Đoàn 1/Sở Liên Lạc… Những Ngày Cuối.
(Đây chỉ là một mẩu truyên ký. Vì thời gian khá lâu (sau 36 năm), có thể theo sự “nhớ” không được chính xác. Nếu có gì sơ xuất, xin lượng thứ.) Sau khi đi họp ở Quân đoàn 3 (QĐ3)
(Đây chỉ là một mẩu truyên ký. Vì thời gian khá lâu (sau 36 năm), có thể theo sự “nhớ” không được chính xác. Nếu có gì sơ xuất, xin lượng thứ.) Sau khi đi họp ở Quân đoàn 3 (QĐ3)
(ngày 5/4/1975) trở về, thiếu tá Tống Hồ Huấn (Chỉ huy trưởng Đ1/SLL) triệu tập một cuộc họp khẩn cấp, giới hạn chỉ một số các sĩ quan trưởng Ban và Liên toán thám sát để truyền lệnh: Phối họp hành quân tại giới tuyến Phan Rang (Ninh Thuận). Mục đích: tìm hiểu tin tức, ngăn chặn địch quân trên đà tiến chiếm miền Nam.
Đoàn 1/SLL có một ngày chuẩn bị, và toàn bộ sẽ lên đường vào ngày mốt
(7/4/1975).
Như vậy là đã rõ. Một cuộc họp hành quân (chỉ trong vòng một giờ) đã nói lên khá đủ và biết những gì một đơn vị “Lôi Hổ” cần làm. Đoàn 1 thuộc Sở Liên lạc, trực thuộc Nha Kỹ Thuật/ Bộ Tổng Tham Mưu /QLVNCH là một trong ba đơn vị gọi là “xung kích” đảm trách hành quân thám sát vùng giới tuyến quân khu 1, vùng biên giới Việt Lào. Nói chung là nơi vùng địa đầu từ trên một thập niên qua, vì nhu cầu chiến trường. Và kể từ năm 1972 (sau khi quân Mỹ đã rút đi), Đoàn 1/ SLL được điều động vào Nam, hoạt động trên địa bàn vùng 3 Chiến thuật. Hành quân tăng phái cho các đơn vị thuộc các sư đoàn và tiểu khu trực thuộc quân khu 3, Đoàn 1/SLL như một kẻ “làm dâu trăm họ”. Nơi nào cần là có… đến. Chỉ chưa đầy ba năm (1972 – 1975), những bước chân “Lôi Hổ” Đoàn 1 hầu như “nhẩm dấu” trên mọi trân địa, khắp vùng. Từ những bước chân dẫm mòn sỏi đá (vùng 1), bây giờ dấn thân vào vùng sông nước bùn lầy: Đồng tháp, Đức hòa, Nhơn trạch, Rừng Sát v.v… Chiến tích cũng nhiều và thương tổn cũng không ít. Những con “hổ” về đồng bằng vẫn chẳng chồn chân. Và bây giờ, trước vận mạng tồn vong của đất nước, Đoàn 1/SLL đang tham dự một cuộc hành quân đi vào lịch sử - giữ vững chiến tuyến Phan Rang.
Từ mấy ngày qua, trước sự vi phạm Hiệp Định Paris, trước sự xâm nhập ồ ạt của Cộng quân sau khi VNCH rút bỏ quân khu 1 và 2, và đồng thời trước sự phủi tay phó mặt của đồng minh Hoa kỳ, toàn thể quân dân và chính phủ VNCH cần có giải pháp là phải giữ vững miền Nam VN. Và vì thế: Phan Rang được chọn là chiến tuyến để ngăn chận địch quân.
Tư lệnh mặt trận là trung tướng Nguyễn vĩnh Nghi, một vị tướng trước đây từng là tư lệnh quân đoàn 4, QK4. Phụ tá là chuẩn tướng Sang (tư lệnh sư đoàn 6 không quân). Điạ điểm là căn cứ phi trường Phan Rang. Các lực lượng phối họp thì gồm:
một liên đoàn biệt động quân (có 3 tiểu đoàn) một lữ đoàn nhãy dù (lữ đoàn 3 từ vùng 1 về, có 3 tiểu đoàn: 5, 7 và 11?), hai trung đoàn bộ binh (thuộc sư đoàn 2 và 22?), hai đơn vị từ hai SĐ của vùng 1 tan rả vừa được phối trí lại. Một phi đoàn thuộc SĐ6/KQ với các phi cơ còn lại: khoảng 20 chiếc A37. Một phi đội trực thăng UH1… cùng trinh sát cơ O.1. Đoàn 1/SLL. Và lực lượng Địa phương quân tỉnh Ninh thuận. Tương quan lực lượng giữa địch và ta (có thể nói) là không cân sức. Vì theo tin tình báo thì địch hiện hữu chung quanh có ba sư đoàn và đang ráo riết hai sư đoàn nữa (có tăng và pháo) ngày đêm trên đường tiến quân xâm nhập. Cũng không phải ta ít lực lượng - dư thừa là đằng khác, theo lời của tư lệnh mặt trận (tướng Nghi). Nhưng mà lực lượng của ta trên đường “rút lui chiến thuật” từ quân khu 1 và 2… tan loảng, rời rạt, chưa phối họp, phối trí kịp thời để bổ sung quân. Một thời gian ngắn sẽ có lực lượng tăng viện thêm nữa, nhất là chiến xa và pháo binh..
Đoàn 1/SLL trước được phối trí một ban tham mưu với các ban ngành trực thuộc. Hai bộ chỉ huy chiến thuật (căn cứ xuất phát thả toán xâm nhập), 12 Toán thám sát chia thành hai Liên toán (mỗi LT có 6 Toán). Tuy nhiên, hiện tại chưa đủ số, phải tạm thời sát nhập làm một Liên toán gồm 8 toán (mỗi toán từ 8 – 10 người). Và hiện tại theo hành quân là 6 toán. Một số đang đảm trách phòng thủ hậu cứ
(căn cứ Củ chi) và một số biệt phái cho bộ chỉ huy Sở Liên lạc Tám mươi con người lính các cấp (từ thiếu tá trở xuống) là lực lượng tham dự hành quân (tính ra chưa bằng một đại đội?) được trang bị gọn nhẹ gấp rút lên đường xâm nhập vùng “sa mạc”. Đất địa của Phan Rang vào tháng 4 là mùa khô nắng cháy. Cả một vùng đa số là cát, cát loang lổ, lẫn khuất một số đồi thưa, rừng cây thấp dọc phía trên quốc lộ. Và trãi dài ra phía biển là vườn cây thưa, một ít ruộng rẫy. Nhà cửa đông đúc với những xóm làng làm nghề cá. Phố thị Phan Rang, một thành phố đang chạy loạn. Đa số dân đều đã bỏ đi. Còn lại một số ít những đơn vị hành chánh, cảnh sát và quân đội địa phương.“Ốc đảo”để làm vị trí đóng quân cho “mặt trận” là khu doanh trại của sư đoàn 6 không quân đã di chuyển đi gần hết. Khu gia binh, phòng ốc trốn trơn. Còn lại một ít đồ đạc cồng kềnh cùng bộ phận an ninh canh giữ. Cả bộ phận trang thiết bị lẫn máy bay của cả cấp sư đoàn KQ đã được lệnh di tản từ mấy ngày trước. Di tản theo lệnh bỏ ngỏ QĐ2 cùng các tỉnh thành ven biển. Tất cả hướng về giữ vững lãnh thổ của phía Nam (quân khu 3 và 4).
Một số tàu hải quân đang neo đậu nghoài khơi, cũng là chờ tiếp rước cả quân và dân từ ngoài chen chúc tràn vào. Một cuộc di tản, một cuộc tháo chạy. Vậy mà, chúng tôi, những đơn vị trong Nam lại được lệnh đi ra án ngử để chiến đấu, ngăn chặn địch. Lực lượng tổng thể (tính chung) chưa tới 2 sư đoàn. Không có đơn vị pháo binh cũng như xe tăng, thiết giáp? Lệnh bảo là: sẽ được cấp tốc viện binh
sau. So lực lượng địch, ta thì đây là một trận chiến không cân sức
Th ật sự thì lúc này không phải ta thiếu lực lượng. Có nhều là đàng khác. Nhưng mà trong tình thế tan loảng, rời rạc. Các đại đơn vị tinh nhuệ như nhãy dù, TQLC, BĐQ từ vùng 1 và 2 rút về chỉ nằm chờ. Một cuộc lui quân tháo chạy, thiếu đồng bộ, thiếu trật tự, thiếu chỉ huy. Quân với dân lẫn lộn như nước tràn bờ thì làm sao mà chỉ huy, mà bố trí. Tất cả hướng dồn về phía nam, chủ yêu bằng đường
duyên hải. Phối trí cho một tuyến phòng thủ cấp bách như vậy đã là một nổ lực lớn. Trung tướng Nguyễn văn Toàn là một “danh tướng” của tổng thống Thiệu, đã “tiếng tăm” một thời khi là lãnh chúa cao nguyên, nay là tư lệnh QĐ3/QK3. Trong buổi họp hành quân đã tuyên bố rất khích lệ: Tất cả anh em sau trận này đều được lên một cấp (theo lời CHT Đoàn 1/SLL Tống hồ Huấn nói lại). Thôi thì, quân lệnh như núi! Cứ chiến đấu. cứ chống giặc, cứ gìn giữ đất nước quê hương. Và cứ chấp nhận mọi hy sinh… Ngày hôm sau, Đoàn 1 cho 4 toán xâm nhập. Mục tiêu là vùng rừng núi từ phía trong quốc lộ. Nhiệm vụ thám sát địch tình. Các phi vụ thả toán khá chuẩn xác, hoàn hảo với trực thăng UH1…, trinh sát O.1 và khu trục A37. Toàn là phi công VN. Việt Nam đâu kém gì Mỹ. Có phần gan dạ, liều lĩnh, chịu chơi hơn. Phòng không địch dầy đặc, các anh vẫn lạn, vẫn lách. Len lỏi theo các hẻm núi, khe đèo như chạy “tác ráng” trên kênh rạch miền Tây. Địch vừa phát hiện là “cái vù” mất hút, trở tay và bắn không kịp.Đây là kinh nghiệm thả toán rất đặc biệt của không quân VN lẫn Mỹ. Phải gan dạ.
Trước phòng không dày đặc, nếu bay cao là dễ nằm trong tầm ngắm. Các pilot cứ chúi lủi bay sát, sát dưới ngọn núi, dưới tàng cây. Len lỏi theo các khe thung lủng mà bay. Bay có khi cành lá chạm vào mình rào rào. Vậy mà an toàn. Tiếng động cơ gầm rú khắp vùng, địch không biết đâu mà xác định. Ngoài ra, khu trục cứ theo điểm chỉ mà đánh. Địch phải hú vía, kinh hồn.Địch, ta. Ta, địch… Cứ thế mà quần thảo, cứ thế mà băn giết. Và cũng cứ thế mà… chết. Cái chết nhanh gọn, dễ dàng. hầu như không còn ai biết sợ là gì. Quả là tội nghiệp Quả khủng khiếp. Bắn, oanh tạc, oanh kích… cho đã, hết đạn, bay về. Về rồi lại tiếp tục cất cánh bay lên tìm mục tiêu bắn tiếp. Các toán vẫn tiếp tục len lỏi từng nhóm nhỏ vào rừng tìm kiếm, bám sát, báo cáo. Tin tức rất nóng, rất xác thực. Và cũng rất dồi dào. Toàn là phát hiện, khám phá mới từng cơ sở địch. Trước đây, thường là xâm nhập hành quân tìm địch, thỉnh thoảnh mới phát hiện. Và mỗi khi phát giác một vài xe vận tải trong rừng là rất mừng để báo cáo. Bây giờ, trước mắt, từng tốp, từng tốp 2-3 chiếc motolova ngụy trang cành lá chạy tung khói bụi mịt mù. Báo cáo A37 đến lạn một vòng oanh kích là mấy chú lách vào trong. Mất dấu. Khu trục ta bắn phá ít phát, bỏ đi thì chổ khác lại xuất hiện. Cứ thế mà quần thảo, mà oanh kích, mà hứng đạn phòng không. Địch vẫn cứ ẩn, cứ hiện. Cứ vờn nhau như trò cút bắt…Qua gần một tuần lễ nơi chiến trường “cút bắt”. Đạn nổ, bom rơi, người chết. Chết cả đôi bên. Tình hình vẫn không suy giảm. Địch vẫn cứ di chuyển, cứ xâm nhập. Khắp nẻo, khắp nơi. Tuyến phòng thủ Phan rang trong phạm vi quá hẹp, co
cụm. Lực lượng thưa dần. Tình hình đang báo hiệu sẽ có một đợt tấn công qui mô. Quyết nhổ cái “gai” chướng ngại. Tiếp tục đến ngày 13-14/4/75, địch bắt đầu pháo vào “vị trí phòng thủ”. Bố trí phòng thủ theo như tôi được biết là: § Vòng ngoài cùng (mặt bắc) là 2 trung đoàn BB (chưa đủ số) thuộc SĐ2 & 22 (tan rả vừa tái phối trí lại). Tiếp cận là một liên đoàn BĐQ., chỉ còn khoảng 2TĐ.§ Vòng kế: một lữ đoàn dù (lữ đoàn 3?). Chỉ còn 2 tiểu đoàn, một TĐ đã được lệnh tăng phái rút về mặt trận phía Nam (Xuân Lộc?).. § Vòng trong cùng là: Đoàn 1/SLL, cùng với bộ chỉ huy hành quân tiền phương QĐ3. § Một số mấy chục khu trục cơ A37, trực thăng UH1… và trinh sát O.1 Một lực lượng từng ấy đang ngạo nghễ đối đầu với mấy sư đoàn địch? Phải biết chiên đấu và hy sinh với sự kiên cường, gan dạ và liều lĩnh?
Ngày 15/4, triệt xuất 2 toán và xâm nhập 2 toán. Lúc nào cũng có 4 toán trong rừng. Cũng may, bao lần chạm địch, ta chỉ bị thương. Tổn thất không đáng kể. Một ngày như mọi ngày, cứ trang bị áo giáp, súng đạn, và lên slick (trực thăng) “đi dạo” khắp vùng và liên lạc, quan sát tình thế trận địa. Thiếu tá Huấn, một con người nhỏ thó, xuất thân là võ bị Đà lạt, vừa mới thay thiếu tá Nguyễn văn Thụ lên làm CHT/Đ1. Ông luôn tỏ ra năng nổ, liều lĩnh, gan dạ. Chiếc slick chở ông vừa bị trúng 2 lổ - chuyện nhỏ! - vẫn cứ tiếp tục bay. Thương cho pilot VN mình chịu chơi hết mực. Tiếp tục theo mấy “thằng em…” cả ngày không biết mệt.Hôm nay, địch khá liều lĩnh. Từng tốp motolova cứ ẩn, cứ hiện, cứ tung bụi mù
dưới những pha nhào lộn của A37. Chả thắm tháp gì đối với bọn chúng. Đường chúng, chúng cứ đi, những con “thiêu thân” liều mạng. Tình hình thật sự sôi động. Buổi tối, sau giờ ăn muộn, th/t Huấn. đ/u Đặng bá Lộc, tr/u Nguyễn đình Tảo, và tôi đồng nhận xét: Địch sắp tấn công?
-Làm thế nào bây giờ?
-Không cách nào hơn! Lực lượng mình chỉ có thế! 10 giờ đêm, địch bắt đầu pháo. Một số đạn 122 ly rơi vào vòng đai phi trường. Bên ngoài, hướng BB và BĐQ đang có pháo và có nổ súng. Báo động toàn thể. Cũng chỉ tìm nơi ẩn nấp và tránh pháo. Rồi cứ thế, pháo có lúc dồn dập, có lúc rời
rạc, có lúc ngưng, vẫn liên tục suốt đêm. Rạng sáng ngày 16/4, vẫn không dứt pháo. Địch đã thật sự tấn công. Vòng ngoài BĐQ quân và BB chống trả. Sau một thời gian thất thủ. Vòng đai 2, gặp nhãy dù.
Chống trả quyết liệt. Địch thiệt hại nặng, nhưng vẫn cứ tiến. A37 không biết cất cánh tự lúc nào, không còn chiếc nào ở phi đạo và cũng không nghe thấy gầm rú can thiệp? Một cuộc rút chạy để bảo toàn lưc lượng chăng? Có lệnh chưa? Và từ đâu? Thật sự, vẫn chưa rõ được gì. Th/t Tống hồ Huấn, CHT Đoàn đang trên TTHQ/QĐ. Anh em Đoàn 1 cũng trang bị sẵn sàng, lo tránh pháo và phòng thủ…Nhãy dù, một tiểu đoàn đã rút. Một tiểu đoàn còn lại,TĐ5 dù cố gắng bảo vệ vòng đai hẹp BCH/QĐ3. 9 giờ sáng, đặc công địch đã vào vòng đai phi trường. Pháo vẫn không dứt. Bây giờ có cả SKZ 75 ly không giật bắn thẳng dọc các phi đạo. Tình thế thật nguy nan. Lực lượng phòng thủ đã bị chọc thủng. Chỉ còn vòng đai dù. Hai tiểu đoàn dù, bây giờ chỉ còn có 1. Tình hình địch không ước tính được. Lúc này, tôi cùng anh em đoàn 1, súng đạn sẵn cũng chỉ ở tư thế lo lẫn tránh pháo và tự phòng thủ phạm vi Đoàn (đóng sát cạnh BCH/QĐ3). Trung tướng Nghi cố liên lạc tướng Toàn báo cáo tình hình và xin cứu viện. Bằng trực thăng vận? Bằng nhãy và thả dù xuống? Phi cơ không thể đáp xuống phi đạo? Hỏi và đáp…Yêu cầu không đáp ứng được, vì không có quân và phương tiện. Như vậy là phải tự lực? Địch đã đến sát vòng đai phi trường, không có gì ngăn cản. Toàn bộ trực thăng đã cất cánh và đi hết. Cả A37 và L19. Đi để thoát. Hai chiếc UH1… chong chóng quay tít đang chờ sẵn cạnh BCH/QĐ. Có lẽ đợi bốc 2 ông tướng?
Không cách nào ngăn chặn, chống trả địch. Tất cả anh em được lệnh cũng như chưa được lệnh, đều sẵn sàng… “tẩu”. Tôi, Đ/u Lộc. Tr/u Tảo vừa băng qua phi đạo L19 thì một quả đạn SKZ 57ly bay vèo và nổ tung phía hành lang trước mặt. Địch đã thật sự tấn công vào hẳn phi trường. Nhãy dù vừa chống trả, vừa rút – rút chạy ra ngoài. Tất cả là tháo chạy. Hai slick (UH1…) vẫn còn quay chong chóng…đang
chờ. Tình thế quá cấp bách, rối loạn. Không còn ai chỉ huy ai và nhận lệnh ở ai?
Th/tá T ống hồ Huấn cùng một số anh em rút đi một phía. Giã từ BCH tiền phương quân đoàn. Một số anh em toán, cũng như ban ngành tự kết họp từng nhóm nhỏ tìm lối thoát. Liên lạc với các toán trong rừng để truyền lệnh: căn cứ phi trường thất thủ, toán tự động tìm đường ra - hướng biển và hướng Nam…OK! Tôi, Đ/u Lộc, Tr/u Tảo, TS1 Tuy (Tuy mập, P4/BCH Sở) làm một nhóm và tìm đi một hướng. Băng qua vườn rẫy, nhà dân mong tìm sinh lộ. An toàn nhất là nên hướng vào rừng, dễ lánh tránh địch. Tháp tùng có th/tá Tiếng (Tiếng râu, trước là Trưởng P3/SLL, nay về phục vụ QĐ3) cùng một một số “bộ hạ nha trảo” (khoảng 18-20 người). Th/t Tiếng rất tin tưởng vào Lôi Hổ trong việc thoát hiểm, một ựm muốn nhập bọn chúng tôi. Anh em mình, cùng sống cùng chết, cố hổ trợ nhau cùng vượt thoát. Một lần dừng nghĩ mệt tại một đồi nhỏ, năm bàn tay nắm chồng lên nhau, thốt lời hứa hẹn. Thật sự thì tình thế không cho phép di chuyển cả một đoàn (trên 20 người) mà phần đông là lính kiểng, tà lọt của BCH/QĐ mang theo cồng kềnh mọi thứ. Tôi bàn với Th/tá Tiếng: Anh em tôi hết lòng cưu mang đùm bọc Th/tá (vì cùng Lôi Hổ với nhau). Tuy nhiên, Th/tá có thể cùng đi với một, hoặc cùng lắm là vài ba người thân thiết đáng tin cậy. Nếu đi “cả đám” thế này thì khó mà vượt thoát. Th/tá Tiếng dùng dằn, bỏ mấy “thằng em” thì không nở. Thật là cao đẹp cho tình “chiế n hữu”, “huynh đệ chi binh”. Bọn tôi đành phải… chia tay. Bây giờ, không biết Th/tá Tiếng còn hay mất, và ở nơi đâu? Nếu còn, có dịp đọc mấy dòng này để nhớ lại chuyện xưa. Và kính thăm Th/tá. Thân phận người lính chiến
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
Một đoàn quân tẩu thoát, tung ra đi khắp vườn tược, núi rừng, qua cá đám rẫy, làng mạc. Từng nhóm, từng chòm ô hợp, vô hàng ngũ. Súng vẫn trên tay, đạn dược, ba lô đầy đủ. Vất bỏ những gì chứ súng đạn và trang bị cần thiết cá nhân thì không bỏ. Địch quân, VC cũng đi, đi từng nhóm, từng tốp, và đôi lẻ tẻ vài tên du kích với vủ khí thô sơ – súng trường bá đò, lựu đạn chài - Vậy mà, một phát súng nổ, ta vẫn sợ. Lẫn trốn và tránh. Nghịch lý làm sao! Cũng vì ta bỏ chạy, ta không thể chiến đấu. Chiến đấu để làm gì? Để bị bắt và để chết? Chết lảng nhách.
M ấy vị tướng cũng thế. Sau này, nghe nói trung tướng Nguyễn vĩnh Nghi, chuẩn tướng Sang tẩu thoát bằng đường bộ, bị bắt ngoài cổng phi trường? Còn đâu là vẻ hiên ngang? Còn đâu là dáng oai hùng? Thật sự, nếu quần thảo, chống trả với địch: ta có thể một chọi 3, chọi 5. Một toán BK Lôi hổ (6 tên)
cũng đã từng chống trả hằng đại đội địch bao vây truy đuổi. Ta vẫn thoát và ta vẫn thắng. Vậy mà bây giờ, vài tên du kích với “oảnh tầm sào” (súng trường), ta vẫn né tránh và bỏ chạy. Cũng đáng ca ngợi cho TĐ5 nhãy dù, rút lui cùng chung đơn vị, vừa đánh vừa chạy. Địch cũng phải chùng. Duy chỉ nhãy dù, còn hầu hết là… trốn chạy. Bầu trời không gợn chút mây. Tầng xanh thăm thẳm. Đi suốt ngày, suốt buổi không thấy bóng dáng phi cơ ta. Họa hoằn lắm mới có một trinh sát O.1 bay cao ngút trời xanh như cánh diều biểu diển.
Nghe nói lệnh yêu cầu từ tướng Toàn cho đổ quân phi trường Phan thiết, để từ Phan thiết “đổ bộ” ra. Cũng không thực hiện được. Địch quân hầu như đầy dẫy và tuông đổ vào Nam như suối. Quân ta nếu xuống Phan thiết cũng chỉ sa thêm một vũng lầy.. Thế là “tự di tản”. Hướng về biển, rất khó, vì địch có mặt hầu như dọc theo quốc lộ1. Chỉ còn cách là băng sâu vào rừng để hướng về Nam. Trên rừng lại yên ổn. Tụi tôi (4 đứa) băng rừng suốt lộ trình từ Phan rang vào Tuy phong (Phan thiết) vẫn không gặp địch. Địch đã xuống dưới (vùng QL1 và ven biển). Phía trên rừng hầu như chúng đã rút hết. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài điểm giao liên còn dấu mới, vừa rút đi. Còn một ít thức ăn (mì và bắp), nhưng người không thấy. Cứ thế mà tụi tôi, ngày đi đêm nghỉ, băng rừng lội suối hướng về trong Nam. Cũng không một mải mai hy vọng nào chờ tiếp cứu hoặc liên lạc bốc ra. Các toán kẹt trong rừng, sau này gặp nhau được biết cũng thế. An toàn vẫn ở phía trên rừng. Nhiều đêm, anh em bàn: mình xuống phía biển tìm ghe đi vào. Chỉ có biển mới về được. Lọ mọ thử thời vận, mò ra biển. Dưới ánh sao trời, vừa ra gần quốc lộ là phát hiện địch cùng khắp. Đám Bắc kỳ con nhí nhố, nói rặt giọng “cá rô cây” đồng chí…đồng chí. Vậy là bỏ ý định ra biển, rút sâu vào trong tìm bạn thú rừng.
Đoàn 1/SLL có một ngày chuẩn bị, và toàn bộ sẽ lên đường vào ngày mốt
(7/4/1975).
Như vậy là đã rõ. Một cuộc họp hành quân (chỉ trong vòng một giờ) đã nói lên khá đủ và biết những gì một đơn vị “Lôi Hổ” cần làm. Đoàn 1 thuộc Sở Liên lạc, trực thuộc Nha Kỹ Thuật/ Bộ Tổng Tham Mưu /QLVNCH là một trong ba đơn vị gọi là “xung kích” đảm trách hành quân thám sát vùng giới tuyến quân khu 1, vùng biên giới Việt Lào. Nói chung là nơi vùng địa đầu từ trên một thập niên qua, vì nhu cầu chiến trường. Và kể từ năm 1972 (sau khi quân Mỹ đã rút đi), Đoàn 1/ SLL được điều động vào Nam, hoạt động trên địa bàn vùng 3 Chiến thuật. Hành quân tăng phái cho các đơn vị thuộc các sư đoàn và tiểu khu trực thuộc quân khu 3, Đoàn 1/SLL như một kẻ “làm dâu trăm họ”. Nơi nào cần là có… đến. Chỉ chưa đầy ba năm (1972 – 1975), những bước chân “Lôi Hổ” Đoàn 1 hầu như “nhẩm dấu” trên mọi trân địa, khắp vùng. Từ những bước chân dẫm mòn sỏi đá (vùng 1), bây giờ dấn thân vào vùng sông nước bùn lầy: Đồng tháp, Đức hòa, Nhơn trạch, Rừng Sát v.v… Chiến tích cũng nhiều và thương tổn cũng không ít. Những con “hổ” về đồng bằng vẫn chẳng chồn chân. Và bây giờ, trước vận mạng tồn vong của đất nước, Đoàn 1/SLL đang tham dự một cuộc hành quân đi vào lịch sử - giữ vững chiến tuyến Phan Rang.
Từ mấy ngày qua, trước sự vi phạm Hiệp Định Paris, trước sự xâm nhập ồ ạt của Cộng quân sau khi VNCH rút bỏ quân khu 1 và 2, và đồng thời trước sự phủi tay phó mặt của đồng minh Hoa kỳ, toàn thể quân dân và chính phủ VNCH cần có giải pháp là phải giữ vững miền Nam VN. Và vì thế: Phan Rang được chọn là chiến tuyến để ngăn chận địch quân.
Tư lệnh mặt trận là trung tướng Nguyễn vĩnh Nghi, một vị tướng trước đây từng là tư lệnh quân đoàn 4, QK4. Phụ tá là chuẩn tướng Sang (tư lệnh sư đoàn 6 không quân). Điạ điểm là căn cứ phi trường Phan Rang. Các lực lượng phối họp thì gồm:
một liên đoàn biệt động quân (có 3 tiểu đoàn) một lữ đoàn nhãy dù (lữ đoàn 3 từ vùng 1 về, có 3 tiểu đoàn: 5, 7 và 11?), hai trung đoàn bộ binh (thuộc sư đoàn 2 và 22?), hai đơn vị từ hai SĐ của vùng 1 tan rả vừa được phối trí lại. Một phi đoàn thuộc SĐ6/KQ với các phi cơ còn lại: khoảng 20 chiếc A37. Một phi đội trực thăng UH1… cùng trinh sát cơ O.1. Đoàn 1/SLL. Và lực lượng Địa phương quân tỉnh Ninh thuận. Tương quan lực lượng giữa địch và ta (có thể nói) là không cân sức. Vì theo tin tình báo thì địch hiện hữu chung quanh có ba sư đoàn và đang ráo riết hai sư đoàn nữa (có tăng và pháo) ngày đêm trên đường tiến quân xâm nhập. Cũng không phải ta ít lực lượng - dư thừa là đằng khác, theo lời của tư lệnh mặt trận (tướng Nghi). Nhưng mà lực lượng của ta trên đường “rút lui chiến thuật” từ quân khu 1 và 2… tan loảng, rời rạt, chưa phối họp, phối trí kịp thời để bổ sung quân. Một thời gian ngắn sẽ có lực lượng tăng viện thêm nữa, nhất là chiến xa và pháo binh..
Đoàn 1/SLL trước được phối trí một ban tham mưu với các ban ngành trực thuộc. Hai bộ chỉ huy chiến thuật (căn cứ xuất phát thả toán xâm nhập), 12 Toán thám sát chia thành hai Liên toán (mỗi LT có 6 Toán). Tuy nhiên, hiện tại chưa đủ số, phải tạm thời sát nhập làm một Liên toán gồm 8 toán (mỗi toán từ 8 – 10 người). Và hiện tại theo hành quân là 6 toán. Một số đang đảm trách phòng thủ hậu cứ
(căn cứ Củ chi) và một số biệt phái cho bộ chỉ huy Sở Liên lạc Tám mươi con người lính các cấp (từ thiếu tá trở xuống) là lực lượng tham dự hành quân (tính ra chưa bằng một đại đội?) được trang bị gọn nhẹ gấp rút lên đường xâm nhập vùng “sa mạc”. Đất địa của Phan Rang vào tháng 4 là mùa khô nắng cháy. Cả một vùng đa số là cát, cát loang lổ, lẫn khuất một số đồi thưa, rừng cây thấp dọc phía trên quốc lộ. Và trãi dài ra phía biển là vườn cây thưa, một ít ruộng rẫy. Nhà cửa đông đúc với những xóm làng làm nghề cá. Phố thị Phan Rang, một thành phố đang chạy loạn. Đa số dân đều đã bỏ đi. Còn lại một số ít những đơn vị hành chánh, cảnh sát và quân đội địa phương.“Ốc đảo”để làm vị trí đóng quân cho “mặt trận” là khu doanh trại của sư đoàn 6 không quân đã di chuyển đi gần hết. Khu gia binh, phòng ốc trốn trơn. Còn lại một ít đồ đạc cồng kềnh cùng bộ phận an ninh canh giữ. Cả bộ phận trang thiết bị lẫn máy bay của cả cấp sư đoàn KQ đã được lệnh di tản từ mấy ngày trước. Di tản theo lệnh bỏ ngỏ QĐ2 cùng các tỉnh thành ven biển. Tất cả hướng về giữ vững lãnh thổ của phía Nam (quân khu 3 và 4).
Một số tàu hải quân đang neo đậu nghoài khơi, cũng là chờ tiếp rước cả quân và dân từ ngoài chen chúc tràn vào. Một cuộc di tản, một cuộc tháo chạy. Vậy mà, chúng tôi, những đơn vị trong Nam lại được lệnh đi ra án ngử để chiến đấu, ngăn chặn địch. Lực lượng tổng thể (tính chung) chưa tới 2 sư đoàn. Không có đơn vị pháo binh cũng như xe tăng, thiết giáp? Lệnh bảo là: sẽ được cấp tốc viện binh
sau. So lực lượng địch, ta thì đây là một trận chiến không cân sức
Th ật sự thì lúc này không phải ta thiếu lực lượng. Có nhều là đàng khác. Nhưng mà trong tình thế tan loảng, rời rạc. Các đại đơn vị tinh nhuệ như nhãy dù, TQLC, BĐQ từ vùng 1 và 2 rút về chỉ nằm chờ. Một cuộc lui quân tháo chạy, thiếu đồng bộ, thiếu trật tự, thiếu chỉ huy. Quân với dân lẫn lộn như nước tràn bờ thì làm sao mà chỉ huy, mà bố trí. Tất cả hướng dồn về phía nam, chủ yêu bằng đường
duyên hải. Phối trí cho một tuyến phòng thủ cấp bách như vậy đã là một nổ lực lớn. Trung tướng Nguyễn văn Toàn là một “danh tướng” của tổng thống Thiệu, đã “tiếng tăm” một thời khi là lãnh chúa cao nguyên, nay là tư lệnh QĐ3/QK3. Trong buổi họp hành quân đã tuyên bố rất khích lệ: Tất cả anh em sau trận này đều được lên một cấp (theo lời CHT Đoàn 1/SLL Tống hồ Huấn nói lại). Thôi thì, quân lệnh như núi! Cứ chiến đấu. cứ chống giặc, cứ gìn giữ đất nước quê hương. Và cứ chấp nhận mọi hy sinh… Ngày hôm sau, Đoàn 1 cho 4 toán xâm nhập. Mục tiêu là vùng rừng núi từ phía trong quốc lộ. Nhiệm vụ thám sát địch tình. Các phi vụ thả toán khá chuẩn xác, hoàn hảo với trực thăng UH1…, trinh sát O.1 và khu trục A37. Toàn là phi công VN. Việt Nam đâu kém gì Mỹ. Có phần gan dạ, liều lĩnh, chịu chơi hơn. Phòng không địch dầy đặc, các anh vẫn lạn, vẫn lách. Len lỏi theo các hẻm núi, khe đèo như chạy “tác ráng” trên kênh rạch miền Tây. Địch vừa phát hiện là “cái vù” mất hút, trở tay và bắn không kịp.Đây là kinh nghiệm thả toán rất đặc biệt của không quân VN lẫn Mỹ. Phải gan dạ.
Trước phòng không dày đặc, nếu bay cao là dễ nằm trong tầm ngắm. Các pilot cứ chúi lủi bay sát, sát dưới ngọn núi, dưới tàng cây. Len lỏi theo các khe thung lủng mà bay. Bay có khi cành lá chạm vào mình rào rào. Vậy mà an toàn. Tiếng động cơ gầm rú khắp vùng, địch không biết đâu mà xác định. Ngoài ra, khu trục cứ theo điểm chỉ mà đánh. Địch phải hú vía, kinh hồn.Địch, ta. Ta, địch… Cứ thế mà quần thảo, cứ thế mà băn giết. Và cũng cứ thế mà… chết. Cái chết nhanh gọn, dễ dàng. hầu như không còn ai biết sợ là gì. Quả là tội nghiệp Quả khủng khiếp. Bắn, oanh tạc, oanh kích… cho đã, hết đạn, bay về. Về rồi lại tiếp tục cất cánh bay lên tìm mục tiêu bắn tiếp. Các toán vẫn tiếp tục len lỏi từng nhóm nhỏ vào rừng tìm kiếm, bám sát, báo cáo. Tin tức rất nóng, rất xác thực. Và cũng rất dồi dào. Toàn là phát hiện, khám phá mới từng cơ sở địch. Trước đây, thường là xâm nhập hành quân tìm địch, thỉnh thoảnh mới phát hiện. Và mỗi khi phát giác một vài xe vận tải trong rừng là rất mừng để báo cáo. Bây giờ, trước mắt, từng tốp, từng tốp 2-3 chiếc motolova ngụy trang cành lá chạy tung khói bụi mịt mù. Báo cáo A37 đến lạn một vòng oanh kích là mấy chú lách vào trong. Mất dấu. Khu trục ta bắn phá ít phát, bỏ đi thì chổ khác lại xuất hiện. Cứ thế mà quần thảo, mà oanh kích, mà hứng đạn phòng không. Địch vẫn cứ ẩn, cứ hiện. Cứ vờn nhau như trò cút bắt…Qua gần một tuần lễ nơi chiến trường “cút bắt”. Đạn nổ, bom rơi, người chết. Chết cả đôi bên. Tình hình vẫn không suy giảm. Địch vẫn cứ di chuyển, cứ xâm nhập. Khắp nẻo, khắp nơi. Tuyến phòng thủ Phan rang trong phạm vi quá hẹp, co
cụm. Lực lượng thưa dần. Tình hình đang báo hiệu sẽ có một đợt tấn công qui mô. Quyết nhổ cái “gai” chướng ngại. Tiếp tục đến ngày 13-14/4/75, địch bắt đầu pháo vào “vị trí phòng thủ”. Bố trí phòng thủ theo như tôi được biết là: § Vòng ngoài cùng (mặt bắc) là 2 trung đoàn BB (chưa đủ số) thuộc SĐ2 & 22 (tan rả vừa tái phối trí lại). Tiếp cận là một liên đoàn BĐQ., chỉ còn khoảng 2TĐ.§ Vòng kế: một lữ đoàn dù (lữ đoàn 3?). Chỉ còn 2 tiểu đoàn, một TĐ đã được lệnh tăng phái rút về mặt trận phía Nam (Xuân Lộc?).. § Vòng trong cùng là: Đoàn 1/SLL, cùng với bộ chỉ huy hành quân tiền phương QĐ3. § Một số mấy chục khu trục cơ A37, trực thăng UH1… và trinh sát O.1 Một lực lượng từng ấy đang ngạo nghễ đối đầu với mấy sư đoàn địch? Phải biết chiên đấu và hy sinh với sự kiên cường, gan dạ và liều lĩnh?
Ngày 15/4, triệt xuất 2 toán và xâm nhập 2 toán. Lúc nào cũng có 4 toán trong rừng. Cũng may, bao lần chạm địch, ta chỉ bị thương. Tổn thất không đáng kể. Một ngày như mọi ngày, cứ trang bị áo giáp, súng đạn, và lên slick (trực thăng) “đi dạo” khắp vùng và liên lạc, quan sát tình thế trận địa. Thiếu tá Huấn, một con người nhỏ thó, xuất thân là võ bị Đà lạt, vừa mới thay thiếu tá Nguyễn văn Thụ lên làm CHT/Đ1. Ông luôn tỏ ra năng nổ, liều lĩnh, gan dạ. Chiếc slick chở ông vừa bị trúng 2 lổ - chuyện nhỏ! - vẫn cứ tiếp tục bay. Thương cho pilot VN mình chịu chơi hết mực. Tiếp tục theo mấy “thằng em…” cả ngày không biết mệt.Hôm nay, địch khá liều lĩnh. Từng tốp motolova cứ ẩn, cứ hiện, cứ tung bụi mù
dưới những pha nhào lộn của A37. Chả thắm tháp gì đối với bọn chúng. Đường chúng, chúng cứ đi, những con “thiêu thân” liều mạng. Tình hình thật sự sôi động. Buổi tối, sau giờ ăn muộn, th/t Huấn. đ/u Đặng bá Lộc, tr/u Nguyễn đình Tảo, và tôi đồng nhận xét: Địch sắp tấn công?
-Làm thế nào bây giờ?
-Không cách nào hơn! Lực lượng mình chỉ có thế! 10 giờ đêm, địch bắt đầu pháo. Một số đạn 122 ly rơi vào vòng đai phi trường. Bên ngoài, hướng BB và BĐQ đang có pháo và có nổ súng. Báo động toàn thể. Cũng chỉ tìm nơi ẩn nấp và tránh pháo. Rồi cứ thế, pháo có lúc dồn dập, có lúc rời
rạc, có lúc ngưng, vẫn liên tục suốt đêm. Rạng sáng ngày 16/4, vẫn không dứt pháo. Địch đã thật sự tấn công. Vòng ngoài BĐQ quân và BB chống trả. Sau một thời gian thất thủ. Vòng đai 2, gặp nhãy dù.
Chống trả quyết liệt. Địch thiệt hại nặng, nhưng vẫn cứ tiến. A37 không biết cất cánh tự lúc nào, không còn chiếc nào ở phi đạo và cũng không nghe thấy gầm rú can thiệp? Một cuộc rút chạy để bảo toàn lưc lượng chăng? Có lệnh chưa? Và từ đâu? Thật sự, vẫn chưa rõ được gì. Th/t Tống hồ Huấn, CHT Đoàn đang trên TTHQ/QĐ. Anh em Đoàn 1 cũng trang bị sẵn sàng, lo tránh pháo và phòng thủ…Nhãy dù, một tiểu đoàn đã rút. Một tiểu đoàn còn lại,TĐ5 dù cố gắng bảo vệ vòng đai hẹp BCH/QĐ3. 9 giờ sáng, đặc công địch đã vào vòng đai phi trường. Pháo vẫn không dứt. Bây giờ có cả SKZ 75 ly không giật bắn thẳng dọc các phi đạo. Tình thế thật nguy nan. Lực lượng phòng thủ đã bị chọc thủng. Chỉ còn vòng đai dù. Hai tiểu đoàn dù, bây giờ chỉ còn có 1. Tình hình địch không ước tính được. Lúc này, tôi cùng anh em đoàn 1, súng đạn sẵn cũng chỉ ở tư thế lo lẫn tránh pháo và tự phòng thủ phạm vi Đoàn (đóng sát cạnh BCH/QĐ3). Trung tướng Nghi cố liên lạc tướng Toàn báo cáo tình hình và xin cứu viện. Bằng trực thăng vận? Bằng nhãy và thả dù xuống? Phi cơ không thể đáp xuống phi đạo? Hỏi và đáp…Yêu cầu không đáp ứng được, vì không có quân và phương tiện. Như vậy là phải tự lực? Địch đã đến sát vòng đai phi trường, không có gì ngăn cản. Toàn bộ trực thăng đã cất cánh và đi hết. Cả A37 và L19. Đi để thoát. Hai chiếc UH1… chong chóng quay tít đang chờ sẵn cạnh BCH/QĐ. Có lẽ đợi bốc 2 ông tướng?
Không cách nào ngăn chặn, chống trả địch. Tất cả anh em được lệnh cũng như chưa được lệnh, đều sẵn sàng… “tẩu”. Tôi, Đ/u Lộc. Tr/u Tảo vừa băng qua phi đạo L19 thì một quả đạn SKZ 57ly bay vèo và nổ tung phía hành lang trước mặt. Địch đã thật sự tấn công vào hẳn phi trường. Nhãy dù vừa chống trả, vừa rút – rút chạy ra ngoài. Tất cả là tháo chạy. Hai slick (UH1…) vẫn còn quay chong chóng…đang
chờ. Tình thế quá cấp bách, rối loạn. Không còn ai chỉ huy ai và nhận lệnh ở ai?
Th/tá T ống hồ Huấn cùng một số anh em rút đi một phía. Giã từ BCH tiền phương quân đoàn. Một số anh em toán, cũng như ban ngành tự kết họp từng nhóm nhỏ tìm lối thoát. Liên lạc với các toán trong rừng để truyền lệnh: căn cứ phi trường thất thủ, toán tự động tìm đường ra - hướng biển và hướng Nam…OK! Tôi, Đ/u Lộc, Tr/u Tảo, TS1 Tuy (Tuy mập, P4/BCH Sở) làm một nhóm và tìm đi một hướng. Băng qua vườn rẫy, nhà dân mong tìm sinh lộ. An toàn nhất là nên hướng vào rừng, dễ lánh tránh địch. Tháp tùng có th/tá Tiếng (Tiếng râu, trước là Trưởng P3/SLL, nay về phục vụ QĐ3) cùng một một số “bộ hạ nha trảo” (khoảng 18-20 người). Th/t Tiếng rất tin tưởng vào Lôi Hổ trong việc thoát hiểm, một ựm muốn nhập bọn chúng tôi. Anh em mình, cùng sống cùng chết, cố hổ trợ nhau cùng vượt thoát. Một lần dừng nghĩ mệt tại một đồi nhỏ, năm bàn tay nắm chồng lên nhau, thốt lời hứa hẹn. Thật sự thì tình thế không cho phép di chuyển cả một đoàn (trên 20 người) mà phần đông là lính kiểng, tà lọt của BCH/QĐ mang theo cồng kềnh mọi thứ. Tôi bàn với Th/tá Tiếng: Anh em tôi hết lòng cưu mang đùm bọc Th/tá (vì cùng Lôi Hổ với nhau). Tuy nhiên, Th/tá có thể cùng đi với một, hoặc cùng lắm là vài ba người thân thiết đáng tin cậy. Nếu đi “cả đám” thế này thì khó mà vượt thoát. Th/tá Tiếng dùng dằn, bỏ mấy “thằng em” thì không nở. Thật là cao đẹp cho tình “chiế n hữu”, “huynh đệ chi binh”. Bọn tôi đành phải… chia tay. Bây giờ, không biết Th/tá Tiếng còn hay mất, và ở nơi đâu? Nếu còn, có dịp đọc mấy dòng này để nhớ lại chuyện xưa. Và kính thăm Th/tá. Thân phận người lính chiến
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
Một đoàn quân tẩu thoát, tung ra đi khắp vườn tược, núi rừng, qua cá đám rẫy, làng mạc. Từng nhóm, từng chòm ô hợp, vô hàng ngũ. Súng vẫn trên tay, đạn dược, ba lô đầy đủ. Vất bỏ những gì chứ súng đạn và trang bị cần thiết cá nhân thì không bỏ. Địch quân, VC cũng đi, đi từng nhóm, từng tốp, và đôi lẻ tẻ vài tên du kích với vủ khí thô sơ – súng trường bá đò, lựu đạn chài - Vậy mà, một phát súng nổ, ta vẫn sợ. Lẫn trốn và tránh. Nghịch lý làm sao! Cũng vì ta bỏ chạy, ta không thể chiến đấu. Chiến đấu để làm gì? Để bị bắt và để chết? Chết lảng nhách.
M ấy vị tướng cũng thế. Sau này, nghe nói trung tướng Nguyễn vĩnh Nghi, chuẩn tướng Sang tẩu thoát bằng đường bộ, bị bắt ngoài cổng phi trường? Còn đâu là vẻ hiên ngang? Còn đâu là dáng oai hùng? Thật sự, nếu quần thảo, chống trả với địch: ta có thể một chọi 3, chọi 5. Một toán BK Lôi hổ (6 tên)
cũng đã từng chống trả hằng đại đội địch bao vây truy đuổi. Ta vẫn thoát và ta vẫn thắng. Vậy mà bây giờ, vài tên du kích với “oảnh tầm sào” (súng trường), ta vẫn né tránh và bỏ chạy. Cũng đáng ca ngợi cho TĐ5 nhãy dù, rút lui cùng chung đơn vị, vừa đánh vừa chạy. Địch cũng phải chùng. Duy chỉ nhãy dù, còn hầu hết là… trốn chạy. Bầu trời không gợn chút mây. Tầng xanh thăm thẳm. Đi suốt ngày, suốt buổi không thấy bóng dáng phi cơ ta. Họa hoằn lắm mới có một trinh sát O.1 bay cao ngút trời xanh như cánh diều biểu diển.
Nghe nói lệnh yêu cầu từ tướng Toàn cho đổ quân phi trường Phan thiết, để từ Phan thiết “đổ bộ” ra. Cũng không thực hiện được. Địch quân hầu như đầy dẫy và tuông đổ vào Nam như suối. Quân ta nếu xuống Phan thiết cũng chỉ sa thêm một vũng lầy.. Thế là “tự di tản”. Hướng về biển, rất khó, vì địch có mặt hầu như dọc theo quốc lộ1. Chỉ còn cách là băng sâu vào rừng để hướng về Nam. Trên rừng lại yên ổn. Tụi tôi (4 đứa) băng rừng suốt lộ trình từ Phan rang vào Tuy phong (Phan thiết) vẫn không gặp địch. Địch đã xuống dưới (vùng QL1 và ven biển). Phía trên rừng hầu như chúng đã rút hết. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài điểm giao liên còn dấu mới, vừa rút đi. Còn một ít thức ăn (mì và bắp), nhưng người không thấy. Cứ thế mà tụi tôi, ngày đi đêm nghỉ, băng rừng lội suối hướng về trong Nam. Cũng không một mải mai hy vọng nào chờ tiếp cứu hoặc liên lạc bốc ra. Các toán kẹt trong rừng, sau này gặp nhau được biết cũng thế. An toàn vẫn ở phía trên rừng. Nhiều đêm, anh em bàn: mình xuống phía biển tìm ghe đi vào. Chỉ có biển mới về được. Lọ mọ thử thời vận, mò ra biển. Dưới ánh sao trời, vừa ra gần quốc lộ là phát hiện địch cùng khắp. Đám Bắc kỳ con nhí nhố, nói rặt giọng “cá rô cây” đồng chí…đồng chí. Vậy là bỏ ý định ra biển, rút sâu vào trong tìm bạn thú rừng.
Giờ này anh ở đâu?
Bốn ngày đêm trong rừng, thức ăn đã hết. Ăn rau bẹ và trái cây rừng để cầm hơi, lấy sức. Bấy giờ mới cảm thấy cám ơn mấy thằng biệt kích Thượng. Chúng nó dạy cho mình nhận diện trái cây rừng thứ nào ăn được, thứ nào có độc. Nhờ một ít trái cây (loại trái nhỏ như trái chùm ruột) ăn chát ngắt. Vậy mà đở đói. Đêm về, bốn thằng bốn góc. Rất cô đơn, rất chán, rất nản, rất buồn. Ai thấu được bọn mình? Tụi nó ở Saigon ăn no ngủ kỹ, đi chơi? Hay là cũng bị lôi đầu đi chiến đấu? Ít ra chắc không gặp cảnh “đem con bỏ chợ” như mình? Chính chi (trị), chính em. Nhiều giải pháp, nhiều thành phần. Mưu quyền, tranh lợi. Chả có yêu nước, thương nòi gì đâu? Ngoại trừ những thằng lính? Tổng thống Thiệu muốn ổn cố, yên ngôi, muốn chia phần… nên bằng mọi giá phải giữ miền Nam, giữ Phan rang là quê hương chôn nhao cắt rún, hay gì gì? Làm sao người lính biết rõ được. Chỉ có tuân lệnh, thi hành, và xả thân liều chết. Bây giờ, lẻ loi, cô độc, đói khát trong rừng. Chưa biết được ngày mai, sáng ra, mặt trời lên… còn hay mất? Thôi, cứ cố, cứ gắng. Cố mà sống, mà tiếp bước đoạn hành trình.
Ngày thứ 5 (21/4), gặp một đám chăn bò. Tụi nó chẳng biết tụi mình là ai. Lính quốc gia hay Việt cộng? Có điều tụi nó nói mấy ngày qua bộ đội vào làng nhiều lắm. Có lính quốc gia mặc đồ rằn bị bắt, đến trình diện rồi được thả cho về. Mấy ông Việt cộng không có bắt ai, giết ai cả. Thật không đây? Bọn ác ôn khát máu say men thì làm gì có chuyện đối xử tốt? Không tin một thằng, gặp thằng khác vẫn nói thế. Làm quen với tụi chăn bò cũng cần cảnh giác đề phòng. Tuy nhìên, tụi nầy thấy có vẻ thật thà chất phác? Biết đâu tụi nầy lập công cho địch? Ngày hôm sau, nơi địa điểm khác cũng lại gặp lũ chăn bò. Tất cả đều nói tin tức giống nhau. Ở dưới làng, lính quốc gia về trình diện đông, và không có ai bị bắt bớ gì cả.
Thế là họp bàn nhau. Cả tin và đánh liều. Vì cũng không còn cách. Tiếp tục đi đường rừng thì cũng quá xa mới vào Saigon. Đường biển thì cũng rất khó. Đói đã hai ngày rồi. Đành đánh liều. Biết đâu? Cả bốn đều đồng ý. Bốn thằng mai táng đạn dược và vũ khí. Cả ba lô cũng bỏ vì chẳng còn gì. Chỉ còn bộ đồ (đồ xám xanh BK), theo mấy tên chăn bò hướng dẩn chỉ đường ra trình diện. Dọc đường gặp bộ đội, chúng cũng chẳng đoái hoài han hỏi. Trình diện cũng dễ thôi. Tuần tự khai tên họ, đơn vị, cấp bậc (dạy gì mà khai thiệt),quê quán… Xong được cấp giấy chứng nhận trình diện, cho về. Địch còn dặn:
các anh đừng đi vào trong (vùng chưa “giải phóng), chiến trận còn ác liệt. Hú hồn! Trời Phật, Ông Bà cứu độ.
Một đêm không ngủ
Đặng bá Lộc có người quen ở Tuy Phong (Phan thiết), dắt nhau đi tìm gia đình một Đ/úy địa phương quân đã trốn chạy bỏ đi. Ở nhà bà vợ đang ngóng trông tin. Gặp Đặng bá Lộc quen thân từ trước, chị niềm nỡ và tiếp đón bốn tên như thượng khách. Một bữa tiệc: cơm, canh, cá, thịt. Một bữa ăn ngon nhất trần đời. Tình đồng đội, đồng hương, đồng cảnh, chị ta đối đãi vô cùng tốt. Cám ơn bà chị. Ơn
này xin ghi nhớ trọn đời. Đêm, lên sân thượng, cùng nhau bàn tính chuyện đi về. Có hai cách: thuê ghe đánh cá, tự đi, đi dọc theo mé biển. Hoặc là mướn hẳn người ta chở mình. Mỗi người 3.000 đồng về Vũng tàu.
Hôm nay là 23/4, tin túc qua radio được biết: địch còn bị chận ở Long khánh. Tất cả “tàn quân” về Vũng tàu được phối trí đưa về mặt trận Long khánh, Xuân Lộc. Ta, địch đánh nhau chưa ngã ngủ. Như vậy là chúng chỉ “giải phóng” tới Bình Tuy? Về hay ở? Bây giờ mình tạm tự do, và khỏi lo đói khát. Bất mản, chán chường, đau đớn… Không đứa nào lại muốn về. Về trình diện (không phải đơn vị mình) lại phải
chui vào lò lửa đỏ. Thôi, không yêu nước. Có người khác lo. Coi như bọn này đã chết!Thế là tất cả đồng lòng quyết định ở lại chờ thời. Địch đã không bắt giết gì ta, và ta không còn lo sợ địch.
Tiêp nối là bảy ngày (24/4 – 1/5) sống lây lất mà ý nghĩa. Không là quân, chẳng là dân, không có bạn cũng không thù. Sống bằng tình, bằng nghĩa: nương nhờ ở mấy nhà dân (quen biết với Đặng bá Lộc). Người ta thương mấy tên lính thất cơ, và cũng không mặn mà gì với đám mới đến “giải phóng”.
Bảy ngày đêm có dịp theo dõi đài BBC để biết tin tức. Chờ yên ổn để trở về. Không phải chờ đất nước “giải phóng”, mà chờ về với gia đình.Coi như mình cũng đã tròn “sứ mạng”, dù sứ mạng chưa thành.
Và ngày 1/5/1975, chia tay, mỗi đứa mỗi ngã. Mạnh ai nấy lo về với gia đình. Số vẫn còn may là còn sống sót. Giờ đây, cần nói những gì? Miền Nam Việt Nam rốt cuộc rồi cũng bị mất. Mất thảm hại, mất đau thương. Một số tháo chạy, chạy ra nước ngoài để thoát. Những tên lính cùng cực, những người ở
lại, dù thoát chết cũng không thoát cảnh bị hành hạ, tù đày. Và toàn dân cũng thế, cũng phải lần lược tìm cách vượt thoát mà đi, vì không chịu nổi cuộc sống khốn khổ bị hà khắc dưới chế độ cai trị bởi những người vào “giải phóng”. Quân sử đã sang trang. Chiến tranh đã hết. Tuy nhiên, dư âm cuộc chiến vẫn âm ĩ, âm vang mãi. Người ta không tiếc lời nguyền rũa, đổ tội lẫn nhau. Và cũng không ít kẻ tự hào yêu nước. Tự hào góp công giải phóng dân tộc.Sau 36 năm, đã rõ - rất rõ – công và tội. Ai là bất tài, vô dụng. Ai là hại nước, hại dân! Tập thể quân đội VNCH, giờ đây cũng không còn lại là bao. Đều tứ tán, già cả, thương tật (cả thể xác lẫn tinh thần). Cũng không thiếu chiến binh (chiến hữu của mình) còn lê la kiếp đời khổ nhục nơi địa ngục quê hương. Hãy dành một ít giúp đở, chia xẻ cùng nhau. Hãy dành một tình thương yêu với nhau và tạo sự đoàn kết, giúp đở.
Đừng vênh vang, đừng cay cú. Đừng vấy tội, bôi nhọ lẫn nhau. Đất nước quê hương, dân tộc Việt Nam mình bây giờ đang khát khao, một lần nữa: giải phóng. Trách nhiệm và sứ mạng đó! Ai làm đây?
Tháng 4/11 - Ng. Dân.
No comments:
Post a Comment