việc Nhưng không bao giờ em sửa đài xong xuôi, rốt rạo Lúc nào em cũng phải lấy cớ này, cớ kia để giữ lại bên mình một cái đài "chạy được". Em giữ lại để đeo "ê-cút-tưa" vào nghe tin tức một mịnh Thưa anh, tối hôm qua, mùng 1 Tết, chính tai em nghe có một ông tướng Mỹ mà em không nhớ được tên đang ở Việt Nam, nói chuyện với các nhà lãnh đạo Hà Nội về vấn đề cựu chiến binh Mỹ mất tích, về tù nhân chính trị Lần đầu tiên chính tai em nghe là những biệt kích nhảy dù ra Bắc đầu thập niên 60 cũng được xét đến trong dịp gặp gỡ nạy Thưa anh, vài chục năm nay nghe đài, đây là lần đầu em nghe đài nhắc đến số phận tụi ẹm Chúng em là những người bị bỏ quên, coi như đã chết rội Không số quân, không tên tuổi, không nơi nào nhận Chúng em là những người "đứt dây rơi xuống luôn luôn sống ở một xó rừng góc núi " trên không chằng, dưới không rệ , không còn liên hệ gì với xã hội loài ngượi Bây giờ em nghe tin ông tướng Mỹ sang Hà Nội nói đến số phận tụi em, em nghe xong mà tự nhiên nước mắt chảy ròng rọng không biết là mơ hay thật đây". Tôi vội cầm lấy tay người thượng sĩ Biệt Kích Dù mà nói: "Đúng đấy bạn ơi, thời gian này ông tướng Vessey, đặc sứ (special envoy) của tổng thống Mỹ Reagan đang viếng thăm Hà Nội Các báo Việt Nam đều nhắc đến sự kiện nạy Tin mà bạn vừa nghe được rất đáng tin cậy". Nguyễn Hữu Luyện vội chen vào "Làm sao mình tin được đài Hà Nội". Tôi nói tiếp "Đây là một sự kiện có tính cách quốc tế, truyền thông thế giới đều theo dõi sự viếng thăm của tướng Vessey, nên đài Hà Nội dù muốn dấu cũng khó lọng Vả chăng thông tin của khối Xã Hội Chủ Nghĩa xưa
nay chỉ loan những tin nào có lợi cho họ Tin bất lợi, họ quên đi ngạy Việc tướng Vessey đến Việt Nam, ở bên trong chắc đã có một thoả thuận nào có lợi cho Hà Nội không mặt này thì mặt kịa Mình chưa biết được sự thoả thuận ấy đến đâu, chi tiết ra sao, nhưng việc loan tin sự hiện diện của đặc sứ Vessey đến Hà Nội, nhìn chung là một chỉ dấu thuận lợi cho lũ tù nhân chúng ta, đặc biệt là đối với các anh, những người mà trên 20 năm nay họ cố ý hay vô tình quên lạng Nguyễn Hữu Luyện trầm ngâm "Như bản thân tôi và anh em chúng tôi ở đây đã từng rút kinh nghiệm không nên tin tưởng nhiều quá vào người Mỹ" - "Đồng ý trên nguyên tắc, nhưng trong số những người Mỹ còn nhớ đến đồng minh cũ, còn lưu ý đến số phận khốn khổ của chúng ta thì ông Reagan này là số 1. Nếu năm ngoái cái tên Mỹ khùng nào nó bắn ông ấy chết thì chúng ta còn vất vả hơn nhiệu Bây giờ đặc sứ của ông Reagan, tướng Vessey sang đây có đích thân nhắc đến Biệt Kích Dù thì tôi nghĩ sớm muộn trường hợp các anh sẽ được giải quyệt Các bạn có thể được vệ". Một nụ cười mơ hồ trên khuôn mặt Nguyễn Hữu Luyện Anh như nói một mình "Được về, được về, mà về đậu"
Lời bình Mao Tôn Cương của tôi hồi đầu năm khi lưu diễn ở K1 không ngờ được chứng nghiệm Đến giữa năm 1982, có hai lượt thả Biệt Kích Dù, mỗi lượt trên dưới 100 ngượi Chuyện không ai ngờ mà tợi Ông tướng Vessey đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan đã giở lại chồng hồ sơ mật đầu thập niên 60, can thiệp với Hà Nội để cho những Biệt Kích Dù bị giam trên dưới 20
năm ở nơi thâm sơn cùng cốc được trở về hội nhập với loài ngượi Cùng thời gian đó chương trình "nước sông công tù" đem cải tạo viên đến khai hoang những vùng rừng núi âm u (như trại Thanh Phong huyện Như Xuân giáp với Hạ Lào này) trở thành nông trường, lâm trường, rồi đem gia đình cải tạo viên lên chỉ định cư trú ở những chốn rừng sâu nước độc, cũng được dẹp bỏ luộn Phần lớn anh em tù chính trị được chuyển về Nam hay đổi đi trại khạc Đến cuối năm 1982, trại Thanh Phong K2 chỉ còn lại trên 50 tù chính trị. Còn lại toàn là tù "đui, què, mẻ sứt" già yếu, bịnh tật hay là thuộc loại "không tiện cho về Nam". Tôi thuộc số trên 50 người còn lại nạy Ngày 14 tháng 11 năm 1982 trên nguyên tắc phân trại tù chính trị K2 giải thệ Những người tù còn lại đi ra K1. Ở đây tù chính trị sẽ cùng anh em Biệt Kích Dù còn lại lên xe đi đến một trại khác ở Nghệ Tĩnh: Trại Tân Kỳ. * Về trại Tân Kỳ
Trại Tân Kỳ này là một trại "trung chuyển". Bao nhiêu tù chính trị ra Bắc còn lại hồi 76-77 trước khi về Nam về tập trung ở trại nầy và có một số khác ở trại Ba Sao, Hà Nam Nịnh Trại Tân Kỳ này chứa đựng đủ loại tù: tù chính trị, tù CIA, tù Biệt Kích, tù Fulro, tù hình sự thứ dự Trại này có 2 khu, khu Tây và khu Động Chúng tôi gọi là "Tây Đức" và "Đông Đức" vì khu Tây tương đối dễ thở hơn khu Động Ở đây tôi gặp được nhiều loại người: ông Võ Tr. lãnh tụ VNQD ở miền Trung, Quảng Ngãi, linh mục duy nhất Trần Hữu L., những ông tướng Fulro, mấy ông thủ tướng, bộ trưởng "chính phủ trong bóng tối" và đặc biệt tôi được ở cùng lán với người thủ lãnh Biệt Kích Dụ Chính trong thời gian này, vì chung đụng, gần gũi nên tôi mới được hiểu thêm về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện Anh em Biệt Kích Dù về trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh) chỉ còn độ trên 50 ngượi Vì có tay nghề riêng nên các anh em Biệt Kích Dù được biên chế về các đội chuyên môn như đội mộc, đội rèn, đội chăn nuội Riêng thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện lại chuyển đến một đội khác, đội rạu Tôi xưa nay đi tù cũng có chút "chuyên môn" nên ở đây, trại mới, tôi cũng được xử dụng đúng theo "tay nghề": chuyên trị về phân và nước tiệu Ở các trại, đội rau nào cũng cần đến loại phân bón nạy Tôi nghiệm ra ở các trại cũ như Yên Hạ (Sơn La), Tân Lập (Vĩnh Phú), Thanh Phong Thănh Hoá) và bây giờ ở đây Tân Kỳ, đồng nghiệp phân tro của tôi thường được tuyển lựa trong mấy ngành Quân huấn, Quân pháp hay Chiến tranh chính trị Đồng nghiệp cũ của tôi là thượng toạ nguyên giám đốc Nha Tuyên uý Phật giáo, là mục sư Tin Lành, là thẩm phán Toà án Quân sự, là giáo sư Trường Võ Bị Quốc Gia v..v... Ở đây thì đại loại cũng như vậy, ở khu Tây Đức này có 4 lán, có 4 người lo về nhà cầu thì 1 là biện lý, 1 là đại đức, 1 là ông thầy dạy Anh văn trường Chiến tranh Chính trị và tội Sự tuyển dụng "trước sau như một" này là chấp hành đúng tinh thần "Mao-ít": "Chữ nghĩa không bằng cục phân". Tôi lại nhớ đến thái độ của đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện khi anh nhất định không đi lao động Ở đây cũng như ở các trại khác từ trên 20 năm qua, và đã trở thành biệt lệ, Nguyễn Hữu Luyện được biên chế về đội rau nhưng anh nhất quyết không đi lạm Toán "nhà cầu" tụi tôi khoảng 10 giờ sáng là công việc tạm xọng Phân, nước tiểu đã dọn sạch, chuyển cho đội rạu hà cầu đã quét tước, rắc vội Lúc bấy giờ là lo đi tắm vì dù đã đeo khẩu trang, bịt mũi bịt mồm, nhưng tự thấy thân thể mình hôi hám quạ Mùa nực được đi tắm là một cái sướng, nhưng mùa rét mà phải đi tắm trong khi bụng đói cồn cào lại là một cực hịnh Nước suối lạnh cắt da, mấy tên tù mặt mũi xám xịt, thân thể gầy còm, co ro run rẩy, ngần ngại đứng bên bờ suội Nguyễn Hữu Luyện không lao động, người luôn luôn sạch sẽ, nhưng ngày nào dù rét đến đâu Luyện cũng cùng chúng tôi đi tặm Người lội xuống suối đầu tiên là Luyện Anh nói: "cứ ào một cái là xong". Cái lạnh ở miền Trung này đối với Nguyễn Hữu Luyện xem ra không có nghĩa lý gị Anh bao nhiêu năm nằm trong hốc đá ở trại cổng trời Hà Giạng Bao nhiêu năm cùm kiên giam trong trại mục xương Cao Bặng Ở miền cực bắc nước ta, cái lạnh còn ác liệt hơn nhiệu Người tù Biệt Kích trên 20 năm, đi qua mọi gian lao thử thách bằng một câu nói vô cùng giản dị: "Cứ ào một cái là xong". Ở gần bên, trong cùng một lán, tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện sống như một thiền sự Trong tù có một vấn đề hết sức quan trọng là ặn Ai cũng đói mờ ngượi Bữa ăn và cái ăn là giấc mơ lớn nhất của tụ Nhưng đối với Nguyễn Hữu Luyện hình như anh coi rất nhẹ vấn đề ặn Anh được phát đồ ăn thế nào, ăn thế ấy, mà ăn rất lẹ, rất nhanh, không biết anh ăn lúc nạo Không thấy anh phàn nàn bao giờ về vấn đề đọi Hình như anh ở tù lâu quá, đói trở thành thường trực nên anh đã quen đị Một vài anh em được thăm nuôi, hoặc nhận quà, có lòng quý mến anh, biếu anh cục đường, nắm xôi, tấm bánh hay mời ăn một bữu cơm, nhưng trước sau không thấy anh nhận của ai một tặng vật nạo Tôi một bữa nhận quà có đưa đến anh một chiếc bánh chưng nho nhỏ. Anh nhất định chối tự Tôi mới nói: "Chỗ anh em sao anh kỹ quá". Nguyễn Hữu Luyện cười cười, nắm tay tôi mà nói nhỏ: "Bao nhiêu năm tôi tập cho cái bao tử nó đòi hỏi thật ịt Bây giờ anh em cho tặng vật, ăn vào nó quen dạ đi thì lại khổ đấy anh ạ". Nhưng có một thứ mà ai cho anh cũng nhận Nhận một cách hân hoạn Đó là xà bộng Không hiểu sao, Nguyễn Hữu Luyện có một nhu cầu về tắm rửa, về sạch sẽ một cách lạ lụng Xà bông đối với anh thật là cần thiệt Như đã nói ở trên, chúng tôi dân "nhà cầu" làm việc xong, mình mẩy hôi hám nên cực chẳng đã mùa rét mà phải đi tặm Nguyễn Hữu Luyện không đi lao động mà trưa nào cũng ra suối với chúng tội Nguyễn Hữu Luyện người rất cao, ít ra là 1,75m. Quần áo trại phát anh mặc vào ngắn cũn cợn Người đã cao anh lại còn đi đôi guốc mộc do anh đẽo lấy nên trông lại càng lênh khệnh Đi tù anh nào anh nấy chân nứt nẻ, bè ra như tổ tiên giao chỉ, riêng Nguyễn Hữu Luyện chân trắng bóc, gót đỏ hộng Trông gót chân của người Biệt Kích Dù đi tù trên 20 năm tôi bỗng nhiên nhớ đến 2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương thuở nào: Ta van cát bụi trên đường Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này. Trong món đồ hàng ngày đi tắm của Nguyễn Hữu Luyện có một vật rất lạ, rất ít có ở đậy Tù đi tắm thì cứ thế cởi truồng ra, vục tay xuống suối mà kỳ cọ, tắm rựa Hoặc buổi sáng có ra giếng rửa mặt thì cũng chỉ mang cái thùng kéo nước với bàn chải đánh răng là cụng Nguyễn Hữu Luyện đi tắm khác với người ta, mang theo một cái chậu men xanh thật đẹp Màu men óng ả chói ngợi tương phản rõ rệt với màu cố hữu của trại tù là màu xám xịt Tôi mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện: "Ở đâu mà có cái chậu men xinh đẹp vẩy" Nguyễn Hữu Luyện trả lời: "Tôi cũng không ngờ là tôi lại nhận cái chậu nạy Của tên trại trưởng trại "mục xương" ở Cao Bằng tặng cho tôi đậy Cao Bằng giáp với biên giới Trung Hoa nên vẫn có hàng lậu đi từ Trung Quốc sạng Cái chậu này là đồ làm từ Quảng Châu có nhãn hiệu chỉ rọ Dạo cuối thập niên 70, tên trại trưởng Thiếu tá Công an nó hành tôi ghê lặm Nhất định nó bắt tôi đi lao động Tôi thì nhất định không đị Nó liền cùm chận Cùm chán rồi đem xuống hầm tội Rồi bắt nhịn ặn Mùa lạnh nó còn đổ nước xuống hầm nựa Tôi người Công giáo nên tôi cầu Đức Mẹ Maria, trong cơn thập tử nhất sinh, tôi cũng cầu luôn Phật Bà Quan Âm nựa Nó ành tôi mãi năm này sang năm khác mà cuối cùng tôi vẫn còn sộng Nhưng mà chết thì thôi, tôi nhất định không đi lao động Không chịu thua chúng nó". - "Như vậy thì tên trại trưởng này nó hận anh ghê lắm, tại sao nó lại tặng anh cái chậu nảy"- "Tôi cũng không biết nữa, hắn hành tôi luôn mấy năm, nhưng cuối cùng hắn thả tôi ra khỏi hầm kiên giạm Một bữa hắn cho gọi tôi lện Hắn nói: "Tôi sắp đổi đi trại khác, có phải anh ưa tắm rửa lắm phải khổng Tôi tặng anh cái chậu Trung Quốc này". Tôi từ chối nhưng hắn ta cứ để cái chậu lại, rồi bắt tay từ biệt Chẳng đặng đừng, tôi phải giữ cái chậu men xanh này, mà tôi cũng không hiểu tại sao hắn lại làm như thế".
* Tấm hình nhận đêm cuối năm
Ở cùng lán tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện là một người ít nói, ít giao thiệp Không đi làm, cả ngày tôi thường thấy anh ngồi quay mặt vào tường, kiểu thiền sư diện bích. Nhưng không phải anh ngồi thiền mà anh đọc sạch Một cuốn sách dày để trước mặt Anh người Công giáo, tôi tưởng anh ngày ngày đọc thánh kịnh Nhưng một hôm tôi biết là không phại Một buổi chiều anh mời anh bạn giáo sư Anh văn lại chỗ ạnh Anh hỏi về văn phạm, về cách đọc một vài chữ khọ Thì ra cuốn sách dày anh luôn để trước mặt là một cuốn tự điển Anh Việt Bạn tôi hàng ngày ngồi học thuộc từng trang tự điện Tôi mới hỏi: "Ông học Anh văn kiểu ấy thì bao giờ cho xỏng" Luyện trả lời: "Được chữ nào hay chữ nấy mà cũng để cho nó quên ngày quên tháng đi ông ơi". Nhưng học Anh văn, theo tôi nghĩ rất khó mà tự học Còn văn phạm còn cú pháp, còn cách đọc, cách nhận làm sao cho người ta hiệu Ông bạn giáo sư Anh văn và tôi cùng dân "nhà cầu" nên ở gần nhạu Thỉnh thoảng buổi chiều, buổi tối Nguyễn Hữu Luyện lại tới rù rì bàn chuyện tiếng Ạnh Ở trong trại cải tạo, tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Pháp, tiếng Anh nguyên tắc là cấm chị Nhưng dạo này ở Sài Gòn có phát hành tuần san Nga Sô ấn bản tiếng Anh gọi là New Timẹ Vì nhu cầu đọc báo cũng như nhu cầu tìm học tiếng Anh, nên tờ New Time anh em nhận được từ gia đình gởi tới khá nhiệu Thấy sách báo của đàn anh Nga Sô vĩ đại là cán bộ trực trại gật đầu cho nhận Anh em đọc New Time với quan niệm "Nó nói gì, kệ cha nó - miễn là mình có tài liệu học Anh văn". Nguyễn Hữu Luyện là người tìm đọc New Time kỹ nhất.
o0o
Chúng tôi về trại mới Tân Kỳ đã được gần 3 tháng. Anh em Biệt Kích Dù được tha về từ trại cũ Thanh Phong có lẽ cũng đã được trên dưới nửa năm. Đã gần tới Tết, sắp sang năm mới 1983. Anh em nhận được quà nhà gởi "đông" hơn dạo trước. Trại này ở gần ngay huyện lỵ Tân Kỳ nên thư từ, quà cáp tới mau hơn Thanh Phong nhiều. Tôi nhận thấy hằng ngày vào khoảng buổi chiều sắp sửa đóng cửa lán, thế nào cũng có một vài anh em Biệt Kích Dù đến nói điều gì đó với Nguyễn Hữu Luyện, như là "báo cáo" hằng ngày của anh em với chỉ huy trưởng. Vừa có một sự kiện đặc biệt xảy ra với anh em Biệt Kích Dù. Trên 20 năm nay, anh em Biệt Kích Dù không bao giờ nhận được thư, được quà. Anh em là những người bị bỏ quên trong xã hội loài người. Nhưng gần đến Tết năm 1983, có trên 10 gói quà gửi đến cho một số anh em Biệt Kích Dù. Những anh em được về từ nửa năm trước đã họp nhau gửi quà cho những người còn ở lại. Trong một buổi tối lên ngồi nói chuyện với tụi tôi, Luyện kể: Một số lớn anh em được về nhưng không còn liên lạc được với gia đình nựa 20 năm qua gia đình xiêu tán không còn nhận được âm hao. Có anh thì vợ đã lấy chồng khác, đã an phận với một cuộc đời mới từ mười mấy năm qua. Ván đã đóng thuyền, người trở về không muốn gây phiền muộn cho cố nhân làm gì nựa Những anh em tìm lại được thân nhân, gia đình phải nói là rất hiếm. Vì vậy nên một số lớn anh em Biệt Kích Dù sau khi đi tù 20 năm biệt xứ trở về đành tụ họp cùng nhau, tuỳ nghề nghiệp, tuỳ hoàn cảnh mà quây quần bên nhau xây dựng một cuộc đời mới, trong một xã hội mới đầy khó khăn, thù hận. Cuộc sống mới của anh em hẳn là vất vả, gian nan, nhưng những món quà của anh em ở ngoài gửi vào cho anh em ở lại đều là những đồ gia dụng cả: gạo nếp, gạo tẻ, mì, trứng muối, thịt ướp, cá khô, cá hộp v.v... những thứ cần thiết cho một ngày Tết cổ truyền. Anh em được về như vậy đã không quên những người ở lại. Tôi có nghe buổi chiều Luyện dặn một anh em Biệt Kích Dù "sẽ họp lại ăn chung". Một số anh em nhận được quà, được thư, nhưng bản thân Nguyễn Hữu Luyện thì không. Anh là người ít nói, không thích tỏ bày nên tôi cũng không tiện hỏi. Không biết gia đình của anh bây giờ ra sao? Có thể bản tính anh kín đáo, hoặc là nghề nghiệp Biệt Kích, được huấn luyện về bảo mật quá kỹ nên anh không muốn nói về mình; hay là những năm tù kiên giam trong hầm đá đã làm cho anh quen đi với bóng tối và im lặng. Tôi không biết nữa. Tôi chợt nhớ đến chi tiết khi tôi gặp anh lần đầu ở trại Thanh Phong, sau khi nghe tin đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan, tướng Vessey can thiệp thì các anh em Biệt Kích Dù có thể được về, Nguyễn Hữu Luyện đã âm thầm khẽ nói "Được về, được vệ mà về đâu?"
Bây giờ tôi mới hiểu hơn hai chữ "về đâu?" của Nguyễn Hữu Luyện. Không biết anh có còn gia đình, có còn người thân chờ đợi? Trên 20 năm biệt xứ, không thư từ, không liên lạc, không tin tực đâu phải người đàn bà nào cũng bền gan hoá đá vọng phu? Cái dấu hỏi sau 2 chữ "về đâu" của Nguyễn Hữu Luyện là hoàn toàn hữu lý. Gần Tết năm nay, khi một số khá đông anh em Biệt Kích Dù đã có tin tức tôi băn khoăn, hồi hộp lo lắng cho tình trạng của anh mà không dám nói ra. Đây là một vấn đề riêng tư rất tế nhị, có khi thiêng liêng nữa, không nên vội vàng đề cập tới.
Một buổi tối Nguyễn Hữu Luyện đến với tụi tôi, dáng điệu hấp tấp hơn thường lệ, trên tay không cầm tờ New Time như mọi khi mà thay vào đó là một bao thư. Chuyến quà buổi trưa vừa tới có thêm một số gói cho anh em Biệt Kích Dù, và trong gói quà mới có bao thư này. Gói quà gởi cho một anh em Biệt Kích Dù khác, nhưng có một số hình ảnh nhờ anh Biệt Kích Dù này gửi cho Nguyễn Hữu Luyện, anh vừa nhận được buổi chiều. Anh ngồi quay lại, đưa hình cho chúng tôi coi. Hình ảnh một đám cưới. Cô dâu, chú rể đang đứng lạy trước bàn thờ khói hương nghi ngút. Trên bàn thờ có tấm hình phóng lớn của thân sinh cô dâu. Đôi trẻ vừa thành hôn đang cúi đầu trước người đã khuất. Tấm hình trên bàn thờ nhìn kỹ đâu phải ai xa lạ chính là hình Nguyễn Hữu Luyện 20 năm về trước. Nguyễn Hữu Luyện nói trong xúc động: "Khi tôi đi con gái đầu lòng tôi mới có 4 tuổi, năm ngoái con tôi nó đã lấy chồng. Hơn 20 năm cách biệt không thư từ, không tin tức, vợ con tôi tưởng rằng tôi đã chết". Đây là lần đầu tiên tôi thấy một giọt nước mắt ngập ngừng trên khuôn mặt phong sương của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện Trong đêm cuối năm giá buốt ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, có 3 người tù cùng âm thầm nhỏ lệ trong đêm.
* Bạn tù Fulro
Ở trại "Tây Đức" có 4 lán thì 3 lán là tù chính trị ở cùng với tù Fulro, lán còn lại là tù hình sự Trại Tân Kỳ này, thời kỳ "phồn thịnh" chứa trên 1000 tù, bây giờ tù chính trị được đưa về Nam khá đông nên cả hai khu "Đông Đức - Tây Đức" chỉ còn lại chừng 500 tụ Chúng tôi ở đội rau cùng lán với anh em Fulro thuộc đội "củ quả", chuyên trồng bí, trồng khoai, trồng tra, trồng mía. Những anh em Fulro theo chức danh ghi trong "lý lịch trích ngang" đều là những nhân vật lớn như thiếu tướng, chuẩn tướng, đại tá, trung tá, thiếu tá v.v... nhưng thật ra chỉ là những đồng bào thiểu số không biết chữ, nói tiếng Việt không bỏ dấu, rất khó nghe luôn luôn cười nhe hai hàm răng cà sát lợi Sự ngây thơ, chân thật hiện rõ trong từng dáng điệu, từng lời nọi Nghe, nhìn họ khó có thể tưởng tượng đó là tướng, tá trong mặt trận giải phóng liên kết các dân tộc bị áp bức Fulro (Front unifié pour la liberatión des races opprimeés). Phong trào này đã phát khởi từ lâu, giữa những năm 60 và đã gây phiền nhiễu không ít cho chính quyền miền Nạm Sau tháng 4 đen 1975 khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, phong trào Giải phóng các dân tộc bị áp bức Fulro không những không tiêu trầm mà ngược lại Fulro lại trở thành một mặt trận võ trang chống đối cộng sản rất mạnh mẽ tại miền Cao nguyên Trung phần thuộc Hoàng Triều Cương Thổ cũ. Rất đông các đồng bào thiểu số thuộc nhiều bộ tộc ở Kontum-Pleiku bị bắt, cho rằng có dính líu tới Fulro. Riêng ở trại Tân Kỳ này có tới hơn 200 tướng, tá Fulro bị bắt giữ. Chúng tôi tù nguỵ quân, nguỵ quyền, biệt kích ở với anh em Fulro tương đối thuận thảo, không thấy anh em Fulro lộ vẻ "căm thù" gì hết. Nhiều khi anh em còn tiếp tế củ khoai, đẫn mía. Anh em đội rau thì đưa lại su hào, rau cải. Không nói ra nhưng tù chính trị và tù Fulro thông cảm nhau trong tình cảnh "cùng một lứa bên trời lận đận".
Nhưng một buổi tối có một sự kiện không ngờ xảy ra. Trong số anh em Fulro ở lán tôi có một anh còn trẻ, nghe nói là thiếu tá, trước đây có đi lính Biệt Kích Mũ Xanh (green beret) của Mỹ hoạt động trên vùng Cao nguyên "Hoàng Triều Cương Thổ". Anh này chắc làm việc lâu ngày bên người Mỹ, nên ở nơi anh hiện ra một sự kiện nghịch thượng Anh không biết chữ nhưng ngược lại nói tiếng Anh rất "chạy". Anh nói tiếng Anh dễ hơn, giỏi hơn nói tiếng Việt nhiều, một loại tiếng Anh người ta thường nghe thấy nơi các ghetto ở Mỵ Tâm tính anh cũng là một sự cộng hưởng kỳ lạ, cái thơ ngây man dã ở bên cái khôn lanh quỷ quyệt . Anh có củ khoai, khúc sắn thì anh đánh đổi lấy rau, lấy đường với anh em tù chính trị "tiền trao cháo múc". Đêm nằm anh nghêu ngao một bài hát núi rừng nào đó, nghe không hiểu được nhưng phảng phất một nổi buồn rờn rợn, trầm thống như nghe một khúc spiritual của người da đen ở Hoa Kỵ Anh thạo nghề mưu sinh trong rừng nên anh luôn luôn bắt được cá, lươn, ếch, nhái, có khi rắn nữa để cải thiện bữa ăn. Ăn không hết anh mới bỏ những con vật ấy vào trong một cái hũ sành để làm một thứ mắm riêng. Cái hũ sành nầy anh để dưới sàn, gần chỗ đầu năm. Lâu ngày mắm có mùi, anh thì chịu được nhưng mấy anh em tù chính trị nằm gần chịu không nổi mới nói với anh trực buộng Anh trực buồng, một anh công binh già cận thị phải nhờ một anh Fulro có tuổi, nghe nói là đại tá, nói với anh bạn thiếu tá Fulro xin dời cái hũ mắm của anh đi chỗ khác. Anh này nghe xong gạt phăng ông già đại tá sang một bên rồi vùng vằng đi nằm, hết sức bất bình. Cái hũ mắm càng ngày bốc mùi càng nặng, nên một buổi nhân mọi người đi làm hết, anh trực buồng mới mang cái hũ ấy ra ngoài, đặt ở sau lán, bên đống cũi. Đi làm buổi chiều về khi lán đã đóng cửa, anh thiếu tá Fulro mới nhận thấy cái hũ mắm của anh không còn ở chỗ cũ. Anh nổi giận đùng đùng, chửi mắng loạn xạ. Một người nào đó mới chỉ anh trực buồng. Anh này chạy bay đến chỗ anh trực buồng già cận thị, nắm ngực áo lôi xền xệch hét lên: "Sao mày lấy của tao, I'm gonna to get you, to kill you." Tăo sẽ đánh mày, giết mày). Một anh Fulro có tuổi ở gần đấy liền đứng dậy, định can ra; anh Fulro trẻ tuổi đang cơn nóng giận, đẩy anh Fulro già ngã chúi, kéo áo anh trực buồng rách toạc, cái kính cận văng xuống đất. Người ta không biết sự thể sẽ diễn biến ra sao khi anh Fulro đang lên cơn điên loạn rừng rú. Bỗng có một người cao lênh khênh bước tới, đó là tay thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện Không biết bằng một chiêu thức Judo hay cẩm nã thủ tuyệt vời nào, hai tay của anh Fulro điên loạn đã bị khoá chặt Anh Fulro vùng vẫy nhưng không thoát ra được Nguyễn Hữu Luyện nói gằn giọng: "Đừng làm ồn". Tay Fulro hét lên: "I'ts none of your business" (không phải chuyện anh đừng dính vô). Luyện ôn tồn nói tiếp: "Chuyện không đáng gì. Sáng mai chúng ta gặp nhau giải quyết". Không biết lời nói của tay thủ lĩnh Biệt Kích Dù có một mãnh lực gì mà sau đó tay thiếu tá Fulro đang trừng trợn bỗng nguôi đi, nhìn xuống đất, Nguyễn Hữu Luyện dừng tay khoá, nhẹ nhàng vỗ vai anh Fulro, khẽ nói "Thôi đi nghỉ đi.".
Sáng sớm hôm sau trước khi đi làm, hai người (anh thiếu tá Fulro và Nguyễn Hữu Luyện) có gặp nhau và không hiểu sao cái hũ mắm được để lại ngoài lán, bên đống cũi. Mối giao hảo giữa anh em tù chính trị với tù Fulro, tưởng rằng sau vụ này sẽ căng thẳng, không ngờ ngược lại, nó tốt hơn lên, kiểu "đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận anh em". Tay Fulro Biệt kích mũ xanh bây giờ mới nhận ra "ông thầy", ở nơi thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện Thỉnh thoảng buổi tối tôi lại thấy anh bạn Fulro tới chỗ Nguyễn Hữu Luyện nói tiếng Anh, nói bất cứ chuyện gì để cho Nguyễn Hữu Luyện luyện "accent".
Có khi anh ta còn đem tới củ khoai, đẫn mía nữa, nhưng theo như cựu lệ, Nguyễn Hữu Luyện chỉ cám ơn mà không nhận bao giờ. Sau khi những tấm hình của vợ con anh nhờ một anh em Biệt Kích khác được gởi tới trại Tân Kỳ, tôi một bữu mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện "Tại sao anh không có thư, có quà riêng của gia đỉnh" Trầm ngâm một lát Nguyễn Hữu Luyện mới nói: "Thực tình tôi không nghĩ là vợ con tôi còn đó, đợi chờ tôi. Khi một số anh em Biệt Kích Dù được về, tôi có nhờ anh em kín đáo đi tìm hộ. Rất may là đã tìm rạ Vợ con tôi đã rời Sài Gòn, xuống Cần Thơ sinh sộng Tôi cũng đã dự phòng trường hợp này. Gần 20 năm nay vợ con tôi, anh em, họ hàng, bè bạn tôi nghĩ rằng tôi đã chết. Thôi cứ để như thế cho tiện, chết là hết, phải không ạnh Không phiền ai, gây trở ngại cho ai. Nhược bằng vợ con tôi còn nghĩ đến tôi, còn chờ đợi tôi thì đó là ơn riêng của Chúa đã ban cho. Nhưng tôi đã nói trước là vợ con tôi nếu còn đó, khi nhận được tin tôi thì không bao giờ được viết thư, được gửi quà. Nhận thư nhận quà rồi là tôi phải trả lời. Làm sao mà mình không thương vợ, thương con mình cho được Xưa nay mấy chục năm ở các trại tù, mình là thằng trọc đầu, trên không chằng dưới không rễ, họ không nắm mình vào đâu được Bây giờ mình thương vợ mình, thương con mình, họ đọc thư, họ biết như vậy, thì mình không sống được yên đâu anh ợi Họ không hành được mình, bây giờ họ hành vợ con mình để bắt mình quy phục, thì làm sao đây thưa anh. Cho nên tôi không muốn nhận thư, nhận quà riêng là vì thế".
* Đứng vững không lùi
Có lẽ trại Tân Kỳ này trước đây đã xây dựng trên một vạt rừng. Trong sân trại còn một số cây cổ thụ còn sót lại. Ở cuối sân "tập kết" bên "Tây Đức", trước cửa mấy lán tù có một cây đa cổ thụ. Cụ Nguyễn Du đã nói "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Ở đây không những người buồn, (một lũ tù nhân rạc rài đói cơm thiếu áo xác xơ như một lũ vượn người thời mông muội) mà cây lá cũng buồn theo. Cây gì mà khẳng khiu, trơ trụi, không còn một chút màu xanh, chỉ có những rễ phụ nâu đen rũ xuống, trông giống như một ông già đầu râu tóc bạc đang đứng giơ tay chịu tội giữa trời. Xưa nay cây thường là một biểu tượng thuần hậu của thiên nhiên: cây cho lá cho hoa, cho bóng mát, cho nơi che chở, cho chim ca và gió hát. Ở đây thì ngược lại; cây đa già trơ lá trụi cành đang biểu tượng cho sự tàn bạo của con người và sự lạnh lùng của thiên nhiên khắc nghiệt. Lũ tù nhân chúng tôi ít khi dám ra chơi dưới gốc cây đạ Những cái rễ ngoằn ngoèo nổi lên sần sùi trông giống như một đàn trăn gió đang rình mồi, những hốc tối mò làm liên tưởng đến hang ổ của lũ cáo, chồn, rắn rết, nhưng điều chúng tôi ngại nhất là bên gốc cây đa này nghe nói đã có hơn một người tù treo cổ chết. Người tù treo cổ thường thiêng lắm. Tiếng bình dân gọi là "có hương". Con ma treo cổ thường dẫn dụ một người nào khác kết liễu cuộc sống giống như mình để oan hồn uổng tử kia được đầu thai kiếp khác.
Hôm ấy vào khoảng cuối tháng 3 năm 1983. Trời dù đã cuối Xuân nhưng cái lạnh miền bán sơn địa vẫn còn buốt giá. Như thường lệ buổi sáng các đội ra sân tập kết ngồi xuống, đợi điểm danh xuất trại đi làm. Chợt một tiếng thét thất thanh vang dậy, phát ra từ cuối sân tập kết, phía cây đa. Mọi người nhìn lên, một bóng người đang đứng trên chạc ba của cây đa trụi lá, vươn cổ ra hò hét: "Tộ cha bây. Bây hại dân hại nược Bây hại con tao, hại vợ tao. Tộ cha bây, bất nhân, vô hậu". Cán bộ trực trại vội vàng đi lại gốc cây đa, giơ tay quát nạt "Anh kia, anh chửi ai?" - "Tao chửi bây, chưởi tộ cha tụi bây". Một công an bảo vệ xách carbine chạy tới, kéo "cu lat" loạch xoạch "Anh kia, xuống ngay". Một phát súng nổ vang lên; mọi người giật mình nhưng nhìn lại, đó chỉ là phát súng chỉ thiên, bắn doạ Người đứng trên cây, nhìn kỹ, cổ đã quàng sẵn vào một sợi dây thừng buộc vào một cành cây cao cạnh đó. Người đó nói như thét: "Bắn cho tao một phát đi, tao khỏi thắt cổ". Cán bộ trực trại giơ tay, anh công an bảo vệ hạ carbine xuống. Người đứng trên cây tiếp tục chưởi bới, tiếp tục hò hét, trong khi cán bộ trực trại hấp tấp đi ra trước sân tập kết, vội vã thổi còi ra lệnh xuất trại gấp. Tù nhân vừa xúc động vừa tê điếng trước phản ứng bất ngờ của một bạn tù. Các đội hôm nay được ra khỏi trại rất mau, rất vội. Trại không muốn các tù nhân ở lại nghe những lời chửi rủa tận từ kịa Anh em xì xào "Ai đấy nhỉ" - "Nghe như tiếng Th. thiếu tá địa phương quân người Huế hay Quảng Bình, Quảng Trị" - "Đúng hắn rồi còn ai nữa, nghe đâu ít lâu nay hắn bị tâm thần".
Các đội tù xuất trại hết rồi. Sân tập kết trở lại vắng người, im vặng Tiếng chưởi rủa của Thiếu Tá Địa Phương quân Th. vẫn còn róng rả: "Tộ cha bây, bây giết con tao". Mấy tên làm việc trong trại như đội "nhà cầu" tụi tôi vẫn tiếp tục làm việc nhưng không ngớt băn khoăn, lo lắng cho người bạn tù đang nổi cơn điên loạn Ông bạn đồng nghiệp nhà cầu, Đại Đức Như L. cho hay "Tội cho anh ta lắm. Anh ta đi tù cải tạo mà con trai mới lớn lên ở nhà lại phải đi " nghĩa vụ sang Campuchia. Anh vừa nhận tin con trai anh mới chết; chết mà không mang được xác về. Vợ anh ta là cô giáo, nghèo sát ván, ngất đi khi nhận được tin con và từ đó bịnh luôn. Đi làm lương không đủ nuôi con, làm gì có quà cáp cho chồng nựa Th. lâu nay là con bà phước. Ở nhà vợ anh ta ốm nặng, đứa con gái phải nghỉ học ở nhà nuôi mẹ, nuôi em. Đứa em trai út khốn thay lại bị bệnh tâm thần ngớ ngẫn. Cả nhà bây giờ trông vào một cô con gái mới đâu 15, 16 tuổi. Đêm nằm anh Th. thường ú ớ gọi vợ, gọi con. Anh ta vẫn đi làm được, không ngờ sáng nay anh ta lại phản ứng bất thường như vậy" Anh Th. vẫn đứng trên cây, vẫn chửi bới, hò hét. Nhưng tiếng chửi bới, hò hét thưa dần vì không còn "đối tượng". Vào khoảng 9 giờ sáng, trại trưởng Trung Tá công an T. mới từ từ đi tới gốc cây đa nói: "Anh Th., có chuyện gì xuống đây tôi giải quyết". - "Bắn cho tôi một phát đi, tôi không xuống". Thấy không xong, trại trưởng liền đi vào trong lán tù. Hình như y đi tìm một người nào đọ Tôi được nghe nói là Trung Tá công an đi tìm Đại Úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện. Trời đã gần đứng bóng. Anh bạn tù nổi cơn điên vẫn đứng trên cây, cổ quàng sẵn vào một vòng dây thừng oan nghiệt. Chợt có một bóng người cao lênh khênh đi ra đứng dưới gốc cây đa. Đó là Nguyễn Hữu Luyện. Hai người đứng nói chuyện gì với nhau không rõ. Nhưng sau đó người tù nổi cơn điên Th. tháo bỏ cái vòng dây oan nghiệt ra khỏi cổ, và từ từ trèo xuống. Nguyễn Hữu Luyện đỡ người bạn tù bước xuống đất và dìu anh ta vào trong lán. Không biết người thủ lãnh Biệt Kích Dù đã nói những gì, đã làm thế nào để cho người tù khốn khổ kia trở lại với cuộc đời.
o0o
Những ngày tiếp theo đó cả trại Tân Kỳ nín thở theo dõi hậu quả đến với người tù cựu Thiếu tá Địa Phương Quận Hậu quả đầu tiên là biên chế lại . Tù đội này đổi sang đội kia, từ lán này sang lán khác. Giản bớt khu "Tây Đức". Cho một số đội sang khu "Đông Đức". Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.
Sau vụ biên chế này, tôi vẫn làm công tác nhà cầu nhưng không ở cùng lán với Nguyễn Hữu Luyện nữa. Ba ngày sau, một chuyến xe GMC lấy được của miền Nam) chở một số tù mới đến trại Tân Kỳ. Tôi vội chạy ra xem có gặp lại người quẹn Tưởng bạn tù nào xa lạ, hoá ra toàn là bạn cũ. Đây là chuyến xe chở một số các linh mục tuyên uý Công giáo từ trại Bình Đà ngoài Bắc đổi trại vào miền Trụng Các bạn tù linh mục này năm ngoái tháng 4, 1982 đã từ biệt tụi tôi ở trại Thanh Phong ra Bắc. Tôi gặp lại bạn cũ, đội trưởng đội rau kiêm đội trưởng văn nghệ nghiệp dư, linh mục Nguyễn Quốc T. Chúng tôi ôm lấy nhau, linh mục Nguyễn Quốc T. nói "Xã hội tù xoay chuyển vòng tròn. Mình lại gặp nhau ở đây, mừng quá".
Nhưng cái mừng của người bạn cũ không được lâu. Ngày hôm sau (tôi nhớ là ngày 23 tháng 3, 1983), chuyến xe GMC lại chở một số tù từ trại Tân Kỳ đi nơi khác. Trong số 33 người tù di chuyển kỳ này có tên tôi. Chuyến xe đi vội vã. Ngồi trên xe chật cứng, tôi giơ một bàn tay vẫy vẫy. Từ biệt trại Tân Kỳ, từ biệt những người bạn tù đã cùng tôi trải qua một thời kỳ gian khổ. Tôi nhìn thấy trong lán tù ở lại có những bàn tay vẫy theo. Trong số những bàn tay tiễn biệt kia, biết đâu chẳng có bàn tay của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện. Tôi không được gặp lại các anh từ ngày ấy, đến nay thấm thoát đã 12 năm rội Xin những anh em tù cải tạo nào từng có mặt tại trại Tân Kỳ đầu năm 1983, hiện giờ ở hải ngoại tình cờ đọc đến những dòng này, nếu các anh được biết tin gì về người bạn tù khốn khổ của chúng ta Thiếu tá Th. Địa Phương Quân xin các anh vui lòng cho tôi được biết. Đặc biệt về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện tôi lúc nào cũng nhớ anh, cũng cảm phục anh, nhưng có một điều tôi hứa với anh mà tôi không giữ được tròn. Một buổi sau khi anh cho tôi xem tấm hình con gái anh bữa lấy chồng, đang cúi lạy trước chân dung người cha đã khuất lằ anh) tôi mới nói với anh rằng "Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể, sẽ viết ra chuyện này". Anh nắm tay tôi mà nói: "Thôi đừng anh ạ, mình xét ra cũng chỉ làm nhiệm vụ của một người lính tình nguyện gia nhập cuộc chiến tranh bí mật. Quy luật của nó là thế thì mình đành phải chịu, thưa anh". Nhớ lời nhắn nhủ của anh, nên mấy năm nay ở nước ngoài, có dịp viết đôi ba bài báo tôi đã muốn lắm, muốn được kể chuyện người tù kiệt xuất là anh và đồng đội của anh, những anh em Biệt Kích Dù bất khuất. Nhưng tôi cứ đắn đo e ngại mãi. Bây giờ tôi được biết rõ là anh đã tới Hoa Kỳ được một thời gian và anh đang đứng ra lo lắng cho một số anh em Biệt Kích Dù đồng đội của anh làm thủ tục xuất ngoại.
Chuyện Biệt Kích Dù trên 30 năm cũ tưởng đã nằm im trong cát bụi lãng quên bây giờ đang được mở lại hồ sơ. Cho nên bữa nay tôi mới dám viết ít dòng này với tư cách của một người bạn tù cùng trại nói ra những điều tai nghe mắt thấy.
Phan Lạc Phúc
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập ra mục đích để bảo vệ Tổ Quốc. Và chống lại sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc, lợi dụng sự tự vệ của QLVNCH có giới hạn trong phạm vi lảnh thổ theo hiệp định Geneve 1954. Nên cộng sản miền Bắc được sự yểm trợ của cộng sản Quốc tế cứ gia tăng liên tục tấn công miền nam Việt Nam. Vì lý do đo Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định thành lập những đơn vị đặc biệt để tấn công lại kẻ thù ngay tại hậu phương hay tại các mật khu của chúng.
Bộ phận thứ: I- Là xâm nhập bằng đường bộ với sự yểm trợ và hợp tác của Không Quân. Bộ phận thứ: II- Là xâm nhập bằng đường biển, có tên gọi là Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Trong Sở PVZH gồm có hai Lực Lượng; Hải Tuần và Biệt Hải, tất cả nhân viên LL Hải Tuần là do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái qua Sở PVZH đặt dưới quyền Chỉ Huy của Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật.
Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt. Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH. Mà hoàn toàn đều do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT-Seal hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ. Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải, mà còn đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là: Tung mây lướt gió (Nhảy dù) và xữ dụng bình hơi (Người Nhái) bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể xữ dụng về đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa dù và khóa người Nhái thì lúc đó các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có 2 bộ áo “rằn ri ” và một nón đỏ do quân nhu quân lực VNCH, 2 bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại, trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc tất cả phải có đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép bằng không thì phải ở lại trại, vì để bảo mật cho các công tác xâm nhập nên LL Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào?
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp, đối với dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo SơnTrà thường gọi chúng tôi là Biệt kích Nhái, những lúc thời tiết miền Bắc biển động các toán thay phiên nhau đi công tác ở các Mật khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.
Tôi còn nhớ vào dịp Trung Thu năm 1967, toán Numbus được chỉ định đi công tác xâm nhập vào vùng Thanh Hóa. Ðối với LL Biệt Hải bất kỳ chuyến công tác nào cũng là đặc biệt cả, nhưng có lẻ chuyến xâm nhập lần nầy có một vài điểm khác lạ hơn các chuyến khác vì một lúc phải làm 2 nhiệm vụ: Ðó là bắt cóc cán bộ địa phương đưa về Nam để khai thác tin tức, ngoài ra toán còn được giao thêm phận vụ Tâm Lý Chiến, vì lúc đó sẵn dịp Tết Trung Thu nên chúng tôi phải mang những gói quà biếu tặng của MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC cho các em miền Bắc như lệnh trên giao phó ( trong đó hình như là vải vóc, áo quần, bánh kẹo và radio.v… Vì những thứ nầy đã được gói sẵn trong bọc nylon rất kín đáo vì sợ thấm nước, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đem đi).
Ðể chuẩn bị cho chuyến công tác được thành công. Toán đã thực tập rất chu đáo, được chỉ dẫn phận vụ của từng người trên mặt sa bàn, và nghiên cứu cẩn thận vào các tấm hình không ảnh, ban ngày thì toàn đội tập vượt sóng, bơi lội, chèo thuyền cao su. Ban đêm thực tập đổ bộ, cứ như thế liên tục suốt trong vòng một tuần. Lần thực tập cuối cùng trước khi ra đi là đổ bộ toán vào vùng cửa Ðại, Hội An (vùng nầy ban đêm hoàn toàn do địch kiểm soát) Vì chương trình huấn luyện bắt buộc phải tìm một địa điểm ở trong Nam tương tự như miền Bắc để cho nhân viên dễ dàng làm quen được với địa thế. nhưng đắng cay làm sao cứ mỗi lần đi thực tập đổ bộ vào quanh vùng cửa Ðại, thì toán đều bị chạm địch hoặc mất tích.
Cũng như những chuyến trước, toán Nimbus được các chiến đĩnh PTF đưa từ Ðà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, trên đường di chuyển tới mục tiêu. Anh em Hải Tuần có nhiệm vụ điều khiển Chiến- Hạm, riêng anh em toán chúng tôi phải ở dưới khoang hầm nằm ngủ hay nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho chuyến xâm nhập vào bờ trong một vài giờ sắp tới. Nói vậy chứ chẳng có ai chợp mắt được tâm trí lúc bấy giờ rối bời như mớ bòng bong, có cả hằng trăm chuyện để mà lo lắng suy nghĩ, nào là vợ con, cha mẹ, người yêu.v.v.. Và rồi không biết chuyến xâm nhập lần nầy còn có cơ may để trở về Nam gặp lại những người mà mình đang suy nghĩ hay không? hoặc là công tác tối nầy có đạt được thành quả như sự mong muốn của cấp trên và ngay chính cả anh em chúng tôi nữa, chưa nói đến bản tính nóng giận bất thường của trời đất.
Vì trước đây đã có nhiều chuyến khi hành động xong nhiệm vụ toán rút ra bờ biển tìm đường để lội ra xuồng cao su, và từ đó dùng làm phương tiện chở toán ra chiến đĩnh PTF đang đậu chờ ngoài khơi, thì đột nhiên giông gió thổi tới bất ngờ những đợt sống cứ liên tục dâng cao trắng xóa cả một vùng như tuyết, tệ hại hơn nữa là có những lần toán đã bại lộ mục tiêu và đang bị chúng bao vây rượt đuổi sau lưng, khi anh em thoát ra được tới bờ biển nỗi vui mừng vừa mới chớm nở, thì lại trông nhìn thảm cảnh sống gió trước mắt mà lòng cảm thấy ngao ngán, lúc đó mạnh ai người nấy cố sức lội ra tới xuồng để tìm con đường sống, sau đó trưởng toán mới gọi ám số hoặc tên thật từng anh em để kiểm soát ai còn ai mất.
Ðang lúc còn suy nghĩ vẫn vơ thì giấc ngũ bổng đến tự lúc nào không hay, có lẽ vì quá mệt mỏi 8 anh em chúng tôi chia nhau ngồi dưới hầm tàu chu vi không mấy được rộng, chiến đĩnh PPF vẫn phóng nhanh hết tốc độ thỉnh thoảng những đợt sóng đập vào lườn tàu rất mạnh đôi lúc làm mọi người tung lên khỏi chổ mình ngồi, hơn nữa mùi dầu máy bốc lên cũng gây rất khó chịu một vài anh em đã phải ói mữa trông thật bơ phờ. Bỗng một tiếng còi vang lên đã làm tĩnh thức mọi người, báo hiệu cho toán mục tiêu đã sắp sửa tới, có lẽ theo sự suy nghĩ của tôi, vì ý Hạm Trưởng muốn cho anh em có chút thì giờ để chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng hồ lúc đó đúng gần 9 giờ tối, chúng tôi kiểm soát tất cả đồ trang bị cá nhân lại một lần cuối trước khi rời khỏi hầm tàu đi về phía sau lái PTF, và rồi cùng nhau hợp lực với hai người bạn điều khiển xuồng cao su xem xét lại cẩn thận (xuồng cao su được chia làm thành 6 ngăn, 2 ngăn dưới lườn, và 4 ngăn ở trên được bơm bằng hơi, mục đích để giữ cho xuồng an toàn nếu lỡ bị trúng đạn ở ngăn nào hoặc giả thử có xì hơi, các ngăn còn lại vẫn giữ vững thế thăng bằng, và xuồng cao su được xữ dụng bằng một loại máy giảm thanh (40 hp Johnson, chạy bằng xăng có pha nhớt) vào lúc đó chiếc chiến đĩnh PTF giảm bớt tốc độ, từ từ tiến vào mục tiêu, và rồi tới điểm dừng lại Hạm Trưởng đứng trên phòng lái phóng thanh ra lệnh cho toán chuẩn bị đổ bộ, hai chiếc xuồng cao su được các anh em Hải Tuần tới trợ giúp thả xuống hai bên mạn tàu ở phía sau chiến đĩnh, tiếp theo đó tất cả anh em toán tuần tự leo xuống ngồi theo vị thế đã được chỉ định trước khi đi nên rất gọn gàng và nhanh chóng.
Phận sự hai tài công phụ trách lái 2 xuồng cao su liền cho nổ máy chạy theo sự hướng dẫn bằng radar của tàu mẹ (tức PTF) khi 2 xuồng cao su vào đến gần bờ biển Thanh Hóa thì trưởng toán ra lệnh tắt máy và chèo bằng mái chèo nhỏ (dầm) để tránh gây tiếng động, khi khoảng cách bờ biển và xuồng cao su còn trên dưới 1000 thước trước tiên thả hai tiền sát viên lội vào bờ làm nhiệm vụ quan sát ngang, dọc (trên dưới) 100 thước và tìm địa thế an toàn cho toán xâm nhập lội vào sau, khi đã tìm được chổ như ý lúc đó người tiền sát phụ lội ra nước ngang ngực dùng hồng ngoại tuyến loại nhỏ cầm tay bấm ám hiệu đã cho sẵn ở nhà (thường được xử dụng bằng ám hiệu "Tic- Tè" khoảng cách độ bao nhiêu giây được bấm lại một lần, tất cả quy luật đó chỉ có tiền sát và trưởng toán biết mà thôi, khi trưởng toán ngồi ngoài xuồng cao su nhìn vào phía bờ xác nhận đúng được chỉ thị đã ấn định lúc ra đi thuyết trình thì mới cho toán còn lại tiếp tục lội vào, cũng có một đôi lần 2 tiền sát bị bắt, thì lập tức trưởng toán phải quyết định hũy bỏ công tác liền lúc đó lý do vì ám hiệu và giờ giấc không đúng.
Tất cả chúng tôi mang chân nhái áo phao và vũ khí cá nhân AK 47, nhảy xuống biển kẻ trước người sau cùng nhìn nhau lội vào. Còn lại 2 xuồng cao su và hai nhân viên bỏ neo tại đó để canh giữ và có nhiệm vụ chờ đón toán khi xong phận sự lội ra, hai chân vừa chạm mặt đất anh em vội tháo gở cặp chân nhái móc vào bên hông và theo tiền sát dàn hàng ngang nằm dọc bờ biển, mọi cặp mắt đều đổ dồn hướng lên các bụi cây vì trên đó vẫn còn có một người tiền sát chính đang ngồi chờ. Kế đến trưởng toán lấy phương giác hướng đi đến mục tiêu, trên đường di chuyển mỗi bước đi là một nhịp thở từng tiếng động nhỏ của loài vật cũng đủ làm cho anh em giật mình, vì ban đêm nên sự quan sát ở phía trước mặt rất là giới hạn tâm trí lúc bấy giờ quyên hết mọi sự kể cả vợ con, cha mẹ, người yêu .v.v…
Ngược lại thần chết lúc nào cũng ám ảnh, 6 tay súng từng bước một luôn bám sát gần nhau. Chúng tôi di chuyển theo chiến thuật đột kích của Biệt- Hải mà cố vấn Seal Mỹ đã chỉ dẫn, tất cả mọi người đều cùng ý thức trách nhiệm và bảo vệ mức tối đa cho nhau, có ở trong những giây phút thập phần nguy hiểm nầy mới định nghĩa được cái tình đồng đội thật hết sức trân quý và hết sức tuyệt vời, trên đường di chuyển tới mục tiêu, chúng tôi không gặp một trở ngại nào.
Ðúng khoảng 2 giờ sáng cả toán đã tới được mục tiêu chỉ định đó là một xóm nhà thuộc dân chài lưới rất nghèo nàn dưới chế độ của Bác, đồng thời chúng tôi còn tìm cách đến nơi trú ngụ của cán bộ nhưng không thấy. Anh em chỉ gặp toàn những ông già bà lão và một số các em nhỏ. Nhân tiện đó đem phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình, tiếp theo đó một vài anh em trong toán còn làm thêm nhiệm vụ cắm cờ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc tại khu xóm đó, trước khi rút lui ra bờ biển để kịp đúng giờ đã hẹn, một số người tại đó sau khi nhận được quà, họ đã cám ơn rối rít trông thật hết sức thương tâm và còn luôn miệng gọi anh em chúng tôi là cán bộ mặt trận, trong số đó có một vài người trẻ đã tỏ ra rất bạo miệng xin được đi theo với cán bộ (tức chúng tôi). Nhưng chuyến nầy anh em toán không có lệnh đưa dân về Nam khai thác tin tức, nên vội vàng từ chối và nói khéo là sẽ gặp họ lại trong lần tới. Trước những năm 1975 rất ít người ngoài biết đến đơn vị Biệt Hải và LL Hải Tuần, họ là ai? Và cũng không bao giờ biết được sự hoạt động phía trong nội bộ của SPVZH ra sao, chỉ trừ nhân viên đã có thời gian phục vụ nhưng khi hết giao kèo thì đều được an ninh dặn dò theo như trong tờ bảo mật của Sở.
Ngày 30. 4. 1975, toàn thể QLVNCH bị bức tử bởi các thế lực ngoại bang và bắt buộc phải thua trận, hằng trăm ngàn quân cán chính phải chịu cảnh trả thù khát máu của cộng sản Bắc Việt bằng cách tập trung đưa vào các trại tù khổng lồ đầy khắc nghiệt và ác độc không có lối thoát, vì cuối nẻo đường cùng đầy tuyệt vọng.
Tôi đành phải ra trình diện ở địa phương của tôi tại (Huế) tôi khai là phục vụ ở đơn vị Nhảy dù, cũng may nhờ lúc còn ở LL Biệt Hải tôi đã kín miệng, ngay cả người thân trong gia đình trong những lần có phép về thăm nhà, cũng không hề biết tôi là lính gì và phục vụ ở đâu? Lúc đầu chúng tôi được tụi cộng sản tập trung ở trại Khe sanh, Quảng Trị, một thời gian sau cộng sản di chuyển chúng tôi về trại Cồn Tiên, Ðông Hà.
Tôi được vào đội 7 (đội 7 là đội dành riêng cho cấp bậc Trung-úy) ở trại vẫn thường có những giờ học chính trị tại Hội trường, hôm đó có một chính trị viên cao cấp ở trung ương đến thăm trại và hắn “lên lớp” nói rằng “Một tên Biệt Kích tội lỗi ngang bằng một viên Ðại Tá” tôi ngồi dưới lớp nghe qua đồng thời mĩm cười, và thầm nghĩ trong bụng. Tao đang ngồi trước mặt chúng mày đây, phải trước năm 75. Tao gặp được mầy có lẽ giờ nầy mầy đã đi mò tôm cho Thủy Vương rồi. Sau một thời gian vì không chịu nỗi sự nhục nhã và hành hạ thân xác của bọn cai tù, Và vốn mang trong người giòng máu Biệt Hải không bao giờ chịu khuất phục bọn răng đen mã tấu. Tôi đã quyết định trốn trại vào năm 1977
Oregon, ngày 8 tháng 10 năm 2001
Nguyễn Văn Kha
Biệt- Hải Toán Numbus
Trưởng Toán 717,
Ðoàn 71, Sở Công Tác,
Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH
Những người tù "đứt dây rơi xuống này không được hưởng chút quyền lợi nào từ quy chế tù binh (Genève); các cơ quan nhân đạo quốc tế như Hội Hồng Thập Tự, Hội Ân Xá Quốc Tế cũng không biết làm sao để can thiệp, vì các anh đâu có quân bạ, quân số, đâu có tên có tuổi được đăng ký hợp pháp ở một chính phủ nào. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, (thời tổng thống Ngô Đình Diệm), nghe nói Đại Tá Lê Quang Tung, em là Thiếu Tá Lê Quang Triệu phụ trách công tác này. Ở đàng sau có cơ quan tình báo hay phản gián nào của Mỹ yểm trợ hay không, điều này ai cũng hiểu là phải có, nhưng cơ quan nào: CIA hay thuộc cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài, không ai dám đoan chắc, mà cũng không ai dám biết. Nghe nói những người được tuyển chọn vào Biệt Kích Dù tham gia vào cuộc chiến tranh tối mật, ngoài những người khả năng đặc biệt về nghiệp vụ như tình báo, truyền tin, phá hoại, trà trộn dưới đồng bằng, ẩn dấu trong rừng sâu, chiến đấu với đối phương, với bệnh tật, với thiên nhiên, được trang bị thật kỹ từ A đến Z về mưu sinh thoát hiểm, họ còn phải là những người tuyệt đối tin tưởng vào quốc gia, vào lãnh tụ "Sống không rời nhiệm vụ, chết không bỏ lập trường" đó là vũ khí chung của anh em Biệt Kích.
Như mọi người đã biết, cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963 đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, anh em tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát; người rất thân tín, người ủng hộ đến cùng anh em tổng thống Diệm là anh em Đại Tá Lê Quang Tung, Thiếu Tá Lê Quang Triệu tất nhiên cũng bị triệt hạ thẹo Các anh em Biệt Kích Dù sau tháng 11 năm 1963, khi anh em tổng thống Diệm chết đi, khi anh em người chỉ huy chiến dịch là Lê Quang Tung - Lê Quang Triệu bị hạ sát, đã bị rơi vào tình trạng rắn mất đầu. Sự tan vỡ như thế là không tránh khỏi. Không biết có một sự kiện "vỡ kế hoạch" vô tình hay cố ý nào không, nhưng các anh em Biệt Kích Dù ra Bắc lần lượt bị phát giác, bị truy bức, bị giết và bị bắt.
Không ai biết rõ hay biết mà không ai dám nói ra, đã có bao nhiêu Biệt Kích Dù ra Bắc, công trạng họ lập nên được những gì? Bao nhiêu người sống, bao nhiêu người
chểt Chiến tranh tối mật nên những người thực hiện sống hay chết đều nằm trong bóng tối. Đó là quy luật của cuộc chơi. Một cuộc chơi quyết liệt và tàn nhẫn.
Có nhiều người cho rằng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, người có công nhất chưa chắc đã là viên thống soái chỉ huy ba quân tướng sĩ, mà người có công nhất có thể là người chiến sĩ vô danh chết chồng đống trong chiến hào, chết âm thầm trong rừng sâu, chết lạnh lùng dưới biển cả. Thời gian cũng như lòng người, đều vô tình như nhau. Nào ai còn nhớ trong biết bao nhiêu người chiến sĩ Biệt Kích Dù ra Bắc đầu thập niên 60 năm ấy, ai còn, ai mất?
Năm 1980 khi lũ tù cải tạo chúng tôi đến huyện Như Xuân, chốn rừng sâu Thanh Hoá, gần biên giới Lào, chúng tôi thấy đây là một trại tù mới dựng giữa rừng sâu.Trước đó, chắc trại Thanh Phong này chưa có trên bản đồ các trại tù miền Bặc Đây là một trại tù "ẩn giấu". Lũ tù cải tạo chúng tôi đến đây, thuộc loại được đánh giá là "ác ôn nợ máu" gồm thành phần An Ninh, Phòng Nhì, Trung Ương Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị, Bình Định Nông Thôn, thành phần mà "Cách mạng" cho rằng có liên hệ với CIA. Nhưng so với anh em tù nhân lưu cựu ở đây thì chúng tôi chưa có kí lô nào hết. Chúng tôi ở phân trại mới K2; phân trại chính và có mặt ở đây trước là K1, nơi giam giữ tù nhân kêu bằng CIA, nhưng thực ra chính là anh em Biệt Kích Dù từ đầu thập niên 60 đã nhảy dù ra Bắc.
Lũ chúng tôi mới tới được đưa ra tắm suối. Chợt gặp hai người, lưng mang dao quắm, khiêng mỗi người một bó nứa khá to. Hai người đặt bó nứa xuống và hỏi: "Các bác vừa ở Tân Lập, Vĩnh Phú xuống?" Chúng tôi gật đầu đồng ý. Hai người liền lật đật đứng nghiêm, giơ tay chào theo đúng lễ nghi quân cách và đồng thanh nói: "Chúng em là Biệt Kích Dù đây".
Chúng tôi vừa xúc động, vừa hoang mang chưa biết nói năng gì thì một người vừa giơ ống tay áo lên lau mắt vừa nghẹn ngào: "Gần hai mươi năm nay chờ đợi các anh. Không ngờ lại gặp các anh trong tình cảnh này, đau đớn quá".
Anh em Biệt Kích Dù về miền thượng du Thanh Hoá, gần biên giới Hạ Lào này trước chúng tôi chừng vài năm, sau khi đã trải qua những năm tháng tù đày khốn khổ ở những trại tù rùng rợn vùng biên giới phía Bắc: Trại Cổng Trời Hà Giang, trại "Mục xương" Cao Bằng hay trại Sơn La "âm u núi khuất trong sương mù". Nếu quân "bành trướng Trung Hoa" không tấn công 6 tỉnh miền Bắc sát biên giới hồi đầu 1979, thì có lẽ anh em Biệt Kích Dù vẫn còn quẩn quanh nơi rừng núi phía Bặc Ở đâu anh em cũng bị "cất giấu" chốn rừng sâu, cách biệt hẳn với loài người. Một anh Biệt Kích nói với tôi "Coi như ở đây, trại Thanh Phong này là tụi em được gần gũi với nhân dân nhiều nhất. Cũng vì thế nên mới được gặp các anh hôm nay". Trong số các anh em Biệt Kích Dù ở trại Thanh Phong năm ấy (1980) người tù lâu nhất là 20 năm, người ít nhất là 17 nặm "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" chúng tôi đi cải tạo đã được 5 năm, đã thấy cuộc đời tù dài dằng dặc, nhưng so với anh em Biệt Kích Dù này thì thật là chưa thấm vào đâu. Anh em cải tạo tụi tôi vẫn còn liên lạc được với gia đình, vẫn nhận thư, nhận quà, có anh còn được người nhà từ trong Nam ra thăm nuôi nữa. Mới đây một số anh em trẻ, cấp bậc nhỏ đã lác đác được về. Như vậy là ở cuối đường hầm chúng tôi đã có leo lét một vài tia sáng. Anh em Biệt Kích Dù thì từ 20 năm nay, hoàn toàn nằm trong bóng đêm, sống cách biệt hẳn với loài người, coi như những người "bị bỏ quên" trên hành tinh trái đất. Người tù truyền thuyết trong cổ tích Trung Hoa là ông Tô Vũ cũng chỉ chăn dê ở Hung Nô đâu có 17 năm. Xem ra thâm niên đi tù của ông Tô Vũ cũng còn thua xa anh em Biệt Kích Dù Từ 20 năm nay, tù Biệt Kích chưa hề có ai được tha về. Không, cũng có một số anh em được về - nhưng đó là "về với đất".
* Khẩu lệnh biệt kích dù
Phân trại K2 của chúng tôi nằm cách K1 nơi giam giữ anh em Biệt Kích Dù chừng 4 cây số đường rừng. Ở cách K2 chừng một giờ đi bộ còn có K3 - nơi giam tù hình sự dữ nhất: cướp của, giết người. Từ huyện lỵ Như Xuân, vào đến K1 khoảng 15 cây số Ngày xưa, hồi kháng chiến chống Pháp cuối thập niên 40, đi vào khu 4, nghe nói đến địa danh Hồi Xuân, La Hán ở trên rừng là đã rợn người Nhưng mà đường đến Hồi Xuân-La Hán so với đường vào trại Thanh Phong thì chưa đi đến đâu. Một người bạn có vợ thăm nuôi vào được đến Thanh Phong, gặp chồng rồi là cứ ôm chồng mà khóc. Người vợ đau khổ ấy không dám nói cho người chồng xấu số biết chị vừa trải qua những khốn khổ nào. Chỉ biết chị đi từ huyện Như Xuân vào đây chưa đầy 20 cây số mà 2 ngày mới đến, phải ngủ giữa rừng. Cái gì đã xảy ra cho người đàn bà miền Nam một nách trên 30 ký quà cáp, không có xe phải đi bộ trên những con đường băng rừng lội suối. Nếu đang đi mà trời mưa đổ xuống thì là tai hoạ. Suối đang nông lội qua được, mưa xuống chẳng bao lâu là nó thành sông. Miền Trung đất hẹp, rừng không giữ được nước, nên trời đổ mưa xuống là nó theo sông theo suối cuốn trôi ngay ra biển. Suối liền trở thành sông. Người ở đâu ở đó làm gì có phương tiện sang sông nước đang lên cuồn cuộn Nước lên rất mau mà xuống cũng mau. Người đàn bà đi thăm nuôi chồng phải nghỉ qua đêm ở một cái chòi vắng ven rừng. Đêm đến, những "con người thú" đã khai thác đến tận cùng thân xác và của cải người đàn bà thân cô thế yếu giữa rừng sâu. Sáng ra chị đã muốn cắn lưỡi tự tử, nhưng vì không muốn bỏ rơi mấy đứa con nhỏ còn ở lại Sài Gòn, nên chị mới lê tấm thân nhơ nhớp đến gặp chồng đang cải tạo Quà cáp cũng bị cướp đi luôn. Hai vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc. Câu chuyện đau khổ ấy, dù người chồng câm nín không tiện nói ra nhưng dần dần anh em ai cũng biết. Nó trở thành một nỗi âu lo âm ĩ trong đám tù cải tạo. Ai mà không mong một ngày nào đó được thăm nuôi, được gặp vợ, gặp cọn Nhưng nếu vợ con mình, thân nhân của mình phải hứng chịu những tai vạ đau thương nhường ấy để được thăm nuôi mình thì khốn nạn cho vợ con mình quá.
Nhưng lo thì lo vậy, biết tính làm sao. Thân mình còn chưa chắc là của mình thì còn lo cho ai được nữa. Trước sự kiện mất an ninh, cướp bóc, hiếp đáp giữa đường như vậy trại cũng ra thông cáo là sẽ điều tra, sẽ trừng trị nhưng chưa thấy biện pháp nào cụ thể. Anh em Biệt Kích Dù thì ngược lại phản ứng tức thời. Đa số anh em Biệt Kích Dù ở đây là "diện rộng" toả ra đi lao động trên rừng. Trại Thanh Phong ngán ngại anh em Biệt Kích Dù nhưng trong thực tế, trại "nể" anh em. Trại nể anh em Biệt Kích Dù vì tác phong của họ, vì sự trên dưới một lòng của họ, nhưng lý do chính yếu nhất là vì Biệt Kích Dù chính là cái "túi tiền" của ban giám thị trại. Trại tù ở trên rừng, đâu còn chấm mút được gì. Nhưng vì ở chốn rừng sâu, không ai léo hánh đến đây, nên trại dễ làm mưa làm gió. Tục ngữ có câu "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá". Chỉ cần có nhân công biết nghề rừng, có kỹ thuật và có sức. Điều này thì không ai sánh được với Biệt Kích Dù. Rừng ở đây thuộc loại rừng đại ngàn nên gỗ quý thiếu gì, lại còn có quế. Quế Thanh Hoá xưa nay vẫn có tiếng trong nền y dược Đông Phương. Bây giờ không còn bao nhiêu nhưng một tổ anh em Biệt Kích Dù vẫn được lên rừng tìm quế cho trại trưởng Thuỳ "mồi", nhưng bên ngoài gọi là đi lấu nứa. Anh em diện rộng Biệt Kích Dù có 3 đội đi rừng lấy gỗ. Lấy về trại xây dựng thì ít mà lấy gỗ súc đem ra Thanh Hoá bán chui thì nhiều. Tôi được biết trại trưởng Thuỳ "mồi", phân trại trưởng K2 Vũ B. ai cũng được anh em Biệt Kích Dù lo sẵn mỗi người một số danh mộc (như lim, như sến, cán bộ vừa vừa thì có gỗ thao lao, bằng lăng) đủ làm một căn nhà bề thế ở quê nhà. Anh em Biệt Kích Dù như vậy là một thứ tù "thượng thừa" của trại Tiếng nói của anh em rất được lắng nghe. Phần lớn anh em Biệt Kích Dù là hạ sĩ quan, có một số là dân sự nữa. Chỉ có một sĩ quan chỉ huy, Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện Chưa được gặp anh, nhưng tất cả anh em Biệt Kích Dù nói đến người chỉ huy của họ với tất cả lòng kính mến. Rất ít người được gặp vị sĩ quan Biệt Kích Dù này, vì anh không lao động, không đi ra ngoài. Tuy vậy, một mệnh lệnh của vị chỉ huy Biệt Kích Dù đưa ra, dù là ở trong cảnh tù đày, nhưng anh em Biệt Kích Dù vẫn tuân hành răm rắp.
Phản ứng trước sự mất an ninh con đường từ huyện Như Xuân đến trại, anh em Biệt Kích Dù đề nghị mở một "dịch vụ chuyên chở" từ huyện lỵ đến trại Thanh Phọng Lúc ấy đang có phong trào "hạch toán kinh tế". Anh em Biệt Kích Dù có kế hoạch đóng 2 cái xe trâu, do trâu của trại kéo cùng với hai anh em Biệt Kích Dù phụ trách. Hai xe, một ra một vào, giúp cho thân nhân của anh em cải tạo viên có phương tiện đi lại, khỏi phải gồng gánh đi chân như trước, trại cũng có một nguồn thu ổn định Hoặc có thể dùng xe trâu để chuyên chở nông lâm sản hay hàng tiêu dùng cho trại và dân chúng. Đề nghị này được chấp thuận và sau đó gia đình cải tạo viên tới thăm nuôi có xe trâu chở hàng, chở người, tuy chậm nhưng mà chắc, không bị dân vùng đó hà hiếp, bắt chẹt về giá cả gồng gánh - quà cáp và thân nhân tù cải tạo cũng được bảo vệ an toàn. Cùng một lúc với việc đóng xe trâu chở hàng, chở người, anh em Biệt Kích Dù "diện rộng" đi "rỉ tai" khắp các vùng thôn bản xa gần trong huyện Như Xuân "khẩu lệnh" của Biệt Kích Dụ Khẩu lệnh như sau: "Thân nhân cải tạo viên ở trại Thanh Phong này là bà con ruột thịt của Biệt Kích Dù. Anh em Biệt Kích Dù xưa nay không động đến ai, nhưng thằng nào con nào động đến thân nhân anh em cải tạo, dù là về của cải, dù là về nhân thân, là Biệt Kích Dù nhất định không để yên. Luật của Biệt Kích Dù là "mất một đền mười". Động đến thân nhân cải tạo viên, nhẹ là chặt chân, chặt tay, nặng là giết mà giết cả nhà. Biệt Kích Dù không có gì để mất, đã nói là làm". Từ đó về sau, thân nhân cải tạo viên trại Thanh Phong đi thăm nuôi an toàn tuyệt đội' .
* Gặp người chỉ huy biệt kích dù
Hai cái xe trâu, một ra một vào từ trại Thanh Phong tới huyện Như Xuân do anh em Biệt Kích Dù phụ trách không những giúp cho thân nhân cải tạo viên thăm nuôi đi lại an toàn thuận tiện, mà còn là một đường dây giúp chúng tôi liên lạc với "thế giới bên ngoài"? Muốn "bắn" một cái thư khẩn cấp về Sài Gòn, muốn mua thuốc lào, thuốc lá, hay thuốc tây, báo chị cứ nhờ anh Biệt Kích Dù đánh xe trậu Chiều nào, vào khoảng ba, bốn giờ là xe trâu của anh Biệt Kích Dù cũng lịch kịch đi qua mấy lán của đội mộc, đội rau, đội mía, đội nông nghiệp tụi tôi ven đượng Biệt Kích Dù hầu như quen biết hết cán bộ coi tù . Anh em có "mánh" để giao thiệp với họ Bao giờ anh em cũng làm đầy đủ thủ tục đầu tiên: đồng quà, tấm bánh, ít ra cũng là điếu thuốc có cán, hay là tờ bạo Cán bộ nào tới đây cũng nhờ vả anh em Biệt Kích Dù không ít thì nhiệu Vài bó nứa sửa lại cái căn nhà, cây tre làm cột, ít vòng mây buộc lại cái cổng, cái giàn hoạ Cán bộ có chức có quyền thì như đã nói, anh em Biệt Kích Dù "đấm mõm" hết: không một bộ khung nhà bằng danh mộc thì cũng gỗ súc hay đóng bàn đóng ghệ Trên 250 anh em Biệt Kích Dù ở K1 làm đủ mọi thứ nghề, cung cấp nhân lực và kỹ thuật cho hoạt động của toàn phân trại K1. Diện rộng đi rừng lấy gỗ, lấy nứa, lấy mây - ở nhà thì có các đội mộc, đội rèn, đội xây dựng, đội chăn nuội anh em Biệt Kích Dù bao thầu hệt Tù thâm niên 20 năm có khạc Biết rõ hết đường đi nước bước của cán bộ coi tù.
Trên nguyên tắc trại Thanh Phong K1 đặt dưới quyền chỉ huy của trại trưởng, trung tá Công An Thuỳ "mồi", nhưng trên thực tế anh em Biệt Kích Dù suốt 20 năm tù đày gian khổ, vẫn tuân hành tuyệt đối mệnh lệnh của vị chỉ huy của họ, đại uý Nguyễn Hữu Luyện. Đây là một con người huyền thoại. Chúng tôi nghe đến tên anh từ lâu nhưng chưa bao giờ được gặp, vì anh không đi lao động ở ngoài. Anh em Biệt Kích Dù đều tỏ ra rất nghiêm trang, rất kính cẩn mỗi khi nhắc đến "ông thầy" của họ. Truyện về Đại Úy Biệt Kích Dù này khá nhiều, đầy vẻ hoang đường, truyền thuyết. Đây là người sau 20 năm bị bắt vẫn còn tuyên bố: "Tôi Nguyễn Hữu Luyện, Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. tôi chưa thua các anh. Tôi mới thua một trận, chưa thua cuộc chiến này". - Bắt Nguyễn Hữu Luyện đi lao động, anh nói: "Các anh có thể giam tôi, bắn tôi, nhưng danh dự của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không cho phép tôi làm những công việc mất nhân cách. Quy chế sĩ quan không cho phép tôi làm như vậy". Anh đã bị kiên giam nhiều năm tại rất nhiều trại rùng rợn, dã man nổi tiếng, nhưng Nguyễn Hữu Luyện trước sau vẫn là Nguyễn Hữu Luyện, không thay đổi, không khiếp sợ, không khuất phục. Việc Nguyễn Hữu Luyện, không đi lao động như mọi tù nhân khác từ gần 20 năm nay đã trở thành một nề nếp đặc biệt, các trại tù ngoài Bắc dù muốn dù không đều phải chấp nhận. Người ta chưa lường được hết quyền năng của Nguyễn Hữu Luyện đối với anh em Biệt Kích Dù như thế nào. Khi cần Nguyễn Hữu Luyện ra lệnh là tất cả anh em Biệt Kích Dù nghỉ hết. Như bữa ở trại Thanh Phong có một anh em Biệt Kích Dù ho "tổn" nhiều năm không có thuốc nên anh "về nước Chúa". Phần lớn các anh em Biệt Kích Dù đều là người Thiên Chúa Giáo nhiệt thành, kể cả Nguyễn Hữu Luyện. Nói chuyện với anh em Biệt Kích Dù họ đều nói "anh em lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chúng tôi chưa có chết. Còn ẩn lánh đâu đó. Lãnh tụ chúng tôi ngày nào đó sẽ trở vệ". Nghe anh em Biệt Kích Dù ho tổn nằm xuống, các đội Biệt Kích Dù khi có lệnh xuất trại đều ngồi yên không đi lạm Họ nói "được lệnh của đại uý Nguyễn Hữu Luyện, anh em Biệt Kích Dù ở nhà để lo hậu sự cho người anh em vừa mới mất". Cán bộ trực trại đến hỏi Nguyễn Hữu Luyện tại sao ngăn trở việc điều hành của trại Nguyễn Hữu Luyện trả lời: "Các anh tôn trọng đồng chí của các anh thì chúng tôi cũng yêu thương đồng đội của chúng tội Nghĩa tử là nghĩa tận, anh em chúng tôi phải ở nhà để một lần cuối cùng vĩnh biệt người nằm xuống". Sau điều đình mãi, chỉ có đội Biệt Kích Dù lo về cơm nước cho phân trại và bộ phận chạy máy điện là đi làm, kỳ dư anh em Biệt Kích Dù khác đều nghỉ hệt Gặp gỡ anh em Biệt Kích Dù, nghe chuyện kể về đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện tôi vừa tự hào vừa buồn bạ Tự hào vì đồng đội đã có những người kiệt xuất như vậy, buồn bã vì nhìn lại bản thân, nhìn anh em xung quanh mình thấy khá nhiều người bất xựng.
Những năm tháng trong trại tù giữa rừng núi Thanh Phong, anh em Biệt Kích Dù đối với chúng tôi, vừa là một đường dây yểm trợ vật chất, mà cao trọng hơn, còn là một nơi nương tựa tinh thần.
o0o
Tết năm 1982. Một số lớn anh em trong trại K2 đã chuyển về Nam. Đội văn nghệ nghiệp dư của tụi tôi thiếu rất nhiều "nhân tài" nhưng vẫn phải trình diễn cho anh em vui Tết. Thiếu người, thiếu tiết mục, chúng tôi nhập luôn đội múa lân vào đội văn nghệ cho xôm tụ Không ngờ đội văn nghệ "què" như vậy, Tết lại phải đi "lưu diễn" trên K1 và K3. Mùng 2 chúng tôi lên K1 - đường dài 4 cây số chúng tôi đi gần hai tiếng đồng hồ, khoảng gần 9 giờ mới tới. Một đại diện anh em Biệt Kích Dù nói rằng: "Chẳng mấy khi được đón tiếp các anh bữa nay, anh em K1 chúng tôi xin hạ một con heo để đón mừng anh em văn nghệ". Tôi được biết sau này sự hậu đãi ấy là do ý kiến của đại uý Nguyễn Hữu Luyện đề xuất. Chưa bao giờ đội văn nghệ tù chúng tôi được tiếp đón long trọng và săn sóc chu đáo như vậy Theo chương trình, đội văn nghệ trình diễn buổi trưa, diễn xong ăn uống rồi về.
Đang trông nom cho anh em dựng sân khấu ở hội trường, chợt có một anh em Biệt Kích Dù đến bên tôi khẽ nói: "Anh Luyện em mời anh vô trong lán uống trà". Đi lên đây K1, ước mong thầm kín của tôi là được gặp người sĩ quan Biệt Kích Dù truyền thuyết ấy. Xem con người thật và con người "huyền thoại" giống nhau, khác nhau ra sao.
Tôi vội vàng theo người anh em Biệt Kích Dù đi vào trong lạn K1 cũng như K2, K3 lán tù thường tối và thấp. Đi qua hai ba căn nhà dài hôi hám, mờ mịt tôi tới một căn buồng đầu lán. Vừa bước chân vô chưa kịp định thần, tôi đã thấy một con người cao lớn, mắt sáng trán cao đứng phắt dậy, chụm chân theo động tác quân sự, giơ tay chào đúng lễ nghi quân cách, miệng nói: "Mes respects, mon colonel!".
Tôi thảng thốt không biết phản ứng ra sao. Đi tù 5, 6 năm nay, mình là giai cấp đang bị triệt tiêu, là tù nhân đứng hàng thứ bét của nấc thang xã hội, tại sao lại có người chào mình trân trọng như vậy "Mes respects, mon colonel" đây là lễ nghi theo kiểu Pháp. Bao nhiêu năm nay, có nghe thấy, nhìn thấy kiểu chào này đâu. Mình bây giờ, là tù khổ sai biệt xứ, đâu còn gì mà "kính chào Trung Tá".
Tôi vội vàng tiến tới nắm lấy tay người đang đứng cứng người chào tôi theo đúng lễ nghi quân cách mà hỏi: "Thưa anh, anh là Nguyễn Hữu Luyển" Người ấy, vẫn đứng nghiêm, chỉ đưa tay xuống rồi nói tiếp: "Vâng thưa anh, tôi là Luyện", "Anh Luyện ơi, anh làm vậy tôi khó xử quá, thời buổi này, anh em mình gặp nhau là quý". Lúc ấy, Nguyễn Hữu Luyện mới rời bỏ tư thế đứng nghiêm, khẽ nói "Thưa anh, anh vẫn cứ phải cho phép tôi làm như vậy Dù sao chăng nữa, anh vẫn là đàn anh của tôi". Nguyễn Hữu Luyện học khoá 4 phụ Thủ Đực Tôi học khoá 2 có ra trường trước anh vài khoá thật, nhưng 20 năm qua, nếu anh còn ở lại miền Nam, với khả năng ấy, thiện chí ấy, không biết anh đã lên tới cấp nào, đâu có lẹt đẹt như tội Khoá 5 Thủ Đức đã có người lên tượng Nhưng đối với người như Nguyễn Hữu Luyện, theo tôi cấp bực là thứ yếu, nhân cách mới là chính yệu Ở trong quân đội miền Nam, về nhân cách, ai xứng đáng là đàn anh của đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện bây giở.
Sau một tuần trà, Nguyễn Hữu Luyện chậm rãi nói nhỏ với tôi: "Có một " thằng ẹm vừa nhận được một cái tin rất lạ, rất mợi May là lại được gặp anh hôm nay ở đậy Được biết anh vốn là một nhà bạo Xin anh cho ý kiến về tin vừa mới nhận này". Nói xong Nguyễn Hữu Luyện ra dấu cho một anh em nào đó đứng gần bên "Gọi Th. lên đây". Trước khi Th. tới, anh Luyện có cho tôi hay Th. là một biệt kích dù cấp bậc thượng sĩ chuyên lo về truyền tịn Th. là một chuyên viên về địa hạt nạy Hai chục năm bị bắt nhưng Th. vẫn xử dụng được tay nghệ Ở ngoài Bắc lúc ấy, tiêu chuẩn của một người "phấn đấu tiến bộ" là đạt 3 Đ: xe đạp, đồng hồ và Đài rădio). Trong hàng ngũ cán bộ thì công an vốn là một nơi an toàn mà "kiếm được". Chỉ có hàng ngũ bộ đội là phải đi chiến trường chết banh thây mất xác hoặc phải đóng quân ở những nơi đầu sóng ngọn gió nghèo mạt rệp mà thội Cán bộ Công an tương đối có nhiều người đạt tiêu chuẩn 3 Đ Nhưng đài ngoài Bắc phần lớn thuộc loại xưa, khó xài, dễ họng Vì vậy nên chuyên viên truyền tin Th. luôn luôn có việc lạm Một lát sau, anh Th. lên gặp chúng tội Anh nói rằng: "Em sửa đài cho cán bộ quanh năm không lúc nào hết việc Nhưng không bao giờ em sửa đài xong xuôi, rốt rạo Lúc nào em cũng phải lấy cớ này, cớ kia để giữ lại bên mình một cái đài "chạy được". Em giữ lại để đeo "ê-cút-tưa" vào nghe tin tức một mịnh Thưa anh, tối hôm qua, mùng 1 Tết, chính tai em nghe có một ông tướng Mỹ mà em không nhớ được tên đang ở Việt Nam, nói chuyện với các nhà lãnh đạo Hà Nội về vấn đề cựu chiến binh Mỹ mất tích, về tù nhân chính trị Lần đầu tiên chính tai em nghe là những biệt kích nhảy dù ra Bắc đầu thập niên 60 cũng được xét đến trong dịp gặp gỡ nạy Thưa anh, vài chục năm nay nghe đài, đây là lần đầu em nghe đài nhắc đến số phận tụi ẹm Chúng em là những người bị bỏ quên, coi như đã chết rội Không số quân, không tên tuổi, không nơi nào nhận Chúng em là những người "đứt dây rơi xuống luôn luôn sống ở một xó rừng góc núi " trên không chằng, dưới không rệ , không còn liên hệ gì với xã hội loài ngượi Bây giờ em nghe tin ông tướng Mỹ sang Hà Nội nói đến số phận tụi em, em nghe xong mà tự nhiên nước mắt chảy ròng rọng không biết là mơ hay thật đây". Tôi vội cầm lấy tay người thượng sĩ Biệt Kích Dù mà nói: "Đúng đấy bạn ơi, thời gian này ông tướng Vessey, đặc sứ (special envoy) của tổng thống Mỹ Reagan đang viếng thăm Hà Nội Các báo Việt Nam đều nhắc đến sự kiện nạy Tin mà bạn vừa nghe được rất đáng tin cậy". Nguyễn Hữu Luyện vội chen vào "Làm sao mình tin được đài Hà Nội". Tôi nói tiếp "Đây là một sự kiện có tính cách quốc tế, truyền thông thế giới đều theo dõi sự viếng thăm của tướng Vessey, nên đài Hà Nội dù muốn dấu cũng khó lọng Vả chăng thông tin của khối Xã Hội Chủ Nghĩa xưa
nay chỉ loan những tin nào có lợi cho họ Tin bất lợi, họ quên đi ngạy Việc tướng Vessey đến Việt Nam, ở bên trong chắc đã có một thoả thuận nào có lợi cho Hà Nội không mặt này thì mặt kịa Mình chưa biết được sự thoả thuận ấy đến đâu, chi tiết ra sao, nhưng việc loan tin sự hiện diện của đặc sứ Vessey đến Hà Nội, nhìn chung là một chỉ dấu thuận lợi cho lũ tù nhân chúng ta, đặc biệt là đối với các anh, những người mà trên 20 năm nay họ cố ý hay vô tình quên lạng Nguyễn Hữu Luyện trầm ngâm "Như bản thân tôi và anh em chúng tôi ở đây đã từng rút kinh nghiệm không nên tin tưởng nhiều quá vào người Mỹ" - "Đồng ý trên nguyên tắc, nhưng trong số những người Mỹ còn nhớ đến đồng minh cũ, còn lưu ý đến số phận khốn khổ của chúng ta thì ông Reagan này là số 1. Nếu năm ngoái cái tên Mỹ khùng nào nó bắn ông ấy chết thì chúng ta còn vất vả hơn nhiệu Bây giờ đặc sứ của ông Reagan, tướng Vessey sang đây có đích thân nhắc đến Biệt Kích Dù thì tôi nghĩ sớm muộn trường hợp các anh sẽ được giải quyệt Các bạn có thể được vệ". Một nụ cười mơ hồ trên khuôn mặt Nguyễn Hữu Luyện Anh như nói một mình "Được về, được về, mà về đậu"
Lời bình Mao Tôn Cương của tôi hồi đầu năm khi lưu diễn ở K1 không ngờ được chứng nghiệm Đến giữa năm 1982, có hai lượt thả Biệt Kích Dù, mỗi lượt trên dưới 100 ngượi Chuyện không ai ngờ mà tợi Ông tướng Vessey đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan đã giở lại chồng hồ sơ mật đầu thập niên 60, can thiệp với Hà Nội để cho những Biệt Kích Dù bị giam trên dưới 20
năm ở nơi thâm sơn cùng cốc được trở về hội nhập với loài ngượi Cùng thời gian đó chương trình "nước sông công tù" đem cải tạo viên đến khai hoang những vùng rừng núi âm u (như trại Thanh Phong huyện Như Xuân giáp với Hạ Lào này) trở thành nông trường, lâm trường, rồi đem gia đình cải tạo viên lên chỉ định cư trú ở những chốn rừng sâu nước độc, cũng được dẹp bỏ luộn Phần lớn anh em tù chính trị được chuyển về Nam hay đổi đi trại khạc Đến cuối năm 1982, trại Thanh Phong K2 chỉ còn lại trên 50 tù chính trị. Còn lại toàn là tù "đui, què, mẻ sứt" già yếu, bịnh tật hay là thuộc loại "không tiện cho về Nam". Tôi thuộc số trên 50 người còn lại nạy Ngày 14 tháng 11 năm 1982 trên nguyên tắc phân trại tù chính trị K2 giải thệ Những người tù còn lại đi ra K1. Ở đây tù chính trị sẽ cùng anh em Biệt Kích Dù còn lại lên xe đi đến một trại khác ở Nghệ Tĩnh: Trại Tân Kỳ. * Về trại Tân Kỳ
Trại Tân Kỳ này là một trại "trung chuyển". Bao nhiêu tù chính trị ra Bắc còn lại hồi 76-77 trước khi về Nam về tập trung ở trại nầy và có một số khác ở trại Ba Sao, Hà Nam Nịnh Trại Tân Kỳ này chứa đựng đủ loại tù: tù chính trị, tù CIA, tù Biệt Kích, tù Fulro, tù hình sự thứ dự Trại này có 2 khu, khu Tây và khu Động Chúng tôi gọi là "Tây Đức" và "Đông Đức" vì khu Tây tương đối dễ thở hơn khu Động Ở đây tôi gặp được nhiều loại người: ông Võ Tr. lãnh tụ VNQD ở miền Trung, Quảng Ngãi, linh mục duy nhất Trần Hữu L., những ông tướng Fulro, mấy ông thủ tướng, bộ trưởng "chính phủ trong bóng tối" và đặc biệt tôi được ở cùng lán với người thủ lãnh Biệt Kích Dụ Chính trong thời gian này, vì chung đụng, gần gũi nên tôi mới được hiểu thêm về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện Anh em Biệt Kích Dù về trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh) chỉ còn độ trên 50 ngượi Vì có tay nghề riêng nên các anh em Biệt Kích Dù được biên chế về các đội chuyên môn như đội mộc, đội rèn, đội chăn nuội Riêng thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện lại chuyển đến một đội khác, đội rạu Tôi xưa nay đi tù cũng có chút "chuyên môn" nên ở đây, trại mới, tôi cũng được xử dụng đúng theo "tay nghề": chuyên trị về phân và nước tiệu Ở các trại, đội rau nào cũng cần đến loại phân bón nạy Tôi nghiệm ra ở các trại cũ như Yên Hạ (Sơn La), Tân Lập (Vĩnh Phú), Thanh Phong Thănh Hoá) và bây giờ ở đây Tân Kỳ, đồng nghiệp phân tro của tôi thường được tuyển lựa trong mấy ngành Quân huấn, Quân pháp hay Chiến tranh chính trị Đồng nghiệp cũ của tôi là thượng toạ nguyên giám đốc Nha Tuyên uý Phật giáo, là mục sư Tin Lành, là thẩm phán Toà án Quân sự, là giáo sư Trường Võ Bị Quốc Gia v..v... Ở đây thì đại loại cũng như vậy, ở khu Tây Đức này có 4 lán, có 4 người lo về nhà cầu thì 1 là biện lý, 1 là đại đức, 1 là ông thầy dạy Anh văn trường Chiến tranh Chính trị và tội Sự tuyển dụng "trước sau như một" này là chấp hành đúng tinh thần "Mao-ít": "Chữ nghĩa không bằng cục phân". Tôi lại nhớ đến thái độ của đại uý Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện khi anh nhất định không đi lao động Ở đây cũng như ở các trại khác từ trên 20 năm qua, và đã trở thành biệt lệ, Nguyễn Hữu Luyện được biên chế về đội rau nhưng anh nhất quyết không đi lạm Toán "nhà cầu" tụi tôi khoảng 10 giờ sáng là công việc tạm xọng Phân, nước tiểu đã dọn sạch, chuyển cho đội rạu hà cầu đã quét tước, rắc vội Lúc bấy giờ là lo đi tắm vì dù đã đeo khẩu trang, bịt mũi bịt mồm, nhưng tự thấy thân thể mình hôi hám quạ Mùa nực được đi tắm là một cái sướng, nhưng mùa rét mà phải đi tắm trong khi bụng đói cồn cào lại là một cực hịnh Nước suối lạnh cắt da, mấy tên tù mặt mũi xám xịt, thân thể gầy còm, co ro run rẩy, ngần ngại đứng bên bờ suội Nguyễn Hữu Luyện không lao động, người luôn luôn sạch sẽ, nhưng ngày nào dù rét đến đâu Luyện cũng cùng chúng tôi đi tặm Người lội xuống suối đầu tiên là Luyện Anh nói: "cứ ào một cái là xong". Cái lạnh ở miền Trung này đối với Nguyễn Hữu Luyện xem ra không có nghĩa lý gị Anh bao nhiêu năm nằm trong hốc đá ở trại cổng trời Hà Giạng Bao nhiêu năm cùm kiên giam trong trại mục xương Cao Bặng Ở miền cực bắc nước ta, cái lạnh còn ác liệt hơn nhiệu Người tù Biệt Kích trên 20 năm, đi qua mọi gian lao thử thách bằng một câu nói vô cùng giản dị: "Cứ ào một cái là xong". Ở gần bên, trong cùng một lán, tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện sống như một thiền sự Trong tù có một vấn đề hết sức quan trọng là ặn Ai cũng đói mờ ngượi Bữa ăn và cái ăn là giấc mơ lớn nhất của tụ Nhưng đối với Nguyễn Hữu Luyện hình như anh coi rất nhẹ vấn đề ặn Anh được phát đồ ăn thế nào, ăn thế ấy, mà ăn rất lẹ, rất nhanh, không biết anh ăn lúc nạo Không thấy anh phàn nàn bao giờ về vấn đề đọi Hình như anh ở tù lâu quá, đói trở thành thường trực nên anh đã quen đị Một vài anh em được thăm nuôi, hoặc nhận quà, có lòng quý mến anh, biếu anh cục đường, nắm xôi, tấm bánh hay mời ăn một bữu cơm, nhưng trước sau không thấy anh nhận của ai một tặng vật nạo Tôi một bữa nhận quà có đưa đến anh một chiếc bánh chưng nho nhỏ. Anh nhất định chối tự Tôi mới nói: "Chỗ anh em sao anh kỹ quá". Nguyễn Hữu Luyện cười cười, nắm tay tôi mà nói nhỏ: "Bao nhiêu năm tôi tập cho cái bao tử nó đòi hỏi thật ịt Bây giờ anh em cho tặng vật, ăn vào nó quen dạ đi thì lại khổ đấy anh ạ". Nhưng có một thứ mà ai cho anh cũng nhận Nhận một cách hân hoạn Đó là xà bộng Không hiểu sao, Nguyễn Hữu Luyện có một nhu cầu về tắm rửa, về sạch sẽ một cách lạ lụng Xà bông đối với anh thật là cần thiệt Như đã nói ở trên, chúng tôi dân "nhà cầu" làm việc xong, mình mẩy hôi hám nên cực chẳng đã mùa rét mà phải đi tặm Nguyễn Hữu Luyện không đi lao động mà trưa nào cũng ra suối với chúng tội Nguyễn Hữu Luyện người rất cao, ít ra là 1,75m. Quần áo trại phát anh mặc vào ngắn cũn cợn Người đã cao anh lại còn đi đôi guốc mộc do anh đẽo lấy nên trông lại càng lênh khệnh Đi tù anh nào anh nấy chân nứt nẻ, bè ra như tổ tiên giao chỉ, riêng Nguyễn Hữu Luyện chân trắng bóc, gót đỏ hộng Trông gót chân của người Biệt Kích Dù đi tù trên 20 năm tôi bỗng nhiên nhớ đến 2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương thuở nào: Ta van cát bụi trên đường Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này. Trong món đồ hàng ngày đi tắm của Nguyễn Hữu Luyện có một vật rất lạ, rất ít có ở đậy Tù đi tắm thì cứ thế cởi truồng ra, vục tay xuống suối mà kỳ cọ, tắm rựa Hoặc buổi sáng có ra giếng rửa mặt thì cũng chỉ mang cái thùng kéo nước với bàn chải đánh răng là cụng Nguyễn Hữu Luyện đi tắm khác với người ta, mang theo một cái chậu men xanh thật đẹp Màu men óng ả chói ngợi tương phản rõ rệt với màu cố hữu của trại tù là màu xám xịt Tôi mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện: "Ở đâu mà có cái chậu men xinh đẹp vẩy" Nguyễn Hữu Luyện trả lời: "Tôi cũng không ngờ là tôi lại nhận cái chậu nạy Của tên trại trưởng trại "mục xương" ở Cao Bằng tặng cho tôi đậy Cao Bằng giáp với biên giới Trung Hoa nên vẫn có hàng lậu đi từ Trung Quốc sạng Cái chậu này là đồ làm từ Quảng Châu có nhãn hiệu chỉ rọ Dạo cuối thập niên 70, tên trại trưởng Thiếu tá Công an nó hành tôi ghê lặm Nhất định nó bắt tôi đi lao động Tôi thì nhất định không đị Nó liền cùm chận Cùm chán rồi đem xuống hầm tội Rồi bắt nhịn ặn Mùa lạnh nó còn đổ nước xuống hầm nựa Tôi người Công giáo nên tôi cầu Đức Mẹ Maria, trong cơn thập tử nhất sinh, tôi cũng cầu luôn Phật Bà Quan Âm nựa Nó ành tôi mãi năm này sang năm khác mà cuối cùng tôi vẫn còn sộng Nhưng mà chết thì thôi, tôi nhất định không đi lao động Không chịu thua chúng nó". - "Như vậy thì tên trại trưởng này nó hận anh ghê lắm, tại sao nó lại tặng anh cái chậu nảy"- "Tôi cũng không biết nữa, hắn hành tôi luôn mấy năm, nhưng cuối cùng hắn thả tôi ra khỏi hầm kiên giạm Một bữa hắn cho gọi tôi lện Hắn nói: "Tôi sắp đổi đi trại khác, có phải anh ưa tắm rửa lắm phải khổng Tôi tặng anh cái chậu Trung Quốc này". Tôi từ chối nhưng hắn ta cứ để cái chậu lại, rồi bắt tay từ biệt Chẳng đặng đừng, tôi phải giữ cái chậu men xanh này, mà tôi cũng không hiểu tại sao hắn lại làm như thế".
* Tấm hình nhận đêm cuối năm
Ở cùng lán tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện là một người ít nói, ít giao thiệp Không đi làm, cả ngày tôi thường thấy anh ngồi quay mặt vào tường, kiểu thiền sư diện bích. Nhưng không phải anh ngồi thiền mà anh đọc sạch Một cuốn sách dày để trước mặt Anh người Công giáo, tôi tưởng anh ngày ngày đọc thánh kịnh Nhưng một hôm tôi biết là không phại Một buổi chiều anh mời anh bạn giáo sư Anh văn lại chỗ ạnh Anh hỏi về văn phạm, về cách đọc một vài chữ khọ Thì ra cuốn sách dày anh luôn để trước mặt là một cuốn tự điển Anh Việt Bạn tôi hàng ngày ngồi học thuộc từng trang tự điện Tôi mới hỏi: "Ông học Anh văn kiểu ấy thì bao giờ cho xỏng" Luyện trả lời: "Được chữ nào hay chữ nấy mà cũng để cho nó quên ngày quên tháng đi ông ơi". Nhưng học Anh văn, theo tôi nghĩ rất khó mà tự học Còn văn phạm còn cú pháp, còn cách đọc, cách nhận làm sao cho người ta hiệu Ông bạn giáo sư Anh văn và tôi cùng dân "nhà cầu" nên ở gần nhạu Thỉnh thoảng buổi chiều, buổi tối Nguyễn Hữu Luyện lại tới rù rì bàn chuyện tiếng Ạnh Ở trong trại cải tạo, tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Pháp, tiếng Anh nguyên tắc là cấm chị Nhưng dạo này ở Sài Gòn có phát hành tuần san Nga Sô ấn bản tiếng Anh gọi là New Timẹ Vì nhu cầu đọc báo cũng như nhu cầu tìm học tiếng Anh, nên tờ New Time anh em nhận được từ gia đình gởi tới khá nhiệu Thấy sách báo của đàn anh Nga Sô vĩ đại là cán bộ trực trại gật đầu cho nhận Anh em đọc New Time với quan niệm "Nó nói gì, kệ cha nó - miễn là mình có tài liệu học Anh văn". Nguyễn Hữu Luyện là người tìm đọc New Time kỹ nhất.
o0o
Chúng tôi về trại mới Tân Kỳ đã được gần 3 tháng. Anh em Biệt Kích Dù được tha về từ trại cũ Thanh Phong có lẽ cũng đã được trên dưới nửa năm. Đã gần tới Tết, sắp sang năm mới 1983. Anh em nhận được quà nhà gởi "đông" hơn dạo trước. Trại này ở gần ngay huyện lỵ Tân Kỳ nên thư từ, quà cáp tới mau hơn Thanh Phong nhiều. Tôi nhận thấy hằng ngày vào khoảng buổi chiều sắp sửa đóng cửa lán, thế nào cũng có một vài anh em Biệt Kích Dù đến nói điều gì đó với Nguyễn Hữu Luyện, như là "báo cáo" hằng ngày của anh em với chỉ huy trưởng. Vừa có một sự kiện đặc biệt xảy ra với anh em Biệt Kích Dù. Trên 20 năm nay, anh em Biệt Kích Dù không bao giờ nhận được thư, được quà. Anh em là những người bị bỏ quên trong xã hội loài người. Nhưng gần đến Tết năm 1983, có trên 10 gói quà gửi đến cho một số anh em Biệt Kích Dù. Những anh em được về từ nửa năm trước đã họp nhau gửi quà cho những người còn ở lại. Trong một buổi tối lên ngồi nói chuyện với tụi tôi, Luyện kể: Một số lớn anh em được về nhưng không còn liên lạc được với gia đình nựa 20 năm qua gia đình xiêu tán không còn nhận được âm hao. Có anh thì vợ đã lấy chồng khác, đã an phận với một cuộc đời mới từ mười mấy năm qua. Ván đã đóng thuyền, người trở về không muốn gây phiền muộn cho cố nhân làm gì nựa Những anh em tìm lại được thân nhân, gia đình phải nói là rất hiếm. Vì vậy nên một số lớn anh em Biệt Kích Dù sau khi đi tù 20 năm biệt xứ trở về đành tụ họp cùng nhau, tuỳ nghề nghiệp, tuỳ hoàn cảnh mà quây quần bên nhau xây dựng một cuộc đời mới, trong một xã hội mới đầy khó khăn, thù hận. Cuộc sống mới của anh em hẳn là vất vả, gian nan, nhưng những món quà của anh em ở ngoài gửi vào cho anh em ở lại đều là những đồ gia dụng cả: gạo nếp, gạo tẻ, mì, trứng muối, thịt ướp, cá khô, cá hộp v.v... những thứ cần thiết cho một ngày Tết cổ truyền. Anh em được về như vậy đã không quên những người ở lại. Tôi có nghe buổi chiều Luyện dặn một anh em Biệt Kích Dù "sẽ họp lại ăn chung". Một số anh em nhận được quà, được thư, nhưng bản thân Nguyễn Hữu Luyện thì không. Anh là người ít nói, không thích tỏ bày nên tôi cũng không tiện hỏi. Không biết gia đình của anh bây giờ ra sao? Có thể bản tính anh kín đáo, hoặc là nghề nghiệp Biệt Kích, được huấn luyện về bảo mật quá kỹ nên anh không muốn nói về mình; hay là những năm tù kiên giam trong hầm đá đã làm cho anh quen đi với bóng tối và im lặng. Tôi không biết nữa. Tôi chợt nhớ đến chi tiết khi tôi gặp anh lần đầu ở trại Thanh Phong, sau khi nghe tin đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan, tướng Vessey can thiệp thì các anh em Biệt Kích Dù có thể được về, Nguyễn Hữu Luyện đã âm thầm khẽ nói "Được về, được vệ mà về đâu?"
Bây giờ tôi mới hiểu hơn hai chữ "về đâu?" của Nguyễn Hữu Luyện. Không biết anh có còn gia đình, có còn người thân chờ đợi? Trên 20 năm biệt xứ, không thư từ, không liên lạc, không tin tực đâu phải người đàn bà nào cũng bền gan hoá đá vọng phu? Cái dấu hỏi sau 2 chữ "về đâu" của Nguyễn Hữu Luyện là hoàn toàn hữu lý. Gần Tết năm nay, khi một số khá đông anh em Biệt Kích Dù đã có tin tức tôi băn khoăn, hồi hộp lo lắng cho tình trạng của anh mà không dám nói ra. Đây là một vấn đề riêng tư rất tế nhị, có khi thiêng liêng nữa, không nên vội vàng đề cập tới.
Một buổi tối Nguyễn Hữu Luyện đến với tụi tôi, dáng điệu hấp tấp hơn thường lệ, trên tay không cầm tờ New Time như mọi khi mà thay vào đó là một bao thư. Chuyến quà buổi trưa vừa tới có thêm một số gói cho anh em Biệt Kích Dù, và trong gói quà mới có bao thư này. Gói quà gởi cho một anh em Biệt Kích Dù khác, nhưng có một số hình ảnh nhờ anh Biệt Kích Dù này gửi cho Nguyễn Hữu Luyện, anh vừa nhận được buổi chiều. Anh ngồi quay lại, đưa hình cho chúng tôi coi. Hình ảnh một đám cưới. Cô dâu, chú rể đang đứng lạy trước bàn thờ khói hương nghi ngút. Trên bàn thờ có tấm hình phóng lớn của thân sinh cô dâu. Đôi trẻ vừa thành hôn đang cúi đầu trước người đã khuất. Tấm hình trên bàn thờ nhìn kỹ đâu phải ai xa lạ chính là hình Nguyễn Hữu Luyện 20 năm về trước. Nguyễn Hữu Luyện nói trong xúc động: "Khi tôi đi con gái đầu lòng tôi mới có 4 tuổi, năm ngoái con tôi nó đã lấy chồng. Hơn 20 năm cách biệt không thư từ, không tin tức, vợ con tôi tưởng rằng tôi đã chết". Đây là lần đầu tiên tôi thấy một giọt nước mắt ngập ngừng trên khuôn mặt phong sương của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện Trong đêm cuối năm giá buốt ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, có 3 người tù cùng âm thầm nhỏ lệ trong đêm.
* Bạn tù Fulro
Ở trại "Tây Đức" có 4 lán thì 3 lán là tù chính trị ở cùng với tù Fulro, lán còn lại là tù hình sự Trại Tân Kỳ này, thời kỳ "phồn thịnh" chứa trên 1000 tù, bây giờ tù chính trị được đưa về Nam khá đông nên cả hai khu "Đông Đức - Tây Đức" chỉ còn lại chừng 500 tụ Chúng tôi ở đội rau cùng lán với anh em Fulro thuộc đội "củ quả", chuyên trồng bí, trồng khoai, trồng tra, trồng mía. Những anh em Fulro theo chức danh ghi trong "lý lịch trích ngang" đều là những nhân vật lớn như thiếu tướng, chuẩn tướng, đại tá, trung tá, thiếu tá v.v... nhưng thật ra chỉ là những đồng bào thiểu số không biết chữ, nói tiếng Việt không bỏ dấu, rất khó nghe luôn luôn cười nhe hai hàm răng cà sát lợi Sự ngây thơ, chân thật hiện rõ trong từng dáng điệu, từng lời nọi Nghe, nhìn họ khó có thể tưởng tượng đó là tướng, tá trong mặt trận giải phóng liên kết các dân tộc bị áp bức Fulro (Front unifié pour la liberatión des races opprimeés). Phong trào này đã phát khởi từ lâu, giữa những năm 60 và đã gây phiền nhiễu không ít cho chính quyền miền Nạm Sau tháng 4 đen 1975 khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, phong trào Giải phóng các dân tộc bị áp bức Fulro không những không tiêu trầm mà ngược lại Fulro lại trở thành một mặt trận võ trang chống đối cộng sản rất mạnh mẽ tại miền Cao nguyên Trung phần thuộc Hoàng Triều Cương Thổ cũ. Rất đông các đồng bào thiểu số thuộc nhiều bộ tộc ở Kontum-Pleiku bị bắt, cho rằng có dính líu tới Fulro. Riêng ở trại Tân Kỳ này có tới hơn 200 tướng, tá Fulro bị bắt giữ. Chúng tôi tù nguỵ quân, nguỵ quyền, biệt kích ở với anh em Fulro tương đối thuận thảo, không thấy anh em Fulro lộ vẻ "căm thù" gì hết. Nhiều khi anh em còn tiếp tế củ khoai, đẫn mía. Anh em đội rau thì đưa lại su hào, rau cải. Không nói ra nhưng tù chính trị và tù Fulro thông cảm nhau trong tình cảnh "cùng một lứa bên trời lận đận".
Nhưng một buổi tối có một sự kiện không ngờ xảy ra. Trong số anh em Fulro ở lán tôi có một anh còn trẻ, nghe nói là thiếu tá, trước đây có đi lính Biệt Kích Mũ Xanh (green beret) của Mỹ hoạt động trên vùng Cao nguyên "Hoàng Triều Cương Thổ". Anh này chắc làm việc lâu ngày bên người Mỹ, nên ở nơi anh hiện ra một sự kiện nghịch thượng Anh không biết chữ nhưng ngược lại nói tiếng Anh rất "chạy". Anh nói tiếng Anh dễ hơn, giỏi hơn nói tiếng Việt nhiều, một loại tiếng Anh người ta thường nghe thấy nơi các ghetto ở Mỵ Tâm tính anh cũng là một sự cộng hưởng kỳ lạ, cái thơ ngây man dã ở bên cái khôn lanh quỷ quyệt . Anh có củ khoai, khúc sắn thì anh đánh đổi lấy rau, lấy đường với anh em tù chính trị "tiền trao cháo múc". Đêm nằm anh nghêu ngao một bài hát núi rừng nào đó, nghe không hiểu được nhưng phảng phất một nổi buồn rờn rợn, trầm thống như nghe một khúc spiritual của người da đen ở Hoa Kỵ Anh thạo nghề mưu sinh trong rừng nên anh luôn luôn bắt được cá, lươn, ếch, nhái, có khi rắn nữa để cải thiện bữa ăn. Ăn không hết anh mới bỏ những con vật ấy vào trong một cái hũ sành để làm một thứ mắm riêng. Cái hũ sành nầy anh để dưới sàn, gần chỗ đầu năm. Lâu ngày mắm có mùi, anh thì chịu được nhưng mấy anh em tù chính trị nằm gần chịu không nổi mới nói với anh trực buộng Anh trực buồng, một anh công binh già cận thị phải nhờ một anh Fulro có tuổi, nghe nói là đại tá, nói với anh bạn thiếu tá Fulro xin dời cái hũ mắm của anh đi chỗ khác. Anh này nghe xong gạt phăng ông già đại tá sang một bên rồi vùng vằng đi nằm, hết sức bất bình. Cái hũ mắm càng ngày bốc mùi càng nặng, nên một buổi nhân mọi người đi làm hết, anh trực buồng mới mang cái hũ ấy ra ngoài, đặt ở sau lán, bên đống cũi. Đi làm buổi chiều về khi lán đã đóng cửa, anh thiếu tá Fulro mới nhận thấy cái hũ mắm của anh không còn ở chỗ cũ. Anh nổi giận đùng đùng, chửi mắng loạn xạ. Một người nào đó mới chỉ anh trực buồng. Anh này chạy bay đến chỗ anh trực buồng già cận thị, nắm ngực áo lôi xền xệch hét lên: "Sao mày lấy của tao, I'm gonna to get you, to kill you." Tăo sẽ đánh mày, giết mày). Một anh Fulro có tuổi ở gần đấy liền đứng dậy, định can ra; anh Fulro trẻ tuổi đang cơn nóng giận, đẩy anh Fulro già ngã chúi, kéo áo anh trực buồng rách toạc, cái kính cận văng xuống đất. Người ta không biết sự thể sẽ diễn biến ra sao khi anh Fulro đang lên cơn điên loạn rừng rú. Bỗng có một người cao lênh khênh bước tới, đó là tay thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện Không biết bằng một chiêu thức Judo hay cẩm nã thủ tuyệt vời nào, hai tay của anh Fulro điên loạn đã bị khoá chặt Anh Fulro vùng vẫy nhưng không thoát ra được Nguyễn Hữu Luyện nói gằn giọng: "Đừng làm ồn". Tay Fulro hét lên: "I'ts none of your business" (không phải chuyện anh đừng dính vô). Luyện ôn tồn nói tiếp: "Chuyện không đáng gì. Sáng mai chúng ta gặp nhau giải quyết". Không biết lời nói của tay thủ lĩnh Biệt Kích Dù có một mãnh lực gì mà sau đó tay thiếu tá Fulro đang trừng trợn bỗng nguôi đi, nhìn xuống đất, Nguyễn Hữu Luyện dừng tay khoá, nhẹ nhàng vỗ vai anh Fulro, khẽ nói "Thôi đi nghỉ đi.".
Sáng sớm hôm sau trước khi đi làm, hai người (anh thiếu tá Fulro và Nguyễn Hữu Luyện) có gặp nhau và không hiểu sao cái hũ mắm được để lại ngoài lán, bên đống cũi. Mối giao hảo giữa anh em tù chính trị với tù Fulro, tưởng rằng sau vụ này sẽ căng thẳng, không ngờ ngược lại, nó tốt hơn lên, kiểu "đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận anh em". Tay Fulro Biệt kích mũ xanh bây giờ mới nhận ra "ông thầy", ở nơi thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện Thỉnh thoảng buổi tối tôi lại thấy anh bạn Fulro tới chỗ Nguyễn Hữu Luyện nói tiếng Anh, nói bất cứ chuyện gì để cho Nguyễn Hữu Luyện luyện "accent".
Có khi anh ta còn đem tới củ khoai, đẫn mía nữa, nhưng theo như cựu lệ, Nguyễn Hữu Luyện chỉ cám ơn mà không nhận bao giờ. Sau khi những tấm hình của vợ con anh nhờ một anh em Biệt Kích khác được gởi tới trại Tân Kỳ, tôi một bữu mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện "Tại sao anh không có thư, có quà riêng của gia đỉnh" Trầm ngâm một lát Nguyễn Hữu Luyện mới nói: "Thực tình tôi không nghĩ là vợ con tôi còn đó, đợi chờ tôi. Khi một số anh em Biệt Kích Dù được về, tôi có nhờ anh em kín đáo đi tìm hộ. Rất may là đã tìm rạ Vợ con tôi đã rời Sài Gòn, xuống Cần Thơ sinh sộng Tôi cũng đã dự phòng trường hợp này. Gần 20 năm nay vợ con tôi, anh em, họ hàng, bè bạn tôi nghĩ rằng tôi đã chết. Thôi cứ để như thế cho tiện, chết là hết, phải không ạnh Không phiền ai, gây trở ngại cho ai. Nhược bằng vợ con tôi còn nghĩ đến tôi, còn chờ đợi tôi thì đó là ơn riêng của Chúa đã ban cho. Nhưng tôi đã nói trước là vợ con tôi nếu còn đó, khi nhận được tin tôi thì không bao giờ được viết thư, được gửi quà. Nhận thư nhận quà rồi là tôi phải trả lời. Làm sao mà mình không thương vợ, thương con mình cho được Xưa nay mấy chục năm ở các trại tù, mình là thằng trọc đầu, trên không chằng dưới không rễ, họ không nắm mình vào đâu được Bây giờ mình thương vợ mình, thương con mình, họ đọc thư, họ biết như vậy, thì mình không sống được yên đâu anh ợi Họ không hành được mình, bây giờ họ hành vợ con mình để bắt mình quy phục, thì làm sao đây thưa anh. Cho nên tôi không muốn nhận thư, nhận quà riêng là vì thế".
* Đứng vững không lùi
Có lẽ trại Tân Kỳ này trước đây đã xây dựng trên một vạt rừng. Trong sân trại còn một số cây cổ thụ còn sót lại. Ở cuối sân "tập kết" bên "Tây Đức", trước cửa mấy lán tù có một cây đa cổ thụ. Cụ Nguyễn Du đã nói "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Ở đây không những người buồn, (một lũ tù nhân rạc rài đói cơm thiếu áo xác xơ như một lũ vượn người thời mông muội) mà cây lá cũng buồn theo. Cây gì mà khẳng khiu, trơ trụi, không còn một chút màu xanh, chỉ có những rễ phụ nâu đen rũ xuống, trông giống như một ông già đầu râu tóc bạc đang đứng giơ tay chịu tội giữa trời. Xưa nay cây thường là một biểu tượng thuần hậu của thiên nhiên: cây cho lá cho hoa, cho bóng mát, cho nơi che chở, cho chim ca và gió hát. Ở đây thì ngược lại; cây đa già trơ lá trụi cành đang biểu tượng cho sự tàn bạo của con người và sự lạnh lùng của thiên nhiên khắc nghiệt. Lũ tù nhân chúng tôi ít khi dám ra chơi dưới gốc cây đạ Những cái rễ ngoằn ngoèo nổi lên sần sùi trông giống như một đàn trăn gió đang rình mồi, những hốc tối mò làm liên tưởng đến hang ổ của lũ cáo, chồn, rắn rết, nhưng điều chúng tôi ngại nhất là bên gốc cây đa này nghe nói đã có hơn một người tù treo cổ chết. Người tù treo cổ thường thiêng lắm. Tiếng bình dân gọi là "có hương". Con ma treo cổ thường dẫn dụ một người nào khác kết liễu cuộc sống giống như mình để oan hồn uổng tử kia được đầu thai kiếp khác.
Hôm ấy vào khoảng cuối tháng 3 năm 1983. Trời dù đã cuối Xuân nhưng cái lạnh miền bán sơn địa vẫn còn buốt giá. Như thường lệ buổi sáng các đội ra sân tập kết ngồi xuống, đợi điểm danh xuất trại đi làm. Chợt một tiếng thét thất thanh vang dậy, phát ra từ cuối sân tập kết, phía cây đa. Mọi người nhìn lên, một bóng người đang đứng trên chạc ba của cây đa trụi lá, vươn cổ ra hò hét: "Tộ cha bây. Bây hại dân hại nược Bây hại con tao, hại vợ tao. Tộ cha bây, bất nhân, vô hậu". Cán bộ trực trại vội vàng đi lại gốc cây đa, giơ tay quát nạt "Anh kia, anh chửi ai?" - "Tao chửi bây, chưởi tộ cha tụi bây". Một công an bảo vệ xách carbine chạy tới, kéo "cu lat" loạch xoạch "Anh kia, xuống ngay". Một phát súng nổ vang lên; mọi người giật mình nhưng nhìn lại, đó chỉ là phát súng chỉ thiên, bắn doạ Người đứng trên cây, nhìn kỹ, cổ đã quàng sẵn vào một sợi dây thừng buộc vào một cành cây cao cạnh đó. Người đó nói như thét: "Bắn cho tao một phát đi, tao khỏi thắt cổ". Cán bộ trực trại giơ tay, anh công an bảo vệ hạ carbine xuống. Người đứng trên cây tiếp tục chưởi bới, tiếp tục hò hét, trong khi cán bộ trực trại hấp tấp đi ra trước sân tập kết, vội vã thổi còi ra lệnh xuất trại gấp. Tù nhân vừa xúc động vừa tê điếng trước phản ứng bất ngờ của một bạn tù. Các đội hôm nay được ra khỏi trại rất mau, rất vội. Trại không muốn các tù nhân ở lại nghe những lời chửi rủa tận từ kịa Anh em xì xào "Ai đấy nhỉ" - "Nghe như tiếng Th. thiếu tá địa phương quân người Huế hay Quảng Bình, Quảng Trị" - "Đúng hắn rồi còn ai nữa, nghe đâu ít lâu nay hắn bị tâm thần".
Các đội tù xuất trại hết rồi. Sân tập kết trở lại vắng người, im vặng Tiếng chưởi rủa của Thiếu Tá Địa Phương quân Th. vẫn còn róng rả: "Tộ cha bây, bây giết con tao". Mấy tên làm việc trong trại như đội "nhà cầu" tụi tôi vẫn tiếp tục làm việc nhưng không ngớt băn khoăn, lo lắng cho người bạn tù đang nổi cơn điên loạn Ông bạn đồng nghiệp nhà cầu, Đại Đức Như L. cho hay "Tội cho anh ta lắm. Anh ta đi tù cải tạo mà con trai mới lớn lên ở nhà lại phải đi " nghĩa vụ sang Campuchia. Anh vừa nhận tin con trai anh mới chết; chết mà không mang được xác về. Vợ anh ta là cô giáo, nghèo sát ván, ngất đi khi nhận được tin con và từ đó bịnh luôn. Đi làm lương không đủ nuôi con, làm gì có quà cáp cho chồng nựa Th. lâu nay là con bà phước. Ở nhà vợ anh ta ốm nặng, đứa con gái phải nghỉ học ở nhà nuôi mẹ, nuôi em. Đứa em trai út khốn thay lại bị bệnh tâm thần ngớ ngẫn. Cả nhà bây giờ trông vào một cô con gái mới đâu 15, 16 tuổi. Đêm nằm anh Th. thường ú ớ gọi vợ, gọi con. Anh ta vẫn đi làm được, không ngờ sáng nay anh ta lại phản ứng bất thường như vậy" Anh Th. vẫn đứng trên cây, vẫn chửi bới, hò hét. Nhưng tiếng chửi bới, hò hét thưa dần vì không còn "đối tượng". Vào khoảng 9 giờ sáng, trại trưởng Trung Tá công an T. mới từ từ đi tới gốc cây đa nói: "Anh Th., có chuyện gì xuống đây tôi giải quyết". - "Bắn cho tôi một phát đi, tôi không xuống". Thấy không xong, trại trưởng liền đi vào trong lán tù. Hình như y đi tìm một người nào đọ Tôi được nghe nói là Trung Tá công an đi tìm Đại Úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện. Trời đã gần đứng bóng. Anh bạn tù nổi cơn điên vẫn đứng trên cây, cổ quàng sẵn vào một vòng dây thừng oan nghiệt. Chợt có một bóng người cao lênh khênh đi ra đứng dưới gốc cây đa. Đó là Nguyễn Hữu Luyện. Hai người đứng nói chuyện gì với nhau không rõ. Nhưng sau đó người tù nổi cơn điên Th. tháo bỏ cái vòng dây oan nghiệt ra khỏi cổ, và từ từ trèo xuống. Nguyễn Hữu Luyện đỡ người bạn tù bước xuống đất và dìu anh ta vào trong lán. Không biết người thủ lãnh Biệt Kích Dù đã nói những gì, đã làm thế nào để cho người tù khốn khổ kia trở lại với cuộc đời.
o0o
Những ngày tiếp theo đó cả trại Tân Kỳ nín thở theo dõi hậu quả đến với người tù cựu Thiếu tá Địa Phương Quận Hậu quả đầu tiên là biên chế lại . Tù đội này đổi sang đội kia, từ lán này sang lán khác. Giản bớt khu "Tây Đức". Cho một số đội sang khu "Đông Đức". Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.
Sau vụ biên chế này, tôi vẫn làm công tác nhà cầu nhưng không ở cùng lán với Nguyễn Hữu Luyện nữa. Ba ngày sau, một chuyến xe GMC lấy được của miền Nam) chở một số tù mới đến trại Tân Kỳ. Tôi vội chạy ra xem có gặp lại người quẹn Tưởng bạn tù nào xa lạ, hoá ra toàn là bạn cũ. Đây là chuyến xe chở một số các linh mục tuyên uý Công giáo từ trại Bình Đà ngoài Bắc đổi trại vào miền Trụng Các bạn tù linh mục này năm ngoái tháng 4, 1982 đã từ biệt tụi tôi ở trại Thanh Phong ra Bắc. Tôi gặp lại bạn cũ, đội trưởng đội rau kiêm đội trưởng văn nghệ nghiệp dư, linh mục Nguyễn Quốc T. Chúng tôi ôm lấy nhau, linh mục Nguyễn Quốc T. nói "Xã hội tù xoay chuyển vòng tròn. Mình lại gặp nhau ở đây, mừng quá".
Nhưng cái mừng của người bạn cũ không được lâu. Ngày hôm sau (tôi nhớ là ngày 23 tháng 3, 1983), chuyến xe GMC lại chở một số tù từ trại Tân Kỳ đi nơi khác. Trong số 33 người tù di chuyển kỳ này có tên tôi. Chuyến xe đi vội vã. Ngồi trên xe chật cứng, tôi giơ một bàn tay vẫy vẫy. Từ biệt trại Tân Kỳ, từ biệt những người bạn tù đã cùng tôi trải qua một thời kỳ gian khổ. Tôi nhìn thấy trong lán tù ở lại có những bàn tay vẫy theo. Trong số những bàn tay tiễn biệt kia, biết đâu chẳng có bàn tay của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện. Tôi không được gặp lại các anh từ ngày ấy, đến nay thấm thoát đã 12 năm rội Xin những anh em tù cải tạo nào từng có mặt tại trại Tân Kỳ đầu năm 1983, hiện giờ ở hải ngoại tình cờ đọc đến những dòng này, nếu các anh được biết tin gì về người bạn tù khốn khổ của chúng ta Thiếu tá Th. Địa Phương Quân xin các anh vui lòng cho tôi được biết. Đặc biệt về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện tôi lúc nào cũng nhớ anh, cũng cảm phục anh, nhưng có một điều tôi hứa với anh mà tôi không giữ được tròn. Một buổi sau khi anh cho tôi xem tấm hình con gái anh bữa lấy chồng, đang cúi lạy trước chân dung người cha đã khuất lằ anh) tôi mới nói với anh rằng "Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể, sẽ viết ra chuyện này". Anh nắm tay tôi mà nói: "Thôi đừng anh ạ, mình xét ra cũng chỉ làm nhiệm vụ của một người lính tình nguyện gia nhập cuộc chiến tranh bí mật. Quy luật của nó là thế thì mình đành phải chịu, thưa anh". Nhớ lời nhắn nhủ của anh, nên mấy năm nay ở nước ngoài, có dịp viết đôi ba bài báo tôi đã muốn lắm, muốn được kể chuyện người tù kiệt xuất là anh và đồng đội của anh, những anh em Biệt Kích Dù bất khuất. Nhưng tôi cứ đắn đo e ngại mãi. Bây giờ tôi được biết rõ là anh đã tới Hoa Kỳ được một thời gian và anh đang đứng ra lo lắng cho một số anh em Biệt Kích Dù đồng đội của anh làm thủ tục xuất ngoại.
Chuyện Biệt Kích Dù trên 30 năm cũ tưởng đã nằm im trong cát bụi lãng quên bây giờ đang được mở lại hồ sơ. Cho nên bữa nay tôi mới dám viết ít dòng này với tư cách của một người bạn tù cùng trại nói ra những điều tai nghe mắt thấy.
Phan Lạc Phúc
Một Chuyến Ðổ Bộ Vào THANH-HÓA
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập ra mục đích để bảo vệ Tổ Quốc. Và chống lại sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc, lợi dụng sự tự vệ của QLVNCH có giới hạn trong phạm vi lảnh thổ theo hiệp định Geneve 1954. Nên cộng sản miền Bắc được sự yểm trợ của cộng sản Quốc tế cứ gia tăng liên tục tấn công miền nam Việt Nam. Vì lý do đo Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định thành lập những đơn vị đặc biệt để tấn công lại kẻ thù ngay tại hậu phương hay tại các mật khu của chúng.
Bộ phận thứ: I- Là xâm nhập bằng đường bộ với sự yểm trợ và hợp tác của Không Quân. Bộ phận thứ: II- Là xâm nhập bằng đường biển, có tên gọi là Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Trong Sở PVZH gồm có hai Lực Lượng; Hải Tuần và Biệt Hải, tất cả nhân viên LL Hải Tuần là do Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái qua Sở PVZH đặt dưới quyền Chỉ Huy của Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật.
Lực Lượng Biệt Hải là đơn vị được huấn luyện để xâm nhập, đánh phá đồn bót và bắt cán bộ cộng sản ngay tại miền Bắc để lấy tin tức, hầu ngăn chận kịp thời những sự di chuyển quân của cộng sản Bắc Việt. Các quân nhân của Lực Lượng Biệt Hải được tuyển chọn từ các quân binh chủng trừ bị: Nhảy dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân và Người Nhái Hải Quân cùng một số khá đông anh em Dân sự mà đa số là người Bắc di cư 1954, với điều kiện là tình nguyện.
Sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng về lý lịch cá nhân cũng như sức khỏe, các tân khóa sinh Biệt Hải phải trải qua một khóa huấn luyện hết sức cam go và khắc khổ, khóa học nầy không nằm trong chương trình của Cục Quân Huấn QLVNCH. Mà hoàn toàn đều do các cố vấn Mỹ huấn luyện theo chương trình UDT-Seal hầu để thích nghi với chiến tranh ngoại lệ. Không phải dễ dàng để trở thành người quân nhân Biệt Hải, mà còn đòi hỏi phải có một sự kiên nhẫn chịu đựng trong suốt thời gian thụ huấn, cộng với sức khỏe. Muốn trở thành một quân nhân Biệt Hải phải đi qua hai món ăn chơi đó là: Tung mây lướt gió (Nhảy dù) và xữ dụng bình hơi (Người Nhái) bởi vậy người Biệt Hải rất đa dạng, lúc cần có thể xữ dụng về đường bộ hay đường biển, nhưng sở trường vẫn là xâm nhập đường biển.
Sau ngày mãn khóa căn bản Biệt Hải, cộng thêm khóa dù và khóa người Nhái thì lúc đó các khóa sinh mới trở thành người Biệt Hải chuyên nghiệp, với quân phục được cấp phát gồm có 2 bộ áo “rằn ri ” và một nón đỏ do quân nhu quân lực VNCH, 2 bộ quần áo Biệt Kích do phía cố vấn Mỹ cấp phát. Nói tóm lại tùy theo từng cá nhân muốn mặc đồ của quân binh chủng gốc hoặc mặc đồ Biệt kích kể cả một số thích được mặc đồ thường phục sau giờ xuất trại, trong thời gian đầu khi còn ở các trại lẻ tại Mỹ Khê mỗi lần khóa sinh xuất trại bắt buộc tất cả phải có đồ dân sự trưởng toán mới đưa giấy phép bằng không thì phải ở lại trại, vì để bảo mật cho các công tác xâm nhập nên LL Biệt Hải không hề có phù hiệu, bởi vậy khi các đơn vị bạn nhìn vào quân phục của Biệt Hải không biết họ là đơn vị nào?
Các quân nhân Biệt Hải được phép mặc thường phục hoặc quân phục và được đi trong giờ giới nghiêm. Giấy phép do Ðại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam Ðà Nẵng cấp, đối với dân địa phương ở Ðà Nẵng hay bán đảo SơnTrà thường gọi chúng tôi là Biệt kích Nhái, những lúc thời tiết miền Bắc biển động các toán thay phiên nhau đi công tác ở các Mật khu cộng sản tại miền Nam, người dân ở miền đó họ hay gọi chúng tôi là lính Dù. Ðiểm đặc biệt là mỗi lần công tác dù Bắc hay Nam thì đồ ngụy trang được mặc duy nhất vẫn là bộ bà ba đen và đi chân đất hoặc giày bata. Còn người dân miền Bắc thì thường gọi chúng tôi là cán bộ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc.
Tôi còn nhớ vào dịp Trung Thu năm 1967, toán Numbus được chỉ định đi công tác xâm nhập vào vùng Thanh Hóa. Ðối với LL Biệt Hải bất kỳ chuyến công tác nào cũng là đặc biệt cả, nhưng có lẻ chuyến xâm nhập lần nầy có một vài điểm khác lạ hơn các chuyến khác vì một lúc phải làm 2 nhiệm vụ: Ðó là bắt cóc cán bộ địa phương đưa về Nam để khai thác tin tức, ngoài ra toán còn được giao thêm phận vụ Tâm Lý Chiến, vì lúc đó sẵn dịp Tết Trung Thu nên chúng tôi phải mang những gói quà biếu tặng của MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC cho các em miền Bắc như lệnh trên giao phó ( trong đó hình như là vải vóc, áo quần, bánh kẹo và radio.v… Vì những thứ nầy đã được gói sẵn trong bọc nylon rất kín đáo vì sợ thấm nước, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đem đi).
Ðể chuẩn bị cho chuyến công tác được thành công. Toán đã thực tập rất chu đáo, được chỉ dẫn phận vụ của từng người trên mặt sa bàn, và nghiên cứu cẩn thận vào các tấm hình không ảnh, ban ngày thì toàn đội tập vượt sóng, bơi lội, chèo thuyền cao su. Ban đêm thực tập đổ bộ, cứ như thế liên tục suốt trong vòng một tuần. Lần thực tập cuối cùng trước khi ra đi là đổ bộ toán vào vùng cửa Ðại, Hội An (vùng nầy ban đêm hoàn toàn do địch kiểm soát) Vì chương trình huấn luyện bắt buộc phải tìm một địa điểm ở trong Nam tương tự như miền Bắc để cho nhân viên dễ dàng làm quen được với địa thế. nhưng đắng cay làm sao cứ mỗi lần đi thực tập đổ bộ vào quanh vùng cửa Ðại, thì toán đều bị chạm địch hoặc mất tích.
Cũng như những chuyến trước, toán Nimbus được các chiến đĩnh PTF đưa từ Ðà Nẵng ra đến vùng biển Thanh Hóa, trên đường di chuyển tới mục tiêu. Anh em Hải Tuần có nhiệm vụ điều khiển Chiến- Hạm, riêng anh em toán chúng tôi phải ở dưới khoang hầm nằm ngủ hay nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho chuyến xâm nhập vào bờ trong một vài giờ sắp tới. Nói vậy chứ chẳng có ai chợp mắt được tâm trí lúc bấy giờ rối bời như mớ bòng bong, có cả hằng trăm chuyện để mà lo lắng suy nghĩ, nào là vợ con, cha mẹ, người yêu.v.v.. Và rồi không biết chuyến xâm nhập lần nầy còn có cơ may để trở về Nam gặp lại những người mà mình đang suy nghĩ hay không? hoặc là công tác tối nầy có đạt được thành quả như sự mong muốn của cấp trên và ngay chính cả anh em chúng tôi nữa, chưa nói đến bản tính nóng giận bất thường của trời đất.
Vì trước đây đã có nhiều chuyến khi hành động xong nhiệm vụ toán rút ra bờ biển tìm đường để lội ra xuồng cao su, và từ đó dùng làm phương tiện chở toán ra chiến đĩnh PTF đang đậu chờ ngoài khơi, thì đột nhiên giông gió thổi tới bất ngờ những đợt sống cứ liên tục dâng cao trắng xóa cả một vùng như tuyết, tệ hại hơn nữa là có những lần toán đã bại lộ mục tiêu và đang bị chúng bao vây rượt đuổi sau lưng, khi anh em thoát ra được tới bờ biển nỗi vui mừng vừa mới chớm nở, thì lại trông nhìn thảm cảnh sống gió trước mắt mà lòng cảm thấy ngao ngán, lúc đó mạnh ai người nấy cố sức lội ra tới xuồng để tìm con đường sống, sau đó trưởng toán mới gọi ám số hoặc tên thật từng anh em để kiểm soát ai còn ai mất.
Xuồng đổ bộ của các toán Biệt Hải tại Thanh Hóa,
trong khi các chiến đĩnh PTF chờ ở ngoài khơi.
Vì vùng công tác quá xa xôi, không có phương tiện yểm trợ hơn nữa chỉ hoạt động qua đêm, thời hạn ấn định cho nhiệm vụ phải hoàn tất trong vòng 5 hay hoặc 6 tiếng đồng hồ, và cũng nên biết sự kiểm soát an ninh phường khóm của công an miền Bắc rất kỹ, khác hẵn ở miền Nam nên rất khó trà trộn, toán bắt buộc phải rời khỏi vùng công tác trước khi mặt trời mọc, hoặc nếu trể giờ hẹn có thể chiến đĩnh PTF sẽ di chuyển khỏi địa điểm vì vấn đề an toàn, kế đến là lo sợ dân chúng ở địa phương phát giác, và họ sẽ đi báo cho công an hơn nữa vùng hoạt động nằm dọc theo bờ biển, bởi vậy không có địa thế thích hợp để ẩn trốn một khi bị sa cơ, như vậy kể như cuộc đời đã kết thúc, chưa nói đến những chuyện không may có thể xảy ra như trong số anh em có người bị thương chẳng hạn. Những giây phút nguy hiểm đó bốn chữ “sinh Nam, tử Bắc” đều hiện rõ nét trong đầu, nhưng hầu hết tất cả anh em toán vẫn luôn xác quyết với một niềm tin là phải tranh đấu cho sự sống còn ở trong mọi tình huống. trong khi các chiến đĩnh PTF chờ ở ngoài khơi.
Ðang lúc còn suy nghĩ vẫn vơ thì giấc ngũ bổng đến tự lúc nào không hay, có lẽ vì quá mệt mỏi 8 anh em chúng tôi chia nhau ngồi dưới hầm tàu chu vi không mấy được rộng, chiến đĩnh PPF vẫn phóng nhanh hết tốc độ thỉnh thoảng những đợt sóng đập vào lườn tàu rất mạnh đôi lúc làm mọi người tung lên khỏi chổ mình ngồi, hơn nữa mùi dầu máy bốc lên cũng gây rất khó chịu một vài anh em đã phải ói mữa trông thật bơ phờ. Bỗng một tiếng còi vang lên đã làm tĩnh thức mọi người, báo hiệu cho toán mục tiêu đã sắp sửa tới, có lẽ theo sự suy nghĩ của tôi, vì ý Hạm Trưởng muốn cho anh em có chút thì giờ để chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng hồ lúc đó đúng gần 9 giờ tối, chúng tôi kiểm soát tất cả đồ trang bị cá nhân lại một lần cuối trước khi rời khỏi hầm tàu đi về phía sau lái PTF, và rồi cùng nhau hợp lực với hai người bạn điều khiển xuồng cao su xem xét lại cẩn thận (xuồng cao su được chia làm thành 6 ngăn, 2 ngăn dưới lườn, và 4 ngăn ở trên được bơm bằng hơi, mục đích để giữ cho xuồng an toàn nếu lỡ bị trúng đạn ở ngăn nào hoặc giả thử có xì hơi, các ngăn còn lại vẫn giữ vững thế thăng bằng, và xuồng cao su được xữ dụng bằng một loại máy giảm thanh (40 hp Johnson, chạy bằng xăng có pha nhớt) vào lúc đó chiếc chiến đĩnh PTF giảm bớt tốc độ, từ từ tiến vào mục tiêu, và rồi tới điểm dừng lại Hạm Trưởng đứng trên phòng lái phóng thanh ra lệnh cho toán chuẩn bị đổ bộ, hai chiếc xuồng cao su được các anh em Hải Tuần tới trợ giúp thả xuống hai bên mạn tàu ở phía sau chiến đĩnh, tiếp theo đó tất cả anh em toán tuần tự leo xuống ngồi theo vị thế đã được chỉ định trước khi đi nên rất gọn gàng và nhanh chóng.
Phận sự hai tài công phụ trách lái 2 xuồng cao su liền cho nổ máy chạy theo sự hướng dẫn bằng radar của tàu mẹ (tức PTF) khi 2 xuồng cao su vào đến gần bờ biển Thanh Hóa thì trưởng toán ra lệnh tắt máy và chèo bằng mái chèo nhỏ (dầm) để tránh gây tiếng động, khi khoảng cách bờ biển và xuồng cao su còn trên dưới 1000 thước trước tiên thả hai tiền sát viên lội vào bờ làm nhiệm vụ quan sát ngang, dọc (trên dưới) 100 thước và tìm địa thế an toàn cho toán xâm nhập lội vào sau, khi đã tìm được chổ như ý lúc đó người tiền sát phụ lội ra nước ngang ngực dùng hồng ngoại tuyến loại nhỏ cầm tay bấm ám hiệu đã cho sẵn ở nhà (thường được xử dụng bằng ám hiệu "Tic- Tè" khoảng cách độ bao nhiêu giây được bấm lại một lần, tất cả quy luật đó chỉ có tiền sát và trưởng toán biết mà thôi, khi trưởng toán ngồi ngoài xuồng cao su nhìn vào phía bờ xác nhận đúng được chỉ thị đã ấn định lúc ra đi thuyết trình thì mới cho toán còn lại tiếp tục lội vào, cũng có một đôi lần 2 tiền sát bị bắt, thì lập tức trưởng toán phải quyết định hũy bỏ công tác liền lúc đó lý do vì ám hiệu và giờ giấc không đúng.
Tất cả chúng tôi mang chân nhái áo phao và vũ khí cá nhân AK 47, nhảy xuống biển kẻ trước người sau cùng nhìn nhau lội vào. Còn lại 2 xuồng cao su và hai nhân viên bỏ neo tại đó để canh giữ và có nhiệm vụ chờ đón toán khi xong phận sự lội ra, hai chân vừa chạm mặt đất anh em vội tháo gở cặp chân nhái móc vào bên hông và theo tiền sát dàn hàng ngang nằm dọc bờ biển, mọi cặp mắt đều đổ dồn hướng lên các bụi cây vì trên đó vẫn còn có một người tiền sát chính đang ngồi chờ. Kế đến trưởng toán lấy phương giác hướng đi đến mục tiêu, trên đường di chuyển mỗi bước đi là một nhịp thở từng tiếng động nhỏ của loài vật cũng đủ làm cho anh em giật mình, vì ban đêm nên sự quan sát ở phía trước mặt rất là giới hạn tâm trí lúc bấy giờ quyên hết mọi sự kể cả vợ con, cha mẹ, người yêu .v.v…
Ngược lại thần chết lúc nào cũng ám ảnh, 6 tay súng từng bước một luôn bám sát gần nhau. Chúng tôi di chuyển theo chiến thuật đột kích của Biệt- Hải mà cố vấn Seal Mỹ đã chỉ dẫn, tất cả mọi người đều cùng ý thức trách nhiệm và bảo vệ mức tối đa cho nhau, có ở trong những giây phút thập phần nguy hiểm nầy mới định nghĩa được cái tình đồng đội thật hết sức trân quý và hết sức tuyệt vời, trên đường di chuyển tới mục tiêu, chúng tôi không gặp một trở ngại nào.
Ðúng khoảng 2 giờ sáng cả toán đã tới được mục tiêu chỉ định đó là một xóm nhà thuộc dân chài lưới rất nghèo nàn dưới chế độ của Bác, đồng thời chúng tôi còn tìm cách đến nơi trú ngụ của cán bộ nhưng không thấy. Anh em chỉ gặp toàn những ông già bà lão và một số các em nhỏ. Nhân tiện đó đem phân phát những gói quà Trung Thu cho một số gia đình, tiếp theo đó một vài anh em trong toán còn làm thêm nhiệm vụ cắm cờ của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc tại khu xóm đó, trước khi rút lui ra bờ biển để kịp đúng giờ đã hẹn, một số người tại đó sau khi nhận được quà, họ đã cám ơn rối rít trông thật hết sức thương tâm và còn luôn miệng gọi anh em chúng tôi là cán bộ mặt trận, trong số đó có một vài người trẻ đã tỏ ra rất bạo miệng xin được đi theo với cán bộ (tức chúng tôi). Nhưng chuyến nầy anh em toán không có lệnh đưa dân về Nam khai thác tin tức, nên vội vàng từ chối và nói khéo là sẽ gặp họ lại trong lần tới. Trước những năm 1975 rất ít người ngoài biết đến đơn vị Biệt Hải và LL Hải Tuần, họ là ai? Và cũng không bao giờ biết được sự hoạt động phía trong nội bộ của SPVZH ra sao, chỉ trừ nhân viên đã có thời gian phục vụ nhưng khi hết giao kèo thì đều được an ninh dặn dò theo như trong tờ bảo mật của Sở.
Ngày 30. 4. 1975, toàn thể QLVNCH bị bức tử bởi các thế lực ngoại bang và bắt buộc phải thua trận, hằng trăm ngàn quân cán chính phải chịu cảnh trả thù khát máu của cộng sản Bắc Việt bằng cách tập trung đưa vào các trại tù khổng lồ đầy khắc nghiệt và ác độc không có lối thoát, vì cuối nẻo đường cùng đầy tuyệt vọng.
Tôi đành phải ra trình diện ở địa phương của tôi tại (Huế) tôi khai là phục vụ ở đơn vị Nhảy dù, cũng may nhờ lúc còn ở LL Biệt Hải tôi đã kín miệng, ngay cả người thân trong gia đình trong những lần có phép về thăm nhà, cũng không hề biết tôi là lính gì và phục vụ ở đâu? Lúc đầu chúng tôi được tụi cộng sản tập trung ở trại Khe sanh, Quảng Trị, một thời gian sau cộng sản di chuyển chúng tôi về trại Cồn Tiên, Ðông Hà.
Tôi được vào đội 7 (đội 7 là đội dành riêng cho cấp bậc Trung-úy) ở trại vẫn thường có những giờ học chính trị tại Hội trường, hôm đó có một chính trị viên cao cấp ở trung ương đến thăm trại và hắn “lên lớp” nói rằng “Một tên Biệt Kích tội lỗi ngang bằng một viên Ðại Tá” tôi ngồi dưới lớp nghe qua đồng thời mĩm cười, và thầm nghĩ trong bụng. Tao đang ngồi trước mặt chúng mày đây, phải trước năm 75. Tao gặp được mầy có lẽ giờ nầy mầy đã đi mò tôm cho Thủy Vương rồi. Sau một thời gian vì không chịu nỗi sự nhục nhã và hành hạ thân xác của bọn cai tù, Và vốn mang trong người giòng máu Biệt Hải không bao giờ chịu khuất phục bọn răng đen mã tấu. Tôi đã quyết định trốn trại vào năm 1977
Oregon, ngày 8 tháng 10 năm 2001
Nguyễn Văn Kha
Biệt- Hải Toán Numbus
Trưởng Toán 717,
Ðoàn 71, Sở Công Tác,
Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH
Toán OHIO FOB2 KONTUM 1966-1967
Hàng đứng (từ trái sang phài)
Văn Minh Huy, Wong A Cầu, MSG Richard J. "Dick" Meadows, 1st Lt. Lê Minh, SFC James A Simpsons, SFC N. "Chuck" Kerns, Trần Can và Trương Dậu
Hàng quỳ (từ trái sang phài)
Liêu A Sáng, Nguyễn Kim Trạch, Trương A Nhục và Lý A Dưỡng
Để tưởng nhớ đến:
• Trung Úy Phan Nhựt Văn (Sở Liên Lạc)
• Đại Úy Dick Meadows (MACVSOG)
• Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa (Phi Đoàn 219 KingBee)
• cùng các Chiến Hữu Nha Kỹ Thuật đã phục vụ và hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Lê Minh
Đối với người Âu Châu, con số 13 là số xui xẻo, con số tối kỵ. Nếu con số này lại rơi vào ngày thứ Sáu thì càng tối kỵ hơn nữa. Riêng về phần tôi, dạo còn đi học hay thời gian trong quân ngũ, tôi cũng chẳng kiêng cữ gì với số 13 này cả… Thứ Sáu ngày 13 nếu là ngày không tốt, nếu là ngày xui thì chỉ dành riêng cho người Âu Châu mà thôi… Nhưng đối với Đoàn Khánh Hòa 13 này, con số 13 là con số mạt rệp, con số xui xẻo tận mạng, con số đau thương tang tóc.
Tháng 6 năm 1966, buổi sáng thời tiết ở Kontum thật là mát mẻ. Bầu trời trong xanh và cao thăm thẳm. Tôi có thói quen ngày nào cũng phải nhìn trời để rồi liên tưởng đến thời tiết mỗi ngày. Buổi sáng trời trong xanh, trần mây cao như thế này thật là lý tưởng cho những chuyến hành quân xâm nhập hay triệt xuất. Thật ra các chuyến công tác xâm nhập thường vào buổi chiều, mà buổi chiều ở vùng Tam Biên thay đổi thất thường. Trời đang cao thăm thẳm không một tàn mây, rồi mây đen ở đâu bỗng ùn ùn kéo tới thật thấp, tưởng chừng như là đà ngọn cây. Tầm nhìn cao và xa không qúa 100 thước, do đó thường gây trở ngại cho các chuyến hành quân nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho các đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt trên hành lang Trường Sơn vùng 3 biên giới.
Tôi vừa nhận được lệnh hành quân chiều hôm qua. Sáng nay khoảng 10 giờ thì bay không thám. Bây giờ mới 7 giờ rưỡi sáng, còn sớm qúa! Tôi muốn trở vào giường nằm nán thêm ít phút để suy nghĩ về những ngày phép sắp tới, khi chuyến hành quân này chấm dứt. Niềm vui của những ngày về phép Sàigòn, những ngày được sống cạnh Liên khiến tôi bỏ ý nghĩ vào giường nằm lại. Tôi quay về phòng lấy gói thuốc lá và bước qua Câu Lạc Bộ uống cà phê. Đang ngắm những giọt cà phê từ từ rơi xuống đáy cốc và nghĩ đến bức thư của Liên vừa nhận được hôm qua, cho biết là đã mang thai được 2 tháng và hỏi tôi muốn đặt tên con là gì? Tôi thì thích con trai, Liên thì muốn con đầu lòng là con gái… Đang mải suy tư bỗng giật mình vì tiếng của Trung Sĩ Phát HSQ Ban 3:
-o- Trung Úy, 10 giờ sáng nay Trung Úy bay không thám. Xe Jeep Ban 3 đã chuẩn bị sẵn sàng chở Trung Úy ra phi trường đang đậu ở TOC. Trung Tá nhắc Trung Úy ra phi trường đúng giờ, đừng để tụi Mỹ nó chờ!
-o- ”Con c…” – Tôi muốn chửi thề tiếp theo nhưng vội tốp lại. Tại sao ông xếp nào cũng có tính lo xa? Các ông ấy đâu có biết những điều thiếu tế nhị đó thường làm bọn Sĩ Quan trẻ chúng tôi tổn thương tự ái. Rồi tôi tự nhủ ”Quân Đội là vậy đó. Buổi sáng trời đẹp như thế này xì nẹt làm gì?”. Nghĩ thế tôi bèn cười và nói với Trung Sĩ Phát:
-o- Ngồi xuống đây, còn sớm mà… Cà phê sữa nhé?
Qua phút ngượng vì tôi xì nẹt bất tử, Trung Sĩ Phát ngồi xuống nói:
-o- Bản đồ đã làm xong. Em đã khoanh tọa độ các bãi đáp theo như không ảnh dự trù. Có điều các bãi đáp đều qúa xa mục tiêu!
-o- Tao biết… Ban 2 và Ban 3 đã thuyết trình hôm qua rồi. Mày sợ ở vùng mục tiêu không có bãi đáp triệt xuất phải không?
Vì bảo mật, các mục tiêu hành quân chỉ giới hạn cho một số người biết. Hạ Sĩ Quan Ban 3 như Trung Sĩ Phát thì chỉ biết làm bản đồ hành quân, còn nhiệm vụ hành quân và tin tức tình báo thì biết một cách hạn chế. Nhưng vì phục vụ ở Ban 3 Chiến Đoàn từ lâu, phụ trách đánh máy giải trình các cuộc hành quân, do đó Phát cũng đoán được tính chất của mục tiêu và nhiệm vụ cuộc hành quân này. Thật ra nhiệm vụ chính của cuộc hành quân này vẫn là thám sát, báo cáo và hướng dẫn phi cơ oanh kích. Nhiệm vụ phụ là ”bắt tù binh”. Có điều tôi thấy hơi khác lạ là trước nay thường có lệnh chuẩn bị hành quân từ trước. Sau đó, toán được đưa vào Khu Cấm, nội bất xuất – ngoại bất nhập. Xong đâu đó, Toán Trưởng mới nhận được lệnh hành quân; tham dự thuyết trình với các Sĩ Quan Ban 2 và Ban 3 với các không ảnh mới nhất; sau đó đi bay không thám để chọn bãi đáp. Ở nhà Toán Phó tùy theo tính chất mục tiêu và nhiệm vụ hành quân, liên lạc với Ban 4 để trang bị đầy đủ theo nhu cầu.
Toán ở trong Khu Cấm thường thì 2 hay 3 ngày. Trong thời gian này, chỉ có Toán Phó và Toán Trưởng bận rộn thôi. Toán viên chỉ lo lau chùi vũ khí, chuẩn bị các quân dụng cần thiết mang theo cho phù hợp với nhiệm vụ chuyến công tác. Trước khi đi hành quân, cả toán được xe chở ra sân bắn để thử súng. Ngoài ra, cả ngày toán chỉ ở trong Khu Cấm, nằm nghe nhạc, thục bi-da và xem báo PlayBoy. Báo PlayBoy thì các HSQ cố vấn toán cung cấp không thiếu.
Lần hành quân này, nếu hôm nay tôi bay không thám, chọn được bãi đáp rồi thì chiều nay là ”go” ngay. Mấy thằng em tôi trưa nay mới phải vào Khu Cấm, trang bị và thử súng cũng nội trong buổi chiều. Gấp qúa nhưng tụi nhỏ nó khoái. Làm sớm nghỉ sớm! Tôi lại nghĩ đến buổi thuyết trình chiều qua. Nhìn vẻ mặt thật quan trọng của Trung Tá Cold Cố Vấn Trưởng và Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng sau khi được SQ Ban 2 và Ban 3 cho biết là mức độ xâm nhập của địch vào vùng Benhet rất cao. Hình ảnh do vệ tinh chụp được cho thấyxe vận tải và bộ binh của địch di chuyển rất rõ. Tin tức tình báo như thế này thì xếp vào loại A rồi! Nhiệm vụ chuyến hành quân này là: quan sát, chỉ điểm cho khu trục oanh kích các đoàn quân xa và các đơn vị địch. Ngoài ra còn tìm các kho tiếp liệu quanh vùng này.
Tin tình báo cho biết địch sẽ chuẩn bị tấn công vào quận Tân Cảnh hoặc thị trấn Dakto. Tôi cũng khoái nhiệm vụ của cuộc hành quân này, vì không phải trang bị nặng cho các mục tiêu cần chất nổ hay mìn đặt trên đường. Có điều làm gấp như thế này sợ mấy thằng em của tôi thiếu chuẩn bị. Tôi quay qua Tr/Sĩ Phát:
-o- Anh chạy xuống toán gọi Thương Sĩ Sơn giùm tôi. Tôi chờ anh về uống cà phê và ăn sáng luôn. Phải dặn Th/Sĩ Sơn vài điều mới được…
Tôi đi bay sớm nhất cũng 1-2 giờ trưa mới về. Buổi chiều còn biết bao nhiêu việc phải làm và tôi lại nghĩ đến Thượng Sĩ Cố Vấn toán mới vừa đổi về hơn 3 tuần. Chúng tôi đã đi hành quân 5 ngày thực tập tuần trước. Tên này rất có kinh nghiệm trong ngành Lực Lượng Đặc Biệt. Nghe nói hắn là HSQ xuất sắc nhất của Liên Đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ. Toán tôi có 3 tên Mỹ, tên nào cũng có từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm trong LLĐB. Cố Vấn Trưởng Thượng Sĩ Richard J. Dick Meadows. Hai Trung Sĩ kia là James A. Simpson và Trung Sĩ Charles N. Chuck Kerns. Hai Trung Sĩ này, một người là chuyên viên mìn bẫy và phá hoại, còn người kia là chuyên viên truyền tin kiêm cứu thương. Các Cố Vấn đối với toán rất thân mật, vui vẻ và cởi mở. Không biết đây là tiêu lệnh trên chỉ thị, hay là vì vào sanh ra tử chung với chúng tôi nên họ sống rất hòa mình với anh em toán.
Thượng Sĩ Sơn bước vào Câu Lạc Bộ cùng lúc với mấy Sĩ Quan trực thăng H-34. Tôi đẩy ghế và vẫy tay gọi họ lại ngồi chung, cùng lúc Trung Úy Huệ hỏi:
-o- Ê Minh Đen, cà phê sớm qúa vậy? Mày chuẩn bị hành quân phải không?
Tôi không trả lời vội, gọi mấy cô Câu Lạc Bộ xếp thêm ghế cho họ ngồi vây chung quanh bàn tròn rồi trả lời:
-o- Ừ có lẽ chiều nay, nếu thời tiết tốt.
Tôi quay qua Trung Úy Nghĩa, Trưởng Biệt Đội:
-o- Tụi mày xắp đổi Crew chưa? Sau lần hành quân này tao đi phép về Sàigòn, tụi mình rủ thằng Tuấn-con đi chơi.
Các Sĩ Quan trực thăng trong Phi Đoàn Long Mã 219 này nhìn vào chẳng giống các Sĩ Quan Không Quân khác một chút nào cả. Mặc đồ Biệt Kích, đồ Beo! Súng Colt 9 ly đeo xệ xệ, chẳng có lon lá gì cả. Nếu trong tay không cầm nón bay thì chẳng ai biết đây là những Sĩ Quan Không Quân hào hoa phong nhã. Nếu các binh chủng có sự đoàn kết sống chết với nhau thì phải kể đến các Phi Hành Đoàn này với các đơn vị hành quân của chúng tôi, như câu châm ngôn truyền tụng: ”Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”. Trong các chuyến hành quân ”Ra Đi Không Hẹn Ngày Về” của các toán Lôi Hổ, qua chiến công của các toán Biệt Kích mang về, một phần lớn cũng nhờ vào những phi vụ cảm tử của các phi công trẻ này. Với những nick-name mà các toán thường nhắc nhở như: Hùng Râu Kẽm, Nghĩa Lùn, Hiếu Chết, An Cào-Cào, v.v… Bất chấp hỏa lực phòng không của địch, bất chấp các toán Biệt Kích đang bị địch truy kích và sắp sửa bị tiêu diệt, những chàng trai này vẫn liều mạng đáp xuống.
Không những các toán Lôi Hổ coi các phi hành đoàn này như anh em, mà các phi công Hoa Kỳ yểm trợ hành quân chung cũng phải giở nón cúi đầu trước các phi vụ ”uống thuốc liều” của các chàng trai trẻ này. Chúng tôi thường nói đùa: Họ là những chàng trai hành quân mang dép… Lạnh cẳng, cần mang giầy, mang vớ thì đi chỗ khác chơi! Do đó, tuổi thọ của những chàng trai này thường ”gẫy cánh” ở luới tuổi dưới 30! Hôm nay, không có toán nào trong vùng hành quân nên bọn họ còn nhởn nhơ ở đây. Mỗi ngày, nếu có toán hành quân trong vùng thì 6 giờ sáng phải bay lên căn cứ yểm trợ Dakto ứng chiến rồi.
Tôi dặn Thượng Sĩ Sơn vài điều cần thiết rồi quay sang hỏi tiếp Nghĩa:
-o- Hôm nay mày được bao nhiêu ”chỉ” rồi? Tao nghĩ vài bữa nữa tụi mày đếm chỉ lia lịa đó.
Nếu người ngoài nghe câu này chắc chẳng hiểu gì cả. Không biết danh từ này do ai đặt ra, đến nỗi các bà lái phi công ở nhà cũng biết và xài danh từ này! Vì đảm trách các cuộc hành quân mà phi vụ nào cũng rất hiểm nghèo, do đó các Phi Đoàn H-34 và các Phi Đoàn O2 to BTL/KQ biệt phái sang, mỗi lần bay vượt biên giới đều được thưởng 3000 đồng. Số tiền này so với thời giá thì cũng khá lớn. Tuy nhiên, rất xứng đáng với nhiệm vụ nguy hiểm mà họ phải đảm trách.
-o- Nghĩa cười: ”Nướng hết rồi”.
Tên này coi chậm chạp và ít nói như con gái, nhưng bay bổng, mạt chược và binh xập xám thì một cây! Tôi xem đồng hồ và đứng lên nói: ”Thôi, tao đi trước!”, rồi quay sang bà Chủ Câu Lạc Bộ hô: ”Ghi sổ hết cho tôi”.
Sau hơn 2 giờ bay không thám trở về, vừa xuống xe đã thấy Thượng Sĩ Sơn đứng chờ sẵn. Tôi đưa ngón cái lên, ngầm cho Sơn biết là việc lựa chọn bãi đáp đã OK. Cầm lon Coke lạnh Thượng Sĩ Sơn đưa tới, tôi vừa đi vừa uống rảo bước xuống TOC. Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Cố Vấn Trưởng, các Sĩ Quan Ban 2, Ban 3, các phi công O2, trực thăng võ trang, các trưởng phi cơ Việt, Mỹ đã có mặt ở dưới này rồi. Teo nheo mắt và bắt tay Thượng Sĩ Meadows. Cả hai cùng nói: ”Good afternoon!”.
Buổi thuyết trình này chỉ chú trọng về phần yểm trợ của Không Quân. Ý niệm hành quân cũng như lộ trình di chuyển của toán do Toán Trưởng dự trù. Thường thì Sĩ Quan Không Trợ Mỹ cho biết các lực lượng Không Quân yểm trợ cuộc hành quân cũng như các quy định thường lệ. Sĩ Quan FAC thuyết trình, chỉ định điểm hẹn 1, cho biết tần số liên lạc với khu trục A1-E đang trong vùng ở địa điểm 2. Lần này, toán chúng tôi hành quân đủ cấp số 12 người. Do đó, xâm nhập phải cần tới 2 trực thăng.
Vào tới địa điểm 1 – Biệt Đội 6. Chiếc trực thăng H-34 chỉ có Lead 1 và 2 theo hướng dẫn của FAC vào mục tiêu. Số 4 chiếc còn lại chờ ở điểm hẹn 1. Trường hợp gặp hỏa lực phi cơ bị rớt thì thứ tự các Rescue 1 rồi 2 vào tiếp cứu. Sau đó, trực thăng võ trang sẽ bắn rocket chung quanh bãi để H-34 xuống tiếp cứu. Trong trường hợp tình hình qúa nặng thì FAC sẽ điều động phi cơ khu trục A1-E ở điểm hẹn 2 vào tiếp. Nếu toán xâm nhập an toàn thì biệt đội trực thăng H-34 bay về Dakto ứng chiến. Trực thăng võ trang sẽ ở lại điểm hẹn 1 thêm 45 phút nữa. Sau đó, nếu mọi việc an toàn thì cũng bay về Dakto ứng chiến. Cuối cùng, khu trục A1-E sẽ giải tỏa bom đạn ở target G.
FAC luôn luôn có mặt trên vùng khoảng 30 dậm cách mục tiêu. Ngoài trường hợp khẩn cấp, toán sẽ báo cáo với FAC vào mỗi đầu giờ. 4 giờ 30 chiều thì báo cáo công điện trong ngày và vị trí dự trù đóng quân đêm. Thường thì công tác tuần tự như thế. Nhưng vì buổi sáng nay khi bay không thám, nhìn thấy bên dưới đường mòn chi chít như màng nhện. Hình ảnh không thám chụp từ mấy ngày trước bây giờ thấy xuất hiện thêm rất nhiều con đường mới. Nơi có ghi những con suối, bọn Công Binh của địch đã đổ đá và kè cây liền nhau cho xe vượt qua, dấu vết rất mới mẻ. Viên phi công FAC, người đã bay rất quen thuộc với vùng này cũng xác nhận các đường mòn này chỉ mới xuất hiện nội trong 1-2 ngày nay thôi. Ngoài ra khi bay không thám, tôi thấy các ngọn núi cao trong vùng đều có đặt tổ báo động. Tôi nghe súng trường ba tiếng một vang từ chỏm núi này sang chỏm núi khác.
Để có yếu tố bất ngờ, tôi đề nghị: ”Từ điểm hẹn 1, FAC hướng dẫn 2 trực thăng chở toán xâm nhập bay thật thấp, vào tới mục tiêu thì đáp luôn.”. Thiếu Tá Hoa Kỳ bay FAC nhìn các Sĩ Quan H-34 như hỏi ý kiến rồi ông nói: ”Từ điểm hẹn 1 vào mục tiêu khá xa, tôi đề nghị khi đi được khoảng 2/3 đường thì trực thăng mới bắt đầu hạ thấp cao độ. Như vậy cũng đủ yếu tố bất ngờ rồi. Vì bãi đáp khá lớn nên khi tôi lắc cánh ra dấu hiệu Bingo-Bingo-Bingo thì trực thăng 1 đáp xuống; khi chiếc này bốc lên thì trực thăng 2 đáp xuống.”. Đề nghị này rất khó cho phi hành đoàn vì FAC bay thật cao, hướng dẫn cho trực thăng lúc này đang bay rất thấp nên có thể sẽ không thấy được bãi đáp. FAC hướng dẫn Lead 1: Hướng 12 giờ 1000 thước, 800 thước, 600 thước, 400, 200, 100… Sau đó, FAC từ trên cao chúi xuống lắc cánh và gọi ám hiệu của máy bay ”Bingo-Bingo-Bingo”. Khi FAC lấy cao độ bay lên cũng là lúc Lead 1 đáp xuống. Khi Lead 1 bốc lên thì Lead 2 cũng vừa bay tới và đáp xuống luôn.
Như đã nói ở trên, trường hợp này bãi đáp phải lớn. Nếu bãi đáp nhỏ thì Lead 2 phải bay vòng lại để đáp cho đúng chiều, và nếu như vậy thì sẽ không còn yếu tố bí mật nữa. Nếu trong vùng bãi đáp không có các tổ báo động của địch thì chúng tôi giữ yếu tố bí mật được khoảng 80-90% rồi.
Sau đó, tôi lên bục thuyết trình, cho biết ý định hành quân của tôi mà tôi đã có ý niệm từ lúc ngồi trên chiếc O2 trên đường bay không thám về. Tốc độ di chuyển mỗi ngày, dự trù các điểm đóng quân đêm từ ngày N đến ngày N+4 trên đoạn đường từ bãi đáp đến mục tiêu. Ngày N+5 sẽ thám sát các tọa độ tại mục tiêu mà không ảnh đã cung cấp. Dự trù sẽ triệt xuất ngày N+6. Bãi đáp triệt xuất được dự trù ở tọa độ 200(th) hướng Đông-Nam, điểm đóng quân ngày N+4. Trường hợp chạm địch hoặc phải triệt xuất khẩn cấp thì bãi đáp sẽ tùy theo địa thế. Dấu hiệu cho phi cơ nhận toán là pano mầu cam trên chỏm nón. Dấu hiệu an toàn là pano mầu đỏ hình chữ T, mũi quay về hướng Bắc. Khói vàng là bãi đáp an toàn. Tôi hỏi: ”Ai có ý kiến gì nữa không?”. Tất cả đều chúc toán ”good luck”.
Bốn chiếc trực thăng võ trang vừa bay vượt qua dẫy núi hướng Tây-Bắc Dakto. Trực thăng chở toán 6 chiếc cũng bay theo. Trước đó vài phút, 4 chiếc khu trục A1-E bay đảo một vòng quanh bãi đáp trực thăng như ngầm cho biết ”Chúng tôi đã sẵn sàng chờ các bạn”, xong cũng bay khuất vào những mỏm núi cao hướng Tây-Bắc. Thời tiết chiều nay thật lý tưởng. Mặt trời đã gần sụp xuống ở chân trời nhưng hướng Tây trời vẫn còn sáng. Dự trù trực thăng bay khoảng 40 đến 45 phút, như vậy chúng tôi sẽ đến bãi đáp khoảng gần 6 giờ chiều. Xâm nhập mục tiêu trong thời gian này, xuống đất chúng tôi chỉ cần di chuyển khỏi bãi đáp chừng 300 đến 400 thước là có thể đóng quân. Địch dù đoán được có Biệt Kích xâm nhập nhưng tối rồi cũng khó mà theo dấu của chúng tôi.
Ngồi bên cửa trực thăng bỏ chân ra ngoài, tôi ngắm nhìn những cánh rừng cây cao xanh ngút ngàn điểm đầy những hố đỏ thẫm, dấu vết của những trân mưa bom B-52. Phi cơ tôi chở 6 người, gồm 2 tiền sát viên, tôi, Thượng Sĩ Meadows, 1 toán viên y tá và Trung Sĩ Charles mang máy truyền tin. Trực thăng thứ hai chở Toán Phó, Trung Sĩ James, 2 nhân viên phá hoại và 2 hậu vệ. Trời mới đó mà xụp tối rất nhanh. Gió tạt vào người tôi mát lạnh đến tê da. Trực thăng đến điểm hẹn 1, đảo vòng lấy hướng về bãi đáp và bay với cao độ thấp dần rồi giữ cao độ là đà trên ngọn cây cho đến bãi đáp. Cả đám xuống bãi đáp an toàn. Trời cũng vừa tối hẳn. Sau khi làm thủ lệnh kiểm soát tất cả đã an toàn, tiền sát viên bắt đầu di chuyển theo hướng đã định.
Đêm đó, chúng tôi đóng quân an toàn cách bãi đáp khoảng 500 thước. Tất cả toán chúng tôi tìm một địa thế cao, có cây không qúa to rồi đứng thành vòng tròn, mỗi người cách nhau một cánh tay dang ngang, đầu quay vào trong, xong đâu đó quay 180 độ ngược ra ngoài. Chúng tôi đóng quân quay thành hình tròn. Mỗi khi có báo động, chúng tôi đã có đội hình phòng thủ 360 độ. Ba-lô kê đầu, lưng lót poncho, dây đạn chỉ cởi khoen nhưng không tháo khỏi lưng, nằm ngủ súng luôn để trên bụng. Những ngày hành quân chúng tôi đều ngủ như thế.
Thay phiên nhau mỗi người gác một giờ. Đôi khi cảnh giác, chúng tôi cũng chăng giây báo động; một loại giây rất nhỏ bằng bao thuốc lá, vận hành bằng pin. Ban đêm chăng giây này cách mặt đất khoảng 3-4 tấc. Giây đứt, micro sẽ kêu lên, to nhỏ tùy theo volume đã được điều chỉnh từ trước. Tối ngủ, một người chỉ cần móc cái khoen của hộp báo động vào quai vai áo. Hệ thống báo động này rất nhạy, tuy nhiên cũng gây phiền phức không ít khi thú rừng đi vướng, hoặc cây khô ban đêm rơi xuống làm đứt giây.
Tôi tuyệt đối không bao giờ cho căng võng hoặc che lều. Trời có mưa thì trùm poncho chịu trận suốt đêm! Che lều đêm sương xuống lều sẽ phản chiếu ánh sáng, ở xa trông rất rõ. Ngủ võng đêm lúc trở mình sẽ khua động cành cây. Tôi cảnh giác cao như thế nên sau 2 năm hành quân, toán tôi chỉ bị theo dõi mấy lần nhưng chưa lần nào bị địch tấn công lúc đóng quân đêm cả. Địch thường theo dõi lúc toán mới xuống bãi đáp hoặc trong khi di chuyển, chờ lúc toán đóng quân là tấn công ngay. Buổi tối, chúng tôi không được phi cơ yểm trợ nên địch sẽ được lợi thế hơn. Nhiều toán đã bị đi đứt trong khi đóng quân đêm vì đồ đạc cởi bỏ lung tung, gây ồn ào hoặc hút thuốc lá, hay dùng C4 nấu cà phê.
Chúng tôi thường có câu: ”Đường mòn là mồ chôn Biệt Kích”. Hành quân cứ theo đường mòn mà đi hoài thì trước sau gì cũng lảnh thẹo. Hành quân mà hút thuốc lá là vô tình để cho địch theo dõi. Hút thuốc trong rừng ban ngày thôi, khói thuốc cũng bay từ 15 – 20 thước. Thuốc lá thơm thì mùi sẽ còn dễ nhận ra hơn nữa. Cả toán anh nào cũng là dân ghiền thuốc nên tôi cũng du-di, nhưng mỗi lần hút chỉ được hút phân nửa điếu đã được cắt đôi. Trong khi hút thuốc phải che điếu thuốc bằng nón vải. Nhả khói ra là lấy nón quạt khói tan ngay. Chỉ được hút 3 lần trong một ngày, mỗi lần hít vài hơi cho đỡ ghiền. Hút xong xé tan phần còn lại, bốc một nắm đất trộn đều xơ thuốc lại rồi rải xuống đất.
Không được hút thuốc có đầu lọc vì đầu lọc khó xé nhỏ, dễ để lại dấu vết. Tôi ở nhà hút mỗi ngày cũng gần một gói nhưng đi hành quân thì tôi nhịn. Chỉ tội nghiệp Trung Sĩ Charles, suốt cuộc hành quân miệng không ngớt nhai thuốc lá. Tôi cũng thuộc loại các Toán Trưởng chịu chơi, thường che chở và bật đèn xanh cho tụi nhỏ muốn làm gì thì làm, nhưng đi hành quân thì tuyệt đối phải giữ đúng tiêu lệnh chung. Tôi biết tụi nhỏ cũng than lắm, nhưng chịu khó vài ngày mà được trở về an toàn bộ không sướng hơn sao?
Ngày N+1
Phi cơ lên vùng rất sớm. Chúng tôi báo cáo trong đêm vô sự và bắt đầu di chuyển theo lộ trình. Đường đi rất khó vì B-52 oanh tạc, cây cối đổ ngổn ngang cùng hướng tiến của chúng tôi. Vì phải đi qua các hố bom đường kính trên 15-20 thước nên di chuyển rất chậm vì phải định hướng lại hoài. Buổi trưa trên con đường mòn nhỏ, trên đỉnh của một ngọn núi thấp chạy theo hướng Tây-Bắc – Đông-Nam, chúng tôi phát giác gần 25 cái chòi nhỏ, vuông, mỗi cạnh khoảng 3 thước. Sạp được lót bằng tre cách mặt đất khoảng 5 tấc. Các chòi này được bọc quanh bằng phên tre phết đất, cao khoảng 1 thước, bên trong chứa đầy lúa khoảng 8 tấc. Phần 2 tấc bên dưới chứa trấu. Ngăn đôi giữa lúa và trấu là một lớp lá rừng. Các chòi có nóc cao hơn 2 thước, lợp tranh, mái chòi chạm đất. Chòi đã thấp, lại được làm dưới tầng cây cao nên phi cơ quan sát khó thấy được. Tôi báo cáo lên FAC xin chỉ thị ở nhà và được lệnh cứ tiếp tục di chuyển. Hướng dẫn cho FAC thấy mục tiêu xong, chúng tôi sẽ di chuyển để FAC hướng dẫn khu trục đến oanh tạc bằng bom Napalm.
Tôi cho đốt một chòi để FAC thấy. Sau đó, toán chúng tôi di chuyển nhanh xuống triền núi. Lúa gặp tranh và phên tre nên bùng cháy rất nhanh. Lúa chỉ đổ tràn xuống thôi chứ không cháy được. Không biết bom Napalm có làm cháy hết số chòi lúa này không? Chung quanh không có rẫy trồng lúa. Di chuyển số lượng lúa này từ xa đến đây chắc địch phải mất rất nhiều ngày và nhân lực. Khi đến chân núi, chúng tôi thấy 2 chiếc F4-C Phantom từ trên cao bổ nhào xuống, thụt bom Napalm rồi bay vụt qua đầu chúng tôi. Tôi mong cho những đồi lúa bị cháy. Lúa đổ xuống đất chỉ cần có mưa hoặc sương đêm cũng đủ làm cho lúa nẩy mầm là không dùng được rồi. Buổi tối hôm đó chúng tôi đóng quân cạnh một con suối nhỏ. Trời vừa xụp tối đã nghe có tiếng xe di chuyển ở hướng Tây. Tiếng xe hú to chứng tỏ là xe đang phải chở nặng, hoặc cố vượt qua các dốc cao hay suối cạn. Tiếng bom B-52 nổ suốt đêm về hướng Bắc khiến mặt đất và cây cỏ rung lên từng chập sau mỗi đợt tiếng nổ. Tuy nhiên, sau đó đêm yên tĩnh…
Ngày N+2
Vừa di chuyển theo suối khoảng 200 thước, chúng tôi cặp dọc theo 2 bên con suối trong một khu rừng thấp và phát hiện một chỗ đóng quân cho khoảng từ 150 đến 200 người trở lên. Mỗi chỗ đóng quân cá nhân gồm có 2 cây thiên nhiên hoặc 2 cây trụ, đuợc chôn khoảng cách vừa tầm để buộc võng. Phía trên 2 cây có buộc một cây ngang để máng lều cá nhân. Hai cây ngang tôi đoán dùng để gác súng và một sạp nhỏ để ba-lô. Chung quanh thật sạch sẽ, không một ngọn cỏ, không một chiếc lá, chứng tỏ là được dùng đóng quân thường xuyên. Có lẽ đây là một binh trạm đóng quân của chúng giữa 2 chặng đường. Chắc chắn gần đây phải có nhà hoặc có cơ sở của binh trạm này. Tôi chụp hình và cho lệnh lục soát rất kỹ. Qủa nhiên trên một ngọn đồi thấp, cạnh con đường mòn lớn không có dấu vết xe di chuyển, chúng tôi phát giác 1 căn nhà sàn nhỏ và 4 căn nhà trệt nằm dưới cây cổ thụ cao. Chúng tôi dè dặt tiến vào. Đúng là một binh trạm rồi! Đồ đạc vất vương vãi, dép râu, điếu cày, mấy cái chén xanh và một cái tô mép mó. Dưới đất có 2 bếp nhỏ và mấy đôi đũa… chứng tỏ là địch đã bỏ đi thật gấp.
Một bàn viết làm bằng tre, ghế cũng bằng tre. Trên bàn có một lọ mực tím. Trên phên vách treo mấy cái áo trận đã rách, một tấm lưới bắt cá, lưỡi và dây câu. Chúng tôi lục soát thật kỹ và tìm thấy một tờ giấy nhỏ như giấy học trò, viết bằng mực tím. Giấy bị ướt nên chữ nhòe đi, không đọc được gì cả. Bốn căn nhà trệt có lẽ dùng để chứa lương thực vì thấy có ít gạo và bắp rơi xuống đất. Chúng tôi đốt tất cả 5 căn nhà này. Tiếng tre nứa cháy nổ ầm ầm như đụng trận. Chúng tôi di chuyển thật nhanh và tìm chỗ đóng quân đêm. Tối hôm đó vẫn còn nghe tiếng xe di chuyển mãi gần đến khuya mới dứt.
Ngày N+3
Buổi sáng hôm đó, FAC bay lên và chuyển cho chúng tôi một công điện: Cứ giữ hướng di chuyển cũ, chú ý lục soát kỹ, bung rộng trong trục tiến quân vì hướng này là một nhánh hay một xương sườn của đường mòn Hồ Chí Minh chạy vào Tam Biên. Công điện cũng cho biết thêm là trục tiến quân của địc vào Benhet chỉ chung quanh đây thôi. Tôi bàn với Thượng Sĩ Meadows, nếu lục soát rộng sẽ làm chậm sự di chuyển của toán. Meadows đề nghị chia toán ra làm đôi; lục soát rộng 2 bên bờ suối, cặp theo con đường mòn nhỏ mà chúng tôi đã gặp hôm qua. Tôi không đồng ý vì nếu chia đôi toán ra thì khó liên lạc và yểm trợ cho nhau. Trước nay, chúng tôi thường để một nửa toán nằm lại tại chỗ, còn một nửa toán kia đi lục soát để biết có điểm hẹn mà trở về. Chia đôi thì không đúng nguyên tắc, mặc dù có thể lục soát một chu vi rộng hơn.
Tôi vẫn giữ đội hình cũ và di chuyển chếch về hướng Bắc vì 2 đêm liền đều nghe thấy có tiếng xe di chuyền ở hướng này. Khoảng gần trưa, chúng tôi phát giác 2 căn nhà cất thật thấp trên một diện tích 8 x 10 thước. Nền nhà được đào sâu xuống khoảng gần một thước, đất được đắp chung quanh. Vì mái nhà cất chạm đất và lại ở dưới tàn cây cao nên đến gần chúng tôi mới phát hiện. Một thang gỗ khoảng 3 bậc dùng để lên xuống, hai bên là 2 dãy xạp tre. Đầu nhà phía bên kia cũng có thang lên xuống. Một phía đầu nhà có một chái nhỏ dùng làm bếp, có hai cái lò, một lò kẹp 2 con cá nướng còn đang nằm trên bếp. Cá đã cháy khét. Tôi thò tay vào tro thếy còn hơi âm ấm. Có lẽ tụi chúng đã bỏ đi chiều hôm qua. Căn nhà bên kia khoảng 4 x 8 thước, bên trong có một bàn viết, sạp ngủ làm bằng tre. Một quyển sổ bìa xanh loại giấy học trò ghi tên tuổi các bệnh binh. Có lẽ đây là một bệnh xá thuộc binh trạm mà chúng tôi đã phát hiện ngày hôm qua. Sổ ghi bệnh nhân phần nhiều là phù thủng, sốt rét và kiết lỵ. Tôi đếm và cộng lại sổ ghi mỗi tháng thấy có từ 17 đến 25 tên có mặt ở trạm xá này. Tổng số chết cũng gần chục tên. Bệnh xá có ghi tên một bác sĩ và hai hộ lý, đều là tên đàn ông. Như vậy, hộ lý và y tá cũng còn có tên riêng là nữ cán bộ, dùng để phục vụ sinh lý cho các cán bộ cao cấp địch. Chúng mày bỏ của chạy lấy người thì chúng ông đốt nhà chúng mày vậy. Chiều nay lại được dịp nghe tre nứa cháy nổ ầm ầm như pháo Tết! Đêm hôm đó nghe tiếng xe di chuyển gần chúng tôi hơn…
Ngày N+4
Buổi sáng sau khi báo cáo với FAC trong đêm an toàn, chúng tôi bàn với nhau: Qua phát hiện trong 2 ngày nay, chắc chắn tuyến đường xâm nhập vào vùng Tam Biên phải ở gần đây. Tuyến đường này gần như nằm song song với trục tiến quân của chúng tôi. Có thể là hướng Bắc của con suối hay nằm ở phía Nam con suối. Tôi quyết định đổi hướng và toán di chuyển về hướng Bắc, không tiến vào mục tiêu như đã dự trù. Tôi liên lạc với FAC cho biết ý định mới của toán và chiếu gương xin FAC xác nhận vị trí điểm đứng của toán. FAC cho tọa độ hiện tại của toán, so với tọa độ chúng tôi xác định thì chỉ cách nhau không qúa 100 thước. Chúng tôi tiến về hướng bắc di chuyển khoãng 200 thước; toán phát giác một đường mòn nhỏ bề ngang khoãng hơn một thước láng, sạch, không có một cọng cỏ. Theo kinh nghiệm thì đường mòn như thế này phải được sử dụng hàng ngày rồi. Tôi bước dọc theo lề đường khoảng 10 thước, nhìn về phía Tây khoảng 100 thước thì bị che khuất. Có lẽ đó là khúc quanh mà con đường chạy theo đoạn cong của dòng suối.
Quan sát về phía Đông của đường mòn thấy xa hơn khoảng 200 thước thì con đường đi xuống thấp dần, vì đường mòn chạy theo triền đồi thoai thoải xuống. Vừa định lấy máy hình ra chụp, tôi bỗng nghe có tiếng ồn ào về hướng Tây. Vội thụt lui vào phía trong thì đã thấy một đoàn người vừa xuất hiện ở khúc quanh con đường. Dẫn đầu là một tên quần xanh, áo trận vàng, đầu đội nón cối, tay cầm một cây gậy dài, vai quàng một miếng vải dù bông, vừa chạy vừa hô: ”Khẩn trương – Khẩn trương – Khẩn trương”. Phía sau là một đoàn người gần như chạy lúp xúp mặc đồ trận xanh, nón cối, giầy vải, khiêng những khúc dài được bọc bằng giấy mầu ô-liu, không biế là sơn pháo hay phòng không. Có tên gánh, có khi cả 2 tên khiêng một thùng gỗ hoặc thùng sắt. Tôi đứng như trời trồng vì chỉ cách chúng không đầy 5 thước! Bờ suối thì cũng cách tôi khoảng chừng 5 thước.
Tôi nhích dần, nhích dần xuống suối. Nếu trời xui khiến chỉ cần có tên nào dừng lại là thấy tôi ngay. Tôi nhìn Thượng Sĩ Meadows và 2 tiền sát viên Lý A Dưỡng và Wòng A Cầu đang nằm bẹp bên bờ suối, nước tới thắt lưng, mặt người nào cũng nghệt cả ra. Cuối cùng, tôi cũng thụt lui tới mép suối. Tôi vừa ngồi thụt xuống bờ suối thì đoàn quân của địch cũng vừa vượt qua. Tôi nhích dần về phía Thượng Sĩ Meadows, đưa ngón tay ra dấu hiệu đúng là mục tiêu rồi. Tôi hỏi nhỏ: ”Mày đoán xem đoàn quân vừa đi qua độ chừng bao nhiêu?”. Nó đoán khoảng hơn 150 người. Tụi thằng Dưỡng, thằng Cầu nói khoảng 300. Tôi đoán trên dưới cũng khoảng 200 thôi. Tôi ra dấu cho Thượng Sĩ Meadows trở về phía bên kia suối bảo Trung Sĩ Charles liên lạc với FAC báo cáo hiện tình. Để thằng Dưỡng ở lại với tôi, tôi bảo thằng Cầu cho toán nhích sâu vào trong thêm 15 thước trên một ngọn đồi nhỏ. Chờ khoảng không hơn 20 phút sau cũng không thấy toán quân địch nào di chuyển qua. Thượng Sĩ Meadows lội sang, tay cầm máy quay phim. Cùng lúc này, tôi nghe tiếng phản lực cơ gầm thét cùng với tiếng ầm ầm ở hướng Đông mà đoàn quân xâm nhập của địch vừa đi tới. Thượng Sĩ Meadows nói nhỏ vào tai tôi: ”Tôi đã liên lạc với thằng FAC, nó điều động các phản lực cơ đang có mặt ở trong vùng ưu tiên đánh cho bọn mình. FAC cũng cho biết đã xin các phi xuất từ Đà Nẵng đang trên đường đi yểm trợ theo lời yêu cầu và hướng dẫn của toán.”. Nó còn cho biết thêm là đã cẩn thận trải panô bên kia bờ suối khoảng 10 thước và FAC đã thấy tọa độ của mình rồi. Tôi cũng khoái. Như vậy là chắc ăn như bắp. FAC cũng khôn, nó chỉ bay ở xa xa chứ không ở trên đầu chúng tôi.
Ở bờ suối bên này chỉ có tôi, Meadows và thằng Dưỡng. Thằng Meadows gần như nằm hẳn xuống suối, từ thắt lưng trở xuống ngâm hẳn dưới nước suối. Nó để máy quay phim ghếch ống kính lên chờ quay. Tôi đứng rùn người, hơi nghiêng bên cạnh thân cây gỗ mục chờ chụp hình. Khoảng 15 phút sau, ở khúc quanh hướng Tây xuất hiện một toán khoảng chừng 15 tên, vượt qua chỗ chúng tôi đang núp với những bước chân sải thật dài. Cũng quân phục xanh, nón cối, giầy vải và dép râu lẫn lộn, lưng mang balô có vắt nhánh cây. Tên nào cũng chống một cây gậy nhưng không thấy mang vũ khí hay khiêng vác vật gì cả, khác với toán vừa vượt qua. Toán này tất cả đều sồn sồn khoảng 40-50 tuổi.
Mặc dù tiếng suối chẩy rì rào nhưng tiếng máy chụp hình của tôi cũng nghe rõ mồn một. Tôi quay sang Meadows, mặt nó đỏ ngừ, đang loay hoay với cái máy quay phim bị trở ngại sao đó. Nó nhích dần về phía tôi nói nhỏ: ”Tôi đem máy trở qua bên kia cho thằng Charles coi lại, không hiểu tại sao máy lại tự nhiên không ”run” ?”. Tôi ra dấu cho nó ngầm bảo được rồi và đưa máy chụp hình ra nói nhỏ: ”Đừng lo, còn có cái này.”. Khoảng 10 phút trôi qua, chúng tôi lại thấy một toán nữa xuất hiện. Quân phục cũng giống như toán vừa vượt qua lúc đầu. Cũng khá đông, gần 100 tên. Không biết thuộc đoàn vừa qua rớt lại phía sau, hay chúng chia ra từng nhóm nhỏ để tránh phi cơ quan sát thấy. Đặc biệt nhóm này không có tên dẫn đường. Toán này vượt qua được gần 20 phút rồi mà vẫn không thấy thằng Meadows quay trở qua. Tôi ra dấu cho thằng Dưỡng trở về bờ suối bên kia. Thằng Meadows đang nhăn nhó lắc đầu cho biết máy quay phim của nó không sử dụng được. Tôi nói: ”Tao chụp được nhiều hình lắm rồi”. Trong lúc đó phản lực cơ đang thả bom ầm ầm ở hướng Đông. Tiếng bom nổ như sát bên cạnh chúng tôi. Lúc này đã hơn 12 giờ trưa, mấy thằng nhỏ của tôi chắc cũng có gì bỏ bụng rồi. Tôi ra dấu cho thằng Meadows kiếm gì ăn đi. Nó lắc đầu và đưa bi-đông nước lên làm dấu. Tôi thấy thằng này đi hành quân ăn rất ít, thường thường chỉ một hộp trái cây nhỏ cho cả ngày.
Tôi liếc một vòng thấy mấy thằng nhỏ đang ẩn nấp thật kỹ sau những thân cây to. Tôi, thằng Meadows và Charles bắt đầu hướng dẫn cho FAC đánh chính xác hơn. Giờ phút này, ở con đường mòn phía bên kia bờ suối lại thấy xuất hiện một toán quân khác. Đoàn này trang phục cũng quần áo trận xanh, lưng đeo ba-lô vắt lá ngụy trang. Đặc biệt tất cả đều mang vũ khí cá nhân, phần nhiều là AK-47, không thấy có súng lớn như đoàn đầu tiên. Chúng gần như dồn cục vào nhau, vừa đi vừa chạy. Nhờ tấm pa-nô trải làm dấu phía sau chúng tôi nên FAC thấy vị trí toán rất rõ. Do đó, lần này khu trục đánh bom con đường mòn trước mặt chúng tôi không qúa 50 thước. Nghe tiếng khu trục gầm thét, bọn chúng ngừng lại và đứng tạt ra hai bên đường. Một tràng đại liên từ khu trục bắn cày dài theo mặt đường tới bờ suối bên kia. Bị khu trục bắn thẳng vào đoàn quân nên chúng chạy náo loạn và kêu la ầm ĩ. Vì rừng già nên bên dưới rất trống trải nên thấy có rất nhiều xác chết nằm rải rác trên đường. Một số tạt về phía bờ suối hướng toán chúng tôi đang đứng phục kích. Lần này, khu trục bắn nhiều tràng đại liên dọc theo bờ suối. Lại nhiều tên nằm bên bờ suối bị ngã gục.
Về hướng Bắc cây cối thưa hơn nên chúng tôi quan sát thấy có thêm một toán địch mới xuất hiện. Chúng bị dồn cục lại và nằm phục 2 bên con đường. Thằng Meadows vội giành lấy ống liên hợp trong tay thằng Charles, hướng dẫn FAC đánh mục tiêu hướng Tây Bắc và hướng Bắc. Có lẽ chúng thấy khu trục chỉ bắn con đường mòn và phía bờ suối nên đổ dồn về phía này.
Hết khu trục A1-E rồi phản lực F4-C thay phiên nhau quần thảo phía Bắc con suối, cách chỗ chúng tôi khoảng 50-60 thước. Tiếng bom, tiếng đạn và tiếng la vang từng chập. Tiếng bom đạn vừa ngừng là bọn chúng lại chạy về hướng Đông của đường mòn. Chưa bao giờ tôi thấy khu trục yểm trợ ngoạn mục như vậy. Nhiều tràng đại liên cài dọc theo con suối chỉ cách chúng tôi không qúa 50 thước. Tôi nghĩ chỉ cần một viên đạn ”bụi đời” bỏ đi bậy bạ là toán chúng tôi có người bỏ mạng rồi. Phi cơ đánh từ Đông sang Tây phía trước mặt chúng tôi. Hướng Bắc không nhìn thấy địch nhưng về hướng Tây trên một ngọn đồi thấp có nhiều tảng đá to, tôi thấy địch đang tập trung và ẩn nấp quanh mấy hòn đá lớn lố nhố.
Tôi ra dấu cho Thượs Sĩ Meadows lại gần chỉ cho nó thấy và nói: ”Mày gọi FAC và xin 2 phi xuất Napalm đi”. Nó nói OK và bò lần về phía thằng Charles. Trong lúc đó ở hướng Đông Bắc bỗng có đại liên phòng không 37 ly nổ ”chụp chụp”. Từng cụm khói trắng bung lên mỗi lần phi cơ đảo xuống. Không biết FAC có điều động không nhưng tôi thấy có một khu trục tách ra, lao về hướng có phòng không vừa bắn lên. Sau mấy loạt đạn và 2 tiếng bom nổ, súng phòng không này im luôn. Không biết bị tiêu diệt hay tụi nó sợ không bắn nữa.
Thượng Sĩ Meadows bò lại cho biết sẽ có trực thăng võ trang bay lên yểm trợ. Tôi nói ”Good!”. Vừa nói xong thì tiếng lạch bạch của 4 trực thăng võ trang Cobra cũng vừa lao tới. Hai chiếc bay vòng bên ngoài, hai chiếc kia lao vào phụt rocket và đại liên. Hỏa lực trực thăng cũng mạnh lắm nhưng tụi địch không ngán trực thăng, vì chúng tôi nghe thấy nhiều tràng AK bắn lên phi cơ. FAC có lẽ được trực thăng báo cho biết có hỏa lực bên dưới bắn lên nên nó bay vào vùng mục tiêu và đảo trên đầu chúng tôi. Mấy tên sống sót từ trưa đến giờ nhờ núp bên mấy khe đá, thấy ngọn đồi bên phía chúng tôi đang đứng không bị oanh kích cho nên tôi nghe tiếng la: ”Tất cả tiến sang bên phải”. Hai, ba tên lụp xụp bám thành suối leo lên chạy về hướng ngọn đồi chúng tôi đang bố trí. Hai thằng chạy đầu vừa lên khỏi bờ suối bên này thì ”rẹt rẹt”, thằng Dưỡng nhả 2 loạt súng giảm thanh. Hai tên này gục xuống. Thằng thứ ba vội tụt xuống, lui lại nấp vào hòn đá to giữa suối. Thằng Dưỡng khạc thêm mấy loạt đạn nữa nhưng đạn chỉ chạm vào đá rồi rớt xuống suối nghe bụp bụp. Bỗng tên này la to ”Có Biệt Kích gián điệp, Biệt Kích gián điệp!”. Thằng Sáng lanh lẹ thẩy một trái mini sau lưng tên này. Tiếng nổ của lựu đạn mini hất tung nó lên, phơi nửa người nằm trên phiến đá.
Sau tiếng lựu đạn, tôi nghe có nhiều tiếng la ở hướng Tây ”Có Biệt Kích gián điệp, Biệt Kích gián điệp!”. Tôi ra dấu cho cả toán chuẩn bị. Chúng tôi đã bị địch phát giác rồi. Có thêm mấy bóng theo các thân cây khum khum tiến về phía chúng tôi, bắn mấy loạt đạn AK dò dẫm. Tôi ra hiệu cho Thượng Sĩ Sơn dẫn bán tổ rút trước về hướng Nam. Bán tổ còn lại cũng rút chầm chậm theo. Giờ này ở bờ suối bên này đã có khoảng mười mấy tên bò lên đồi rồi. Thằng Meadows từ sáng tới giờ chắc cũng ngứa tay nên chồm lên nhả nguyên một loạt đạn. Tiếng AK bắn ào ào xả vào chúng tôi lúc chúng tôi vừa yểm trợ cho nhau vừa rút.
Bốn chiếc trực thăng đảo qua đảo lại, bắn đại liên ngăn chặn phía sau chúng tôi. Vỏ đại liên và sắt két đạn rơi lên đầu lên cổ chúng tôi nóng bỏng. Có lẽ tụi trực thăng thấy chóp mũ chúng tôi có dấu hiệu mầu cam nên tụi nó bắn thật chính xác, không sợ lầm vào quân bạn. Mặc dù trực thăng yểm trợ rất mạnh, thế mà tụi nó cũng đuổi theo chúng tôi hơn 500 thước. Lúc này cũng gần 6 giờ chiều. Bây giờ chúng tôi mới bắt đầu thấy đói và khát. Tôi ra dấu cho toán ngừng lại để bố trí ăn cơm. Từ sáng đến giờ, vì qúa mệt và căng thẳng nên tôi chỉ nuốt trôi nửa lon Fruit-Cocktail.
Trong công điện buổi trưa chúng tôi nhận được thì Chiến Đoàn cho lệnh ngày mai chúng tôi phải tìm bãi đáp triệt xuất gấp. Tôi đoán B-52 sẽ ”tapi” vùng này khi chúng tôi triệt xuất ra xong. Sau khi dùng cơm chiều, chúng tôi chờ trời tối hẳn mới di chuyển khỏi nơi này khoảng 200 thước tìm chỗ đóng quân. Khoảng 9 giờ tối, chúng tôi nghe từng tràng tiếng nổ ầm ầm. Mỗi lần sau tiếng nổ là ánh sáng lóe lên, sáng như ban ngày. Thằng Meadows cho biết máy bay C-47 đang ”chụp hình” tụi nó bằng bom! Lần đầu tiên tôi mới nghe như thế. Cuộc chiến này có nhiều điều thật mới lạ. Vì sợ tụi VC theo dõi đột kích trong đêm nên tôi cứ chập chờn không dám ngủ.
Ngày N+5
Buổi sáng báo cáo với FAC xong, chúng tôi cho biết là bãi đáp triệt xuất chưa có. FAC hướng dẫn chúng tôi về phía Tây Nam khoảng 300 thước thấy có một bãi đáp nhỏ, có thể dùng để triệt xuất được. Trong lúc chuẩn bị di chuyển, tôi nhìn về phía Đông Nam khoảng 300 thước thấy hình như có một làn khói nhỏ lơ lửng bay lên. Tôi chỉ cho thằng Meadows, nó nói có lẽ là sương. Buổi sáng nắng lên làm tan phần sương trên ngọn cây nên nhìn thấy có ánh sáng mầu vàng lợt. Nhưng nếu nhìn từ mặt đất trở lên 2-3 thước thì thấy sương mù còn lãng đãng. Quan sát một hồi, thằng Meadows nói có lẽ là khói. Tôi cũng còn chưa quyết định hẳn đây là sương hay khói. Nếu là khói thì có lẽ vì các đám cháy do bom đánh ngày hôm qua tạo ra. Nhưng sau khi quan sát kỹ, tôi thấy làn khói bay lên thẳng như tạo ra bởi một đống lửa nhỏ, giống như khói bếp vậy. Hướng này là hướng con đường mòn chạy bọc theo suối, trải dài về hướng Đông mà các phi tuần phản lực đánh chặn địch ngày hôm qua. Thay vì di chuyển về hướng Tây Nam theo phi cơ quan sát chỉ để tìm bãi đáp, tôi cho toán di chuyển về hướng Đông Nam, tiện việc lấy nước ở suối và quan sát xem đó có phải là khói không?
Chúng tôi thấy cạnh con suối có một căn chòi nhỏ. Kích thước chòi này cũng giống như những căn chòi mà chúng tôi phát hiện có lúa mấy ngày trước. Chòi không có lúa, chỉ còn lại toàn trấu. Vì được cất gần suối nên sàn nhà cao hơn một thước. Chúng tôi tản ra và chuẩn bị ăn sáng. Từ hôm đi đến nay mới nghe thằng Charles mở miệng: ”Nếu được phép ngủ, tôi sẽ nằm dưới chòi này ngủ 3 ngày liền”. Trong toán, nó là thằng phải mang nặng nhất. Ngoài những trang bị như mọi người, nó còn cõng thêm một máy truyền tin PRC-25, một máy ngụy tần số gắn liền với PRC-25 cộng thêm một cục pin trừ bị. Nghe nó nói muốn ngủ, mắt tôi cũng muốn sụp xuống! Tôi tháo ba-lô ra, tròng giây súng vào cổ, bước lên một thân cây to đổ vắt ngang qua suối để ra giữa suối khoát nước rửa mặt. Vừa ngồi xuống, chưa kịp đưa tay khoát nước, nhìn về phía trái khoảng 15-20 thước tôi chợt thấy có móc 3-4 chiếc võng. Có chiếc còn căng poncho làm lều. Tôi đưa tay ra dấu có địch, nhưng ngoái lại chẳng thấy có đứa nào nhìn thấy thủ hiệu của tôi cả. Ai nấy đang chuẩn bị ăn sáng! Tôi vừa thụt lui nhưng mắt vẫn quan sát mấy cái võng, tay vẫn đưa ra sau làm dấu có địch. Chân tôi vừa đặt suống đất thì Thượng Sĩ Sơn cũng vừa ngó thấy thủ hiệu có địch của tôi. Nó chồm tới phát vào vai thằng Dưỡng và thằng Meadows ngồi gần đó, ra dấu có địch. Bây giờ thì cả toán đã được báo động. Tôi cho toán biết là quan sát thấy có 3-4 cái lều võng nhưng không thấy có người. Tôi cho lịnh rất nhanh: Tôi, thằng Dưỡng và thằng Meadows bò qua trước. Thượng Sĩ Sơn, thằng Cầu, thằng Sáng yểm trợ. Phần còn lại bố trí bên này.
Buổi sáng nước lạnh như nước đá, cũng may nước chỉ cao hơn đầu gối một chút thôi. Chúng tôi bò lên khỏi bờ suối khoảng ba thước thì thấy một tên từ võng ngồi dậy. Thằng Dưỡng hốp tốp kêu: ”Đứng dậy – Dơ tay lên!”. Tên này đang lúng túng, có lẽ còn vướng một chân trên võng nên chưa bò xuống được. Tôi và thằng Meadows vọt nhanh tới. Thằng Meadows nắm vai tên này lật té xuống đất. Hai tên khác vụt bỏ chạy. Hai tên này đang ngồi khuất dưới đất nên chúng tôi không thấy. Thật nhanh, thằng Dưỡng đưa nguyên một băng giảm thanh. Một thằng ngã, còn thằng kia chúng tôi thấy nó phóng xuống đất, nhưng khi chạy đến tìm thì không thấy có máu và người đâu cả. Tên kia bị bắn trúng, lãnh cả gần chục viên ở bụng. Tôi quay trở lại chỗ thằng Meadows thì thấy nó đã còng tay tên vừa bắt được bằng còng nylon, miệng dán băng keo xanh.
Bỗng tôi nghe tiếng Thượng Sĩ Sơn hô: ”Đứng lên! Đưa 2 tay lên khỏi đầu”. Thì ra cách chúng tôi khoảng 5-6 thước có một tên khác đang đi cầu. Thấy lộn xộn nó ngồi im tại chỗ, nhưng không ngờ bị Thượng Sĩ Sơn phát giác. Tên này đứng lên, 2 tay đưa lên đầu nên không kéo quần lên được, để ”Bác Hồ” lòng thòng coi tức cười qúa. Thượng Sĩ Sơn bước đến, chĩa súng sau lưng nó nói: ”Cài quần lại!”. Tên này lúng túng kéo quần lên, miệng hỏi: ”Các đồng chí ở đơn vị nào?”. Thằng Cầu nạt: ”Im mồm mày!”. Nó được dẫn lại gần chỗ tôi và thằng Meadows đang đứng. Thấy thằng Meadows to lớn như con gấu, râu ria 5-6 ngày chưa cạo thì nó biết ngay chúng tôi là ai rồi nên không hỏi nữa. Thằng Meadows kéo tay nó xuống, quặt ra sau lưng tròng dây còng vào. Nó dẫy dụa nói: ”Các anh phải đối xử tử tế với tù binh”. Thằng Cầu đá vào đít nó rồi nói: ”Con c… ông nè chứ tử tế. Tụi mày bắt được tụi tao có tử tế không?”. Thằng Meadows trong tay đã cầm sẵn miếng băng keo chụp dán miệng tên đó câm luôn.
Tôi ra dấu rút. Trong lúc Thượng Sĩ Sơn và tụi thằng Dưỡng, thằng Cầu hối hả tháo võng và lều bỏ vào ba-lô tụi nó, nhìn thấy cây AK dựng ở góc cây, tôi chỉ thằng Sáng cho nó cầm luôn. Chúng tôi trở qua chòi họp toán lại rồi bắt đầu rút. Thằng Meadows nói nhỏ với tôi: ”Sir, chờ tôi báo cáo với FAC biết mình đã bắt được 2 tù binh rồi hãy di chuyển”. Trông gương mặt nó vui như được kẹo. Tôi lẩm bẩm trong bụng “Tiên sư anh. Có chiến lợi phẩm anh gọi tôi bằng Sir ngọt sớt.”. Tôi nói OK và tính rất nhanh trong đầu. Nếu di chuyển đến bãi đáp do FAC chỉ lúc ban sáng thì qúa xa. Vướng 2 tên tù binh không di chuyển nhanh được, lỡ chạm địch lại càng thêm rắc rối. Nếu mấy tên này thuộc toán tiền tiêu của đơn vị địch thì tên chạy thoát vừa rồi về sẽ báo cáo, và lúc đó địch sẽ truy kích chúng tôi ngay.
Thằng Meadows đưa ngón tay cái lên làm dấu là đã báo cáo cho FAC xong. Tôi cho nó biết mình phải phá cây làm bãi đáp cho trực thăng xuống. Nó không suy nghĩ nói OK ngay. Tôi quan sát thấy hướng Đông Nam có đám rừng thưa, toàn là cây chồi, không to lắm. Tôi cho lịnh toán tiến về hướng đó. Đi được khoảng 200 thước thì thấy dưới triền đồi hơi thoai thoải, rừng thưa, cây to chỉ bằng bắp vế. Đảo mắt nhanh một vòng, ước lượng chu vi rộng đủ cho một trực thăng đáp xuống được mà cánh quạt phải không chém vào cây, tôi quyết định chọn nơi này làm bãi đáp. Vì là triền đồi nên nước chẩy xuống tạo thành một khe khá sâu như một con suối cạn. Tôi bảo đẩy 2 thằng tù binh xuống dưới đó. Định tọa độ xong, đưa cho thằng Charles gửi lên cho FAC. Một mặt, tôi cho lấy giây chuyền nổ quấn chung quanh các thân cây, định bụng sẽ cho nổ mấy cây này trước vài phút để lấy chỗ cho trực thăng đáp xuống. Nuôi quân 3 năm, xài trong 15 phút. Với tay nghề của thằng James và 2 toán viên của tôi, việc dọn bãi trực thăng bằng chất nổ là 1 trong 15 bài dễ nhất của khóa “”Mìn bẫy & Phá hoại”. FAC cho biết trực thăng đã cất cánh. Nhìn đồng hồ, tôi tính phải 40 phút nữa trực thăng mới tới.
Đi một vòng thấy mấy thằng nhỏ bố trí và cảnh giác cao nên tôi ngoắc thằng Meadows lại chỗ con mương, nơi Thượng Sĩ Sơn đang giữ 2 tù binh. Tôi ra hiệu cho Thượng Sĩ Sơn lên, tôi và thằng Meadows nhẩy xuống. Tôi phải khai thác tụi này vài câu mới được. Nhỡ khi bị địch truy kích, chắc chắn là phải thanh toán 2 tên này. Biết được vài tin tức, ít ra cũng được một vài tin để báo cáo. Trong 2 tên thì tên lớn tuổi bị bắt lúc đi cầu đang dãy dụa như muốn tháo dây còng, miệng cứ ú ớ hoài. Thượng Sĩ Sơn nói: ”Nó đi cầu chưa chùi nên thúi hoắc à”. Meadows ngó tôi hỏi Sơn nói gì? Tôi nói “Nó bảo kỳ này về mày sẽ được lên lon”. Thằng Meadows cười, biết là tôi nói đùa với nó.
Tôi gỡ băng keo khỏi miệng 2 tên tù binh rồi nói: ”Các anh hãy ngoan ngoãn, đừng có chống cự gì cả. Bắt buộc vì an toàn, chúng tôi mới phải còng các anh lại thôi”. Tôi nhìn tên lớn tuổi nói tiếp: ”Loại còng này anh tuột không thoát được đâu. Càng dãy dụa, răng cưa càng xiết chặt. Bây giờ tôi muốn mở ra cũng không được, vì răng cưa vào thì xuôi, còn tháo ra thì ngược. Đợi về đến nhà có kềm tôi sẽ cắt ra”. Tôi chỉ vào tên nhỏ tuổi nói: “Ngoan ngoãn như thế này có phải tốt không?”. Tôi hỏi bọn nó có muốn uống nước không? Chỉ có tên nhỏ gật đầu. Tôi lấy bi-đông cầm cho nó uống. Hỏi có muốn hút thuốc không? Tên nhỏ gật đầu. Tôi ra dấu xin Thương Sĩ Sơn điếu thuốc. Thượng Sĩ Sơn đưa cho tôi một nửa điếu thuốc Pall-Mall. Tôi mồi lửa rồi cầm cho tên tù binh nhỏ tuổi hút. Tôi hỏi nó: ”Thuốc lá của Đế Quốc Mỹ đó, có ngon không?”. Nó gật đầu.
Tôi bắt đầu hỏi tên tuổi và đơn vị tên nhỏ trước. Nó cho biết tên là Nguyễn Tiến Hùng, 19 tuổi, quê ở Phú Thọ, thuộc đoàn Khánh Hòa 13. Từ ngày khởi hành xâm nhập vào Nam, tính đến ngày hôm nay bị bắt đúng 2 tháng. Nó cũng cho biết ngày hôm qua, đoàn của nó bị phi cơ oanh kích, thiệt hại rất nặng. Nó vàmột nhóm chạy toán loạn nên đã thất lạc đơn vị. Nó cũng nói thêm là đoàn của chúng nó bị thiệt hại nặng vì có Biệt Kích gián điệp chỉ điểm. Nó cho biết đoàn của nó là đơn vị vào Nam để bổ sung thôi. Lúc ra đi quân số là 300. Gần 100 tên rơi rớt lại tại các binh trạm, bị phù thủng, sốt rét, kiết lỵ và ”B quay”. B quay là đào ngũ, bỏ trốn về lại miền Bắc. Tôi mở ba-lô của nó ra xem thì thấy ngoài tấm bạt nylon còn có võng, một bộ đồ xanh ô-liu, một chăn mỏng mầu vàng, một mặt nạ phòng hơi độc, hai thỏi lương khô, một chén nhôm xanh, tất cả đều có dấu sản xuất tại Trung Cộng. Đặc biệt trong ba-lô có một tờ giấy thuộc loại nylon, không thấm nước, không bị mục và không bị mối ăn. Đấy là một loại truyền đơn mà chúng tôi thường bắt gặp, rải rất nhiều trong rừng. Trong đó có một bài thơ lục-bát, nội dung nói đại ý là người con vào Nam ngồi nhớ mẹ nơi đất Bắc, không biết số phận của mình và của mẹ già ra sao? Bài thơ được in chồng lên hình người lính Bắc Việt đang ngồi ôm súng gục đầu. Có lẽ truyền đơn này của một cơ quan tuyên truyền Hoa Kỳ, vì bài thơ có nhiều chữ không bỏ dấu. Nếu thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thì chắc chắn không có khuyết điểm này.
Tên lớn tuổi quê ở Thái Bình, 24 tuổi, tên Lê Văn Thành. Tôi hỏi: ”Các anh nói thất lạc đơn vị sao không đi tìm mà còn đóng quân ở đây?”. Nó nói phải chờ xem có còn bị phi cơ oanh kích nữa không, rồi mới tìm đường trở về binh trạm hôm trước chờ giải quyết, vì nếu không có giao liên thì không biết đường tới binh trạm sắp đến. Tôi xếp sổ tay lại, thấy hỏi như vậy cũng đủ rồi. Tôi không có đủ thời giờ, vả lại nên dành cho Ban Thẩm Vấn Tù Binh vì họ có kỹ thuật và kinh nghiệm nhiều hơn. Nhìn đồng hồ thấy còn gần 5 phút nữa trực thăng mới tới, tôi hỏi vớt tên Hùng thêm một câu: ”Ngoài Bắc anh có thấy cố vấn Nga không?”. Nó lắc đầu và cho biết: “Nghe nói các cố vấn người Nga chỉ ở các đội tên lửa mà thôi”. Tôi quay sang thằng Meadows nói tóm tắt cho nó biết. Thôi đủ rồi. Quăng ba-lô của 2 thằng tù binh lên trước, tôi và thằng Meadows leo lên sau rồi đưa tay kéo 2 đứa chúng nó ra khỏi rãnh nước.
Tiếng trực thăng H-34 nghe phành phạch từ xa. FAC đảo thật thấp trên đầu chúng tôi. Trực thăng võ trang cũng vừa tới, tuôn đại liên và rocket chung quanh bãi đáp. Thằng James và tụi thằng Cầu, thằng Sáng nhào ra tới các thân cây đã quấn giây chuyền nổ sẵn để giựt kíp nổ. “Ầm – Ầm – Ầm”. Năm sáu cây ào ào ngã xuống. Theo tiêu lệnh, 2 tù binh và bán tổ của toán lên trực thăng đầu tiên. Nhóm của tôi và thằng Meadows luôn luôn xuống trực thăng trước và lên trực thăng sau cùng. Thằng Nghĩa đáp xuống, thò đầu ra cửa sổ đưa tay vẫy tôi và đưa một ngón tay cái lên. Tôi cười và vẫy tay ra dấu đáp lại. Cây cối ngã ngổn ngang nhưng nó đáp xuống cũng đẹp lắm. Bánh xe trực thăng đặt gần chạm đất, do đó tụi tôi đỡ 2 tù binh bị trói tay bước lên bậc thang trực thăng cũng dễ. Trực thăng của thằng Nghĩa vừa kéo lên khỏi ngọn cây thì chiếc kia của thằng Hiếu cũng đáp xuống liền trong tích tắc.
Ngồi trên trực thăng bay về Dakto tôi nghĩ thầm: ”Khi giải trình hành quân, tôi sẽ cho biết địch bị phi cơ oanh kích chết hai, ba trăm tên. Không biết mọi người có tin không?”. Ôi mà cần gì? Hai tên tù binh này sẽ trả lời thay tôi. Tôi liên tưởng tới Đoàn Khánh Hòa 13 gần như bị tiêu diệt hết. Con số 13 đúng là xúi quẩy. Mặc dù tiếng cánh quạt trực thăng và tiếng gió thổi ào ào nhưng thằng Meadows ngồi ở cuối trực thăng cũng cố gào to:
-o- Tối nay 7 giờ, tôi chờ Sir ở Câu Lạc Bộ nghe?
-o- Tôi đáp: “OK”.
Lê Minh
Subscribe to:
Posts (Atom)