Tuesday, June 28, 2011

Mệnh số 2 PHÐ/PÐ/219 đi về đâu?


     Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hảm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngũ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xãy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn/51/Tác Chiến của mình! Và nhất là các Phi-đội/233 và Phi-đội/219 … cứ miên man suy nghĩa mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn QueenBee1, phải cất cánh sớm nhứt, mà lại về đáp cũng trể nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Trần Duy Kỳ hay Trung-úy Trần Lê Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là QueenBee-1, người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Phan Ngọc Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẩn dầu băng ngang qua thì phải?
 
      Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày N+3 (10/2/1971) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngũ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống)
      Tôi bóp đầu nặng óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại … đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bổng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giản giãi danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích... nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!
     Tôi lại bóp trán mĩm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn … Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng vỏ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tìm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hửu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chổ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt: Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114;.Liên Ðoàn 51 Tác Chi ến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm”
      Ngày 22/2/1971- Cã đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang cũa 42 khẫu trọng pháo Mỹ bắn yễm trợ, khuấy rối, mà chĩ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịch. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31; Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiễm.
      Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tữ Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khũng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.
 
     .Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bữu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cã pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mỡ một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghĩ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 cũa Bữu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hoã lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bão đãm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào cũa Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cãnh như vậy.
     Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chĩ dẫn đường bay nước đáp cho Bữu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rãi rát mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu … đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B. Giang đã trình bày cho Bữu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ giội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chĩnh rất chính xác. Phi-công dù tài giõi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mãnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiễn phương hướng rồi rơi xuống quây theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp cũa Giang.TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ,co phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Buu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua My noi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống; Vừa ló ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống- Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mãnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống
May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc cũa Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế.     
        Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn, Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu; Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân-bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu! Tôi phải ghi vào sỗ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971; PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
    Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn cũa Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít; PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3- Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần; PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "Thiên thần" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.
      Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yễm trợ thuộc trung đoàn 202.
 
      Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì quân BV luôn di-động che-dấu dàn phòng-không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng sương mù lại tan rất trễ, mất thời gian tính cho Không Quân Chiến Thuật can thiệp, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom cầu-âu vào khu vực khả nghi chung quanh đồi-31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B-52 rải thảm từ phía nam đường-9 ầm-vang như tiếng sấm rền từ xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào cõi âm-u của rừng núi trùng điệp. Từ phòng hành quân Pentagon, do tướng Al.Haig làm Chairman, phối kiễm với con mắt nhân chứng cũa tôi, tôi cũng có thể quyết-đoán được, B-52 Arc Light chĩ yễm trợ từ ranh giới phía nam đường 9 trở xuống, Trung đoàn của Ðại tá Ðiềm di chuyễn không đúng lộ-đồ của phòng lạnh Pentagon, cũng bị B-52 đuổi đít thê thãm, (vì họ đánh giặc như bàn cờ trong phòng lạnh với bản-đồ treo trên tường trước mặt là ly cafê đen phi-phào điếu thuốc) còn từ đường 9 trở về phía bắc thuộc vùng trách nhiệm cũa Gunship AC-130B, còn như ngay chính trục đường-tiến-sát là đường 9 thì lai cũa Skypot trách nhiệm, vì thế TÐ-8 Dù tùng thiết với Thiết Giáp, chi di-hành trể mà toan chuẫn bị dừng chân nghĩ đêm cũng bi Skypot đuổi đít bằng CBU-24, khi nổ bung ra hàng trăm quã bom nhỏ nổ đều lóm-đóm như pháo bông. Hành động nầy có 2 mục đích: (1) đuổi đơn vị đặc nhiệm phải mau mau đi cho đúng lộ-đồ vào cái Rọ 604 cũa trò chơi chiến tranh trong phòng lạnh với lộ đồ bằng thước chĩ trên bảng, hậu quả TÐ/Phó TÐ/8 bị thương ngày 9/2/1971 (2) trắc nghiệm nếu phi hành đoàn trực thăng bị bắn rớt, cứ chạy xuống hầm quân BV đào sẳn mà núp, AC-130B có thể thã bom CBU-24 trên miệng hầm để chờ cứu cấp, như Ðại-đội Hắc báo đã cứu 7 đoàn viên UH1 cũa Nỹ rớt bên Lào.
      Tất cả hoả lực nầy, chúng đều là con dao 2 lưỡi nếu quân lực VNCH mà thượng-phong thì chính chúng sẽ “làm-bộ” thã lầm cho cân bằng lực lượng cũa cả 2 đối thũ cho trò chơi chiến tranh rất bẩn thĩu. Thí dụ TT Thiệu ra lệnh rút quân không chịu tấn kích vào Hậu cần 604, báo hại Sư-đoàn-2 Sao Vàng nằm chờ phục-kích phải chết oan bằng BLU-82s, BLU-82AL, và B-52 Arc Light, làm xóa sổ sư-đoàn nầy mà phía Hà Nội cũng không dám mở miệng, chĩ tội nghiệp cho người lính nhỏ bé của 2 miền Nam/Bắc từ cấp trung gian trở xuống. Tôi muốn ám chĩ từ cấp Lữ đoàn, Trung đoàn, Liên đoàn trỡ xuống người lính quèn là con thiêu than; Tôi cũng đã đọc một tài liệu mật tại Library of Congress, siêu chính phũ Mỹ (Permanent Government) cho rằng phải tiêu diệt tất cả sĩ quan trung gian vì họ là thành phần ưu tú có nguy hại đến bàn giao Saigon cho Ha-Nội phãi bị tắm máu, vì theo dư mưu thì chĩ rĩ-máu và Saigòn không thành đống gạch vụn khi bàn giao chuyễn tiếp qua 3 vị tổng thống trong 72 tiếng đồng hồ.
Về phía quân BV quyết tâm bao vây theo lệnh cũa thành viên OSS-1945, Võ Nguyên Giáp, chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không đánh trận gần như căn-cứ Mỹ tại Khe Sanh. Quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù theo mưu đồ cũa Pentagon. Những vùng phía bắc đường-9 thì chĩ có Gunship AC-130B yễm trợ, nhưng họ chĩ ưu tiên cho BÐQ vì đơn vị nầy đang bị áp lực cực mạnh; Còn quân Dù chĩ có dựa vào một nhúm Gunships Phi đội 213, nhưng phần nhiều dành cover cho tản thương và tiếp tế, chĩ có yễm trợ tiếp cận (air closed supports) khi quân Dù bị PT-76 hoâc T-54 đe doạ.
 
     Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, tất cả 2 đoàn viên H-34 từ Ðồi-31 đã nhận được lệnh và khởi sự di-chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa khi lớp sương mù buỗi sáng vừa tan đi, đích thân phi đội-219 với 3 chiếc H-34 và 3 Gunship cũa phi-đội 213 sẽ yễm trợ một cách ngoạn mục theo kế hoăch rescue của tôi. Rút kinh nghiệm vừa qua tại Landing Zone North và South của BÐQ, tại sao trực thăng Mỹ rớt như chiếc lá mùa Thu? Tại sao phía Mỹ chịu quá nhiều thiệt hại hơn VN? Góp nhặt thực tế lấy ra trong các chiến trận, do các cố vấn Mỹ cũng như Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/LÐ17/SÐ101 Không Kỵ - Ðại úy Farrell, Phi đội trưởng, Gunship-Cobra C7/17, và Warrant Officer Joel Dozhier đại diện Phi-đội DMZ/Dust-Off cùng debriefing với Topgun trực thăng VN là tôi tại Hàm Nghi, Khe Sanh, để ghi chép vào Học-viên Quân-sư (Military History Institute of Vietnam) tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng thực tế rất hiệu quả như:
- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tìm kích mất thời gian tính, nên địch có rộng thời giờ chuẩn bị trận địa
- (2) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,
- (3) Nhiều minigun có xạ thũ tác xạ bao vùng (air cover) là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy; nếu nơi nầy địch quá đông ta sẽ yễm trợ thêm hoả tiển chống biễn người.
- (4) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngát không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, nếu ngoan cố sẽ bị minigun tiêu diệt trước khi mỡ mắt nhìn thấy sát thủ vừa bay thoáng qua.
- (5) Có nhiều con mắt Cú-vọ như diều hâu của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ xót những con mồi đang nằm trong tầm mắt
 
       Tại TOC dưới hầm Hàm Nghi, tôi đã bàn thão với ba đại-tá Cockerham, Battreallda, cùng Tham-mưu-phó Hành-Quân/QÐ-1, xin được 20 phút ngừng tất cã hoã lực pháo binh tác xạ cũng như không yễm, để chúng tôi làm cuộc đột kích lấy yếu tố bất ngờ cứu tất cã 2 phđ H-34 và thương binh Dù. Sau một hồi lâu bàn thảo suy tính cân nhắc, rồi các đại-tá nầy mới miễn cưỡng chịu chấp thuận. Vòng chờ cũa các hợp đoàn chúng tôi, lấy vùng trời A-luối, 15 phút làm điễm tập hợp như là một vòng chờ cho cuộc phi-diễn bay vào khán đài Ðồi-31. Cuộc rescue nầy do sự quyết định cũa tôi chĩ trong vòng có 5 phút chóp nhoáng trong vòng 20 phút cho cuộc hành quân phãi hoàn thành. Giờ G và Phút P sẽ cho TOC biết ngay sau khi sương mù tan tại vùng hành quân.
       Tôi sẽ đích thân cho TOC biết sau. Sự cấp cứu chĩ cần 5 phút đột xuất trong chóp nhoáng là phãi thi hành cho xong: 3 gunship sẽ bay sát ngọn cây cách nhau 5 giây echelon trái, tằm đạn cuồn sát trên đầu địch 75 thước, trong vị thế cường kích. Ðiễm xuất phát TÐ/8 Dù, từ điễm chạm tuyến cũa đại đội Trinh-sát Dù, bay thẵng về hướng tây-bắc, thẵng đến sườn trái cũa Ðồi-31, trong lúc 3 H-34 ở cách sau 45 giây với cao-độ 150 thước song song với mặt rừng, 3 H-34 theo sau bay thẵng một mạch tới Bunker gần LZ đễ bóc tất cả đoàn-viên cùng thương binh, dưới sự bao vùng cũa 6 bầu lữa minigun cover 4.000 viên phút, rãi đều như trận mưa rào nặng hột, lấy Ðồi-31 làm tâm điễm, chia đều khoản cách trên chu vi oanh kích, tuyết đối không xữ dụng rockets chống Tăng mà chĩ dùng khi hữu sự, dồn nỗ lực rescue càng nhanh càng tốt; chĩ trừ khi lính BV phãn ứng phóng ra khõi hầm trú ẫn và chịu chấp nhận nghinh chiến thì đã bị bất khã dụng vì không tránh khỏi bị thương tích với trên 100.000 cái đinh sắt ghim vào người họ vào lúc cao điễm khi H-34 đang đáp xuống
Từ điễm xuất phát trên đầu 2 Ðại đội Trinh sát Dù bay thẵng đến Ðồi-31 là 4 cây số, theo sau 50 giây trên cao độ 150 thước cách mặt rừng 3 H-34 bay thẵng đến Bunker đễ đón tất cả 2 phđ và thương binh, vì đạn M-60 trên H-34 không nhiều nên chĩ tác xạ khuấy rối (neutralization) khi thấy 2 gunship kè hai bên phụt xuống bằng hõa tiễn chống biễn người, có nghĩa khi cơ-phi trên H-34 thấy từng cụm khói đõ-hồng phụt ra từ 2 gunship kè hai bên, lúc đó cơ-phi hãy tác xạ tự vệ. Chiéc gun số 2, 3 sẽ dùng hoả tiễn chống biễn người để chống trả; Coi như rockets chống Tăng cũa Lead Trần Lê Tiến [Trung úy Tiến và tôi là 2 người đầu tiên xác định gunship với USAF, và S/I.P UH1 với 1st Army Aviation] chĩ đễ dành khi hữu sự mà không dùng càng tốt. Cái quan trọng nhứt là bóc thật nhanh đồng đội và thương binh Dù ra, vì đây không phải muc-tiêu cần phãi tiêu diệt- Thực ra rockets chĩ là những hoả lực tự vệ, Minigun mới vô cùng lợi hại như dĩ vãng đã chứng minh.
     Tôi sẽ bay C&C cùng với sĩ quan tham mưu Tiền-phương Dù, xữ dụng tối đa M-18 cùng M-60 bắn xuống vào những nơi mà sĩ quan tham muu Dù nghi ngờ để phụ thêm hoả lực lúc cao điễm. Thế là chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 chiếc gunships trang bị 14 rockets chống Tăng, 28 rockets chống biễn người, dẹp pod-rockets 19 thay vào pod-7 cho nhẹ và trang bị tối đa 12.000 viên 7,62 minigun cho dễ linh-động khi phãi nhào lộn tác xạ; Trung úy Trần Lê Tiến sẽ lead 3 gun bay thẳng vào, trên ngọn cây, từ đám rừng già trước mặt, trên đầu 2 đại-đội Trinh-sát Dù; khi bay qua khõi vị trí Dù 45 giây thì bắt đầu khai hoã: 6 xạ-thũ đứng xỗng lưng chồm ra ngoài rão con mắt diều-hâu giội mưa xuống 4.000 viên phút, nhưng phãi rút kinh nghiệm khi tăng khi giãm cường độ đễ duy trì hệ thống control-box không bị overcharge, bay thẵng một mạch đến bên trái Ðồi-31, lúc nầy Lead gun quẹo gắt qua phãi lên cao độ bao vùng, kế tiếp chiếc 2 và 3 cùng lên cao độ, kè hai bên H-34 vừa mới tới mà phụt rockets chống biễn người xuống bao vùng chung quanh. Tuyệt đối khai thác chướng ngại vật thiên nhiên, tàng cây, ngách núi, cùng khe-đá, phãi chũ động khống-chế đối phương bằng hoã lực cường tập, gầm thét, áp-đão bằng minigun là chính, không cho phép địch ngóc đầu lên chống trã; chĩ xữ dụng rockets khi địch quân dám xuất đầu lộ diện chiu chơi. Nếu có chiến xa cũng bắn chụp lên phũ đầu không cho chúng ló đầu ra khỏi pháo tháp bắn trả; Lead Tần Lê Tiến thấy cần thì một mình lấy cao độ hủy diệt nó, trong khi 6 miniguns vẫn tiếp tục nhã đạn, nhưng tốt hơn tha cho nó mà dành hoã lực chĩ đễ rescue mà thôi. Ðiều quan trọng là cứu phi hành đoàn và thương binh là hoàn thành phi vụ với sự mãn nguyện đối với chúng ta 100%.
     Hợp đoàn cũa chúng tôi sẽ phối họp bao vùng, không cần hoả yễm cũa Mỹ vì cũng chẳng ích lợi gì ỡ vùng núi cao hiễm trở nầy, như Mỹ đã tiền oanh kích một cách vô ích dưới sự chứng kiến cũa chúng tôi, mà còn báo-động cho địch ở vị thế sẳn sàng chiến đấu, hơn nữa lại còn làm cho địch biết trước rồi núp vào các hầm hố kiên cố cùng làm mất thế chũ động và bất ngờ. Rơi vào thế bị động như Mỹ. Ðộng-thái nầy có nghĩa không cho phép địch ỡ vị thế thượng phong chuẫn bị sẵn sàng phãn-kích mà ta phãi giành có quyền chọn thế thượng phong. Trong chiến trận ai giành được thế chũ động thì người đó nắm chắc phần thắng. Trung úy Tiến sẽ cover đễ vào vừa tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra trong vòng 5 phút tối-đa. Trên vùng trời Ðồi 31, 3 chiếc gunships khai thác tối đa, lấy Ðồi-31 làm tâm điễm chia đều cover trên châu-vi hình tròn mà mưa xuống không chừa chỗ nào để địch không có thễ chòi ra bắn trã, vào lúc cao điễm khi H-34 vừa đáp thì được bao phũ kín-mít bằng cã trăm ngàn mũi tên đinh sắt ghim xuống. Nên chắc chắn một điều, hãy quên rockets mà chĩ chú trọng đến mưa đạn minigun, phãi dí đầu mấy tay súng không cho phép địch chường mặt, tôi nghĩ chúng ta có thễ làm được. Cuộc Rescue nầy rockets chĩ là hoã lực tư vệ không cần thiết khi phãi ứng xữ.
Nhưng khốn nạn thay, trời không chiều lòng người, tạo nên một buổi sáng sương mù tan quá trễ. Lợi dụng trong khi sương mù bao phũ, các trung đoàn BV bôn tẫu với ý định lấy thịt đè người bằng xa luân chiến càn quét chĩ một tiểu đoàn-3 Dù trừ (300 tay súng mà thôi) trung đoàn chạm tráng đầu tiên là 24B cùng với trung đoàn 27 cơ-động ỡ hướng tây bắc, chính nó vừa làm thiệt hại cho TÐ-6 Dù, ngay sau khi đổ bộ xuống đễ tiếp cứu Ðồi-31, tiếp theo đó 2 trung đoàn 102nd và 88 đang chuẫn bị tham chiến từ hướng đông-bắc thuộc Quân đoàn 70B, có trung đoàn chiến-xa 202 yễm trợ. Chúng quyết thanh toán Ðồi-31 với bất cứ giá nào
     
      Kế hoặch rescue cũa tôi hoàn toàn bị đình-động, khi bắt thần 42 khẩu trọng pháo cũa Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự vô cùng ngạc nhiên cũa chúng tôi, như vừa thoã thuận buổi hợp sáng nay. Bây giờ, nơi Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận, nói theo danh từ quân BV là "Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31. Than ôi! Ðúng là muôn sự tại nhân thành sự tại thiên. Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẫn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như Kiếng mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đõ chống đỡ; Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chĩ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 xắp sữa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới
       Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn. Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù ở bên sườn tây; Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!" Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phãi vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng ăm mưu tấn công như bầy kiếng tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thũ cũa ta chĩ có 300 tay súng chống đỡ? Có cã thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên
Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá cũa của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng- cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này; Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sũa bậy bạ lên phía trên đồi đễ hù dọa các thiên thần mũ đõ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 cũa FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắt đầu ngao- ngán.
Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rở vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C cũa con chim đầu đàn nguyện không bõ anh em không bỏ bạn bè, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hang; Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cãnh hàng binh; Về phía KQ, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trãi thãm. Không thấy Giang và Em đâu, anh em KQ tim hõi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tãi. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm; Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.
 
      Thế là Phi-Ðoàn-219 ghi thêm vào quân sử của LÐ/51/TC thêm một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào, trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên trái đồi oan-nghiệt nầy, Ngọn đồi quyết tử 31; Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, Khánh, On và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
     
Trương Văn Vinh

16 comments:

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Tôi vừa đọc bài : Tiền doanh 1 Phú Bài Huế - FOB 1....tác giả Mạnh Mẽ Đống Đa... do anh Hoà chuyển, tôi có thể đoán ( không biết có đúng không ? )... tác giả là ai,.. cám ơn
MĐ dã nhắc lại một số kỷ niệm của anh em 219 sát cánh cùng NKT. và nhất là nói đến lương và tiền được trợ cấp của 1 BK....
Cũng như đọc bài của anh Hiếu đã cho biết Biệt Đội đã được trả lương phụ cấp từ Mỹ ..

Điều này các anh em 219 từ ngày thành lập đều biết, chuyện này anh An và tôi có trao đổi nhưng anh An nói là chưa được "bạch hoá hay giải mật" hãy tạm quên....

Nhưng bây giờ đã khác, đã nửa thế kỷ rôi mọi việc đểu rõ ràng phải không quý vị.

Tôi nhớ lại, khi anh Vũ Đức Thắng và tôi ra nhập gia đình 219 mà CHT là Niên Trưởng Hồ Bảo Định, nhớ lại thật "huy hoàng" về mọi vấn đề.....nay tôi chỉ nói riêng về vấn đề "tài chánh" mà thôi,

Khi bắt đầu nhận công tác biệt phái cho các FOB là ngày hôm đó được tính phụ cấp $5.00 USD. cho mỗi ngày và mỗi khi mở máy - start - nhận công tác bay.. thả, rước hay tiếp tế...cho toán là phi hành đoàn (3 người) mỗi người được $30.00 USD / 1 lần... ..và phát lương 2 tuần 1 lần.
Thường thường mỗi lần công tác biệt phái tại các FOB, là 2 tuần lể, chỗ ăn ngủ đều do FOB đài thọ, chỉ phải trả tiền khi vào các club uống rượu mà thôi..
Tôi nhớ kỷ niệm đầu tiên ra 219, sau 2 tuần biệt phái ở Khe Sanh, một ông tái chánh mỹ bay C 130 ( black bird ) ra phát lương, lúc đó chỉ cần lấy 1 mảnh giấy ( bất cứ là mảnh giấy trắng nào ) ghi bao nhiêu ngày công tác - tiền per diem - và những ngày nào có bao nhiêu cross-border, rồi tổng cộng là bao nhiêu tiền ....giản dị có thế thôi... bay về nghỉ phép 1 tuần để tiêu sài....sướng nhất là bay qua langvei để trực cũng được kể là 1 lần cross...

Tôi không nhớ rõ là năm nào ?....hình như sau khi NT Phước về được ít lâu tiền per diem và cross border được trả bằng tiền Việt không phải là USD nữa...sau còn $500../1 ngày và $1,000.00 / cross border, và từ từ "biến mất"....

Nhắc lại một ít kỷ niện xưa cho vui....phải không quý vị, cùng nâng ly cuời một tiếng thật to để chúc mừng sức khoẻ , buổi gặp mặt và tuồi tho của nhau,

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

110 và 120 vùng 1 sư đoàn 1 KQ
114 Nha Trang Sư đoàn 2 KQ
118 Pleiku Sư Đoàn 6 KQ
116 Cần Thơ SD 4 KQ

ở Biên Hoa có 1 PDQS mà tôi không nhớtên

Có thể còn vài phi đoàn nữa nhưng tôi không nhớ hết.

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Rất tiếc là thời gian kề cận quá rồi, tôi không lấy vé đi được, nhưng xin cám ơn anh. Viết là viết cho vui vậy chứ tôi biết anh em NKT rất quý chúng tôi, dù lái tàu bay gì. Tụi mình đã mặc áo nhà binh, dù là áo rằn ri hay áo phi công, thì cũng đã cùng chung một số phận. Máu của một người lính NKT hay của một phi công 219, hay một phi công L-19, đâu có khác gì đâu anh. Những giọt nước mắt của người thân mình nếu mình chẳng may nằm xuống, dù là 219 hay NKT hay L-19, cũng đều là những giọt nước mắt đau thương giống y như nhau mà thôi...

Thành thật chúc anh em một đêm vui nhộn... Tôi có một tâm sự uẩn ức của người phi công L-19 nhưng chưa tiện nói ra, đặc biệt trước khi anh em mở tiệc mừng với nhau. Tôi sẽ viết và gời cho anh... (Chẳng có gì quan trọng hay chửi bới ai, chỉ làm một tâm sự buồn của người phi công L-19.)

Rất quý mến

Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Chú út phi đoàn 114

PS: những phi đoàn tham gia, hình như tôi không thấy phi đoàn nào có số 1 (quan sát) đứng đầu.

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

110 và 120 vùng 1 sư đoàn 1 KQ
114 Nha Trang Sư đoàn 2 KQ
118 Pleiku Sư Đoàn 6 KQ
116 Cần Thơ SD 4 KQ

ở Biên Hoa có 1 PDQS mà tôi không nhớtên

Có thể còn vài phi đoàn nữa nhưng tôi không nhớ hết.

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Ghi nhận tình nghĩa gắn bó của anh em NKT với 219, nhưng xin đừng quên, ngoài 219, cũng có những phi đoàn khác, máy bay khác cũng một thời bay bổng với anh em NKT. Đặc biệt chúng tôi, phi cơ đầm già, bay tuốt trên mây cao, có người cho là chết nhát, nhưng dù chết nhát cũng đã góp phần theo kiều chết nhát của mình để phụ insert và pick up anh em.

Chúc anh em có một ngày họp mặt vui vẻ.

Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Phi công L-19 Nha Trang

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Kính chào qúy niên trưởng, chào anh Hiếu mạnh giỏi.
Thấy anh Hiếu lên tiếng là vui rồi và anh ấy cũng đã giải thích rất cặn kẽ tiểu sữ phi đoàn 219 của mình .
Niên trưởng Vinh là một trong những phi công đầu tiên của biệt đội Delta, với nhiều danh hiệu khi hành quân; đến khi trở thành
phi đoàn 219 thì danh hiệu đổi thành King Bee và chỉ King Bee mà thôi. ...KB lead, KB 1,...KB 2,...
Tên riêng thì không cần dịch nghĩa. NT Vinh không phải King Bee.
KB TN Thạnh

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Tôi gia nhập biệt đội trực thăng ở NT từ tháng 7 năm 65. Biệt đội nầy có tên là biệt đội Delta vì làm việc với LLĐB Delta dưới quyền chỉ huy của Th/Tá Phạm duy Tất. Khi anh Nguyễn phi Hùng , tôi và Nguyễn quang Hiễn đến đây thì anh Trương văn Vinh đã có lịnh thuyên chuyễn về 213 ỡ ĐN và biệt đội trưởng lúc đó là Tr/u Nguyễn minh Vui. Dạo ấy tất cả NVPH trong BĐ, và anh Nguyễn văn Nở là nhân viên KT độc nhất của BĐ mổi ngày được lảnh 400 đồng. (Lương Th/u của tôi lúc đó là 7200 đồng, trước đó lương Ch/u là 5800 đồng).Trước khi chúng tôi gia nhậpBĐ thì có nghe kể lại là BĐ trưởng lảnh tiền từ Mỹ rồi phát lại cho anh em để chi tiêu nên có rất nhiêù điều không hay( không tiện nêu ra ở đây). Đến thời BĐ trưởng Vui anh em không muốn rắc rối nên sòng phẳng mổi anh được lảnh 12000 đồng một tháng. Anh Vinh lên Đ/u trước anh Hồ bão Định vì trong đề nghị thăng thưởng anh Vinh là trưởng phi cơ (có cấp số) trong khi anh Định đừng đầu danh sách lại lọt sổ vì anh là BĐ trưởng (không có trong bảng cấp số). Và vì Tr/u không thể chỉ huy một anh Đ/u được nên anh Định được đưa về Biệt Đoàn 83 ở Sàigòn và anh Vinh được thuyên chuyển như đã nói ở trên. Suốt thời gian làm việc ở BĐ tôi không biết call sign Queen Bee ở đâu mà ra vì mổi lần đi thả toán (chỉ có trong nội địa, dọc theo biên giới Miên Việt và các mật khu C, D hay An Lảo v.v) đều có call sign riêng để liên lạc với những chiếc TT escort của Mỹ. Cho đến khi cả BĐ,trừ anh Vui vì có gia đình nên xin ở lại NT, đến ĐN để nhập với BĐ của anh Định vào đầu năm 66 thì mới có call sign chính thức là KING BEE. Chuyện bay bổng ngày xưa ai hay ai dở tự mình biết lấy và những kỷ niệm của một thời tuổi trẻ là của riêng mình không nên phô trương. Bây giờ đầu óc bết bát,nhớ trước quên sau,nổ bậy bạ những người biết chuyện họ cười cho.THẦN PHONG là tên của BĐ83 do Th/T Nguyễn Cao Kỳ thành lập năm 64 để thi hành các phi vụ ĐẶC BIỆT ( như Bắc phạt,thả các radio trên đất Bắc,chuyển các quân trang quân dụng cho tướng Vang Pao bên Lào,trắc giác để tìm các đài phát tuyến của VC). BĐ có các loại phi cơ như AD6,AD5,C47,U17,L20 và H34 để thả toán.Ông Thiệu không muốn thấy mấy chiếc AD5 hay AD6 bay trên bầu trời SG nên sau khi ông Kỳ thất sủng thì ông ra lịnh giải tán BĐ năm 69.Đối với BTLKQ thì danh hiệu THẦN PHONG không còn nữa.Những CLB hay vỏ đường có tên TP là vì họ thích danh từ nầy. Vô thưởng vô phạt. Mong giải thích được phần nào cho các anh em đến với 219 sau nầy. Thân mến. HIẾU.

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Kính gửi anh Sua, quý niên trưởng và các bạn, Ngọc gia nhập KQ/VNCH vào đầu năm 1969, sau quý anh khá lâu nên không rõ lịch sử của danh từ Thần Phong của KQ/VNCH là thế nào, chỉ nghe loáng thoáng chính thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là tác giả của danh từ này...(?) vậy thôi. Nay nghe anh Sua nói ĐT/Lưu Kim Cương bảo với thuộc cấp rằng ông đã dẹp bỏ nó từ lâu rồi...Ấy vậy mà về sau này, khi đã là lính KQ rồi, mỗi lần có dịp về Tân Sơn Nhất tôi vẫn còn thấy vài nơi vẫn còn mang tên Thần Phong như: câu lạc bộ TP, võ đường TP v.v..., vậy là sao? Còn danh từ Queen Bee và King Bee. Ai cũng biết Queen Bee có nghĩa là "ong chúa" rồi nên không thắc mắc gì. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc là thật sự nguyên thuỷ danh hiệu của phi đoàn mình được đặt là Queen Bee hay King Bee? Vì cách đây khá lâu tôi được đọc một bài gõ của anh Chung Tử Bửu trên trang nhà của group 219 mình. Trên đó anh Bửu đã đề cập đến một số anh em trong phi đoàn thường nhầm lẫn danh hiệu King Bee là "ong chúa" và anh đã giãi thích rõ ràng về ý nghĩa và tại sao mình gọi danh hiệu là King Bee. Theo anh, King Bee là "ong thần" và v.v...Ngọc rất mong một lần nữa, anh Bửu cố gắng giãi thích rõ lại "cái vụ" này cho mọi người được "tỏ tường". Ngọc rất cảm ơn hai niên trưởng Sua và Bửu. KingBee219 T. Ngọc

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Quy Nien Truong va cac ban PD 219 than kinh .Anh AN oi ! Tai Lieu Rieng ,ATT o phia cuoi khong mo duoc ???Sau khi doc nhung email noi ve PD tu luc Biet Doi DELTA do D/UY Truong van Vinh la BDT ,va ve sau thuyen chuyen qua PD 213, la PDP nam 1968...Luc NT VINH lam BDT STRATA goi la QUEEN BEE ,chu khong phai KING BEE goi Biet hieu cho PD 219 ...Toi da doc tai lieu Viet Nam War ,quyen 1 va quyen 2 do NT Truong van Vinh tac gia ..cung goi Queen bee cho Biet Doi 219 tham du hanh quan Ha Lao nam1971 ....Nam vua roi toi co gap lai NT VINH tham du Dai Hoi Khong Gian tai Vancouver , toi moi NT VINH va Ba Xa o lai tai nha vai ngay de tham du Dai Hoi Khong gian to chuc tai day . Toi co neu len thac mac giua Biet danh Queen Bee va King Bee thuong dung cho PD 219 ..NT VINH moi tra loi rang goi la ONG CHUA dich tieng Anh: Queen Bee ,la ONG CAI lam CHUA chu khong phai Ong Duc lam chua ...??? Vi vay toi xin neu len de Quy Nien Truong va cac ban da tung phuc vu PD 219 hieu them ve King Bee ...??? Cung nhu Biet hieu Than Phong , co vai ban mang phu hieu nay khi di cong tac ve TSN khong may gap D/ Ta Luu Kim Cuong"chua mat " truoc nam Mau Than bi chan duong va khien trach ": Cac anh con tiec re gi ma van con mang huy hieu Than Phong nay nua , toi da dep bo tu lau roi ."..Loi ke lai cua Chuan Uy NGHIA gia , Mevo da bi ong D/Ta LK CUONG chan duong va trach moc khi thay NVPH nao con mang huy hieu Than Phong tren ao bay hoac ao jacket khi ve TSN ...Kinh chao Quy NT va cac ban ,mong gap lai Quy Ban vao Dip Hop Mat PD 219 va NKT vao Ngay Le Doc Lap Hoa Ky / Thang7 / nam 2011 sap toi ...TVS .

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Cám ơn anh Hiếu đã trả lời, nay tôi xin được tiếp thêm :

Trong thời gian thực hiện cuốn Quân Sử KQ, chúng tôi đã có dịp được trao đổi với các Niên Trưởng trong KQ, và trong Quân Lực VNCH và đã có mặt từ ngày thành lập KQVN, bên cạnh đó chúng tôi đã được một số thân hữu sưu tầm viên cung cấp nhiều tài liệu , hình ảnh hiếm quý về KQVN, trong đó còn có những tài liệu mới được giải mật của KQ Hoa Kỳ và của Pháp - Niên Trưởng Đỗ Văn Hiếu 219 đã đóng góp rất nhiều điều quý giá cùng với NT Nguyễn Quý An 219.

Lịch sử của Biệt Đoàn chính thức đã bắt đầu vào tháng 4 năm 1961, nhưng lại không có trong sơ đồ tổ chức chính thức - cấp số nhân viên, để bảo mật - dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm qua Kế Hoạch Alpha của Sở Nghiên Cứu Kế Hoạch Phủ Tổng Thống do sáng kiến của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Trung Tá Lê Quang Tung - vị chỉ huy đầu tiên của Lực Lượng Đặc Biệt - mục đích thả các toán biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt để..., Kế Hoạch Alpha có sư hợp tác ngấm ngầm của của CIA Hoa Kỳ.
Để thực hiện việc này là do Liên Phi Đoàn Vận Tải ( lúc đó Chỉ huy trưởng là Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ ) đảm trách - một số máy bay không có phù hiệu được sơn mầu xám bạc có biệt hiệu lá "Cò trắng"

Tới năm 1964 sau khi Đại tá NCK lên nắm tư lệnh KQVN, đơn vị đặc biệt này được mang danh xưng chính thức là Biệt Đoàn 83, tuy được đặt dưới quyền chỉ huy của ông NCK nhưng thực tế là Thiếu tá Lưu Kim Cương - Trưởng phòng hành quân - điều hành, sau này ông Cương nắm Không Đoàn Vận Tải ( Không Đoàn 33 Chiến thuật ) thì trao lại cho Đại uý Nguyễn Ngọc Khoa - Khoa đen - lên thay thế..
Biệt Đoàn 83 còn có danh xưng bán chính thức là Biệt Đoàn Thần Phong, và thời gian đầu tháng 6 năm 1965, Phi Đoàn 522 khu trục được thành lập tại TSN và trở thành một bộ phận của Biệt Đoàn 83 và mang huy hiệu của BĐ 83 là Thần Phong, sau đó Biệt Đội trực thăng được thành lập Phi Đoàn 219

Về huy hiệu Thần Phong và Long Mã , quý bạn thấy có hao hao giống nhau không ?, trong đó Thần Phong thì đầu rồng và trên đầu có 5 ngôi sao , Long Mã thì ngưa bay mà đầu rồng trên đầu chỉ có 4 ngôi sao...

Tôi nhớ lúc mới ra 219 thì hình như là chưa có huy hiệu Long Mã thì phải ? , phải không quý vị NT, cái này phải hỏi các anh ra 219 trước tôi vì 219 mới thành lập nên chưa có huy hiệu gí cả, tôi nhớ có lần ngồi coi anh Trần Quang Trọng tô tô vẽ vẽ đầu chiếc H-34 bay xuyên qua huy hiệu của MACV-SOG trong thấy cũng đẹp va hay hay, hỏi tôi mày thấy đẹp không ? tao vẽ cho 219 đó, không biết anh An có biết và nhìn thấy không ? vì lúc đó tôi nhớ nơi số 3 Tự Đức, anh em mình độc thân cùng chung 1 phòng có cả Thắng nữa... nhưng it lâu sau thì thấy hình Long Mã cho 219, ( nói thật lúc đó thấy xấu và hơi kỳ cục như là quái thai - xin lỗi nhe ), không biết bạn Trọng còn nhớ không ?, cũng như call sign chính thức là King Bee,- đồng ý ong chúa là giống cái nhưng đây toàn là giống "đực" - có vòi - bay không à nên phải dùng chữ King Bee

Thân Phong với 5 nhôi sao, huy hiệu đầu rồng tượng trưng cho thành Thăng Long ( Hà Nội ) có 5 cửa Ô, nói lên một hứa hẹn là KQVNCH sẽ có mặt tại đó, nên trên các máy bay khu trục mói có các hình vẽ chữ hán như cửu vạn, cử sách, cửu sừng...(trên bài tổ tôm hay chắn)

Long Mã - King Bee - ngưa bay đầu rồng với 4 ngôi sao, nói lên ngưa bay này sẽ xâm nhâp thành Thăng Long , tung bay bốn hướng - Đông, tây nam, bắc - hay là ngưạ này là ngựa thành Troia - một biểu tượng của Hy Lạp đã chiến thắng , chiếm được thành Troia -

Cho tới đầu năm 1968 khi Thiếu tường NCK đứng chung liên danh với Trung tướng Thiệu thời Đê Nhị Cộng Hoà đã bị ông Thiệu bắt giải tán Biệt Đoàn 83 vì không muốn có một lực lượng không quân riêng nào của ông Kỳ ngay cạnh Saigon là TSN, Có thể đó là lý đo mà như Sua đã nói, nhưng có lẽ chỉ có một mình Nghĩa già bị sui gặp phải lúc NT. Lưu Kim Cương "khó ở", hay vì thấy ông Nghĩa lại có một nốt ruồi to mà mọc "tóc" dài nên tức ( nói chơi 1 chút cho vui nếu ong Nghĩa nghe được đừng giận nhe)

Vài hàng thăm và chúc sức khoẻ các anh em 219 và anh em bên Nha Kỹ Thuật.

pck

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Tôi gia nhập biệt đội trực thăng ở NT từ tháng 7 năm 65. Biệt đội nầy có tên là biệt đội Delta vì làm việc với LLĐB Delta dưới quyền chỉ huy của Th/Tá Phạm duy Tất. Khi anh Nguyễn phi Hùng , tôi và Nguyễn quang Hiễn đến đây thì anh Trương văn Vinh đã có lịnh thuyên chuyễn về 213 ỡ ĐN và biệt đội trưởng lúc đó là Tr/u Nguyễn minh Vui. Dạo ấy tất cả NVPH trong BĐ, và anh Nguyễn văn Nở là nhân viên KT độc nhất của BĐ mổi ngày được lảnh 400 đồng. (Lương Th/u của tôi lúc đó là 7200 đồng, trước đó lương Ch/u là 5800 đồng).Trước khi chúng tôi gia nhậpBĐ thì có nghe kể lại là BĐ trưởng lảnh tiền từ Mỹ rồi phát lại cho anh em để chi tiêu nên có rất nhiêù điều không hay( không tiện nêu ra ở đây). Đến thời BĐ trưởng Vui anh em không muốn rắc rối nên sòng phẳng mổi anh được lảnh 12000 đồng một tháng. Anh Vinh lên Đ/u trước anh Hồ bão Định vì trong đề nghị thăng thưởng anh Vinh là trưởng phi cơ (có cấp số) trong khi anh Định đừng đầu danh sách lại lọt sổ vì anh là BĐ trưởng (không có trong bảng cấp số). Và vì Tr/u không thể chỉ huy một anh Đ/u được nên anh Định được đưa về Biệt Đoàn 83 ở Sàigòn và anh Vinh được thuyên chuyển như đã nói ở trên. Suốt thời gian làm việc ở BĐ tôi không biết call sign Queen Bee ở đâu mà ra vì mổi lần đi thả toán (chỉ có trong nội địa, dọc theo biên giới Miên Việt và các mật khu C, D hay An Lảo v.v) đều có call sign riêng để liên lạc với những chiếc TT escort của Mỹ. Cho đến khi cả BĐ,trừ anh Vui vì có gia đình nên xin ở lại NT, đến ĐN để nhập với BĐ của anh Định vào đầu năm 66 thì mới có call sign chính thức là KING BEE. Chuyện bay bổng ngày xưa ai hay ai dở tự mình biết lấy và những kỷ niệm của một thời tuổi trẻ là của riêng mình không nên phô trương. Bây giờ đầu óc bết bát,nhớ trước quên sau,nổ bậy bạ những người biết chuyện họ cười cho.THẦN PHONG là tên của BĐ83 do Th/T Nguyễn Cao Kỳ thành lập năm 64 để thi hành các phi vụ ĐẶC BIỆT ( như Bắc phạt,thả các radio trên đất Bắc,chuyển các quân trang quân dụng cho tướng Vang Pao bên Lào,trắc giác để tìm các đài phát tuyến của VC). BĐ có các loại phi cơ như AD6,AD5,C47,U17,L20 và H34 để thả toán.Ông Thiệu không muốn thấy mấy chiếc AD5 hay AD6 bay trên bầu trời SG nên sau khi ông Kỳ thất sủng thì ông ra lịnh giải tán BĐ năm 69.Đối với BTLKQ thì danh hiệu THẦN PHONG không còn nữa.Những CLB hay vỏ đường có tên TP là vì họ thích danh từ nầy. Vô thưởng vô phạt. Mong giải thích được phần nào cho các anh em đến với 219 sau nầy. Thân mến. HIẾU.

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Quy Nien Truong va cac ban PD 219 than kinh .Anh AN oi ! Tai Lieu Rieng ,ATT o phia cuoi khong mo duoc ???Sau khi doc nhung email noi ve PD tu luc Biet Doi DELTA do D/UY Truong van Vinh la BDT ,va ve sau thuyen chuyen qua PD 213, la PDP nam 1968...Luc NT VINH lam BDT STRATA goi la QUEEN BEE ,chu khong phai KING BEE goi Biet hieu cho PD 219 ...Toi da doc tai lieu Viet Nam War ,quyen 1 va quyen 2 do NT Truong van Vinh tac gia ..cung goi Queen bee cho Biet Doi 219 tham du hanh quan Ha Lao nam1971 ....Nam vua roi toi co gap lai NT VINH tham du Dai Hoi Khong Gian tai Vancouver , toi moi NT VINH va Ba Xa o lai tai nha vai ngay de tham du Dai Hoi Khong gian to chuc tai day . Toi co neu len thac mac giua Biet danh Queen Bee va King Bee thuong dung cho PD 219 ..NT VINH moi tra loi rang goi la ONG CHUA dich tieng Anh: Queen Bee ,la ONG CAI lam CHUA chu khong phai Ong Duc lam chua ...??? Vi vay toi xin neu len de Quy Nien Truong va cac ban da tung phuc vu PD 219 hieu them ve King Bee ...??? Cung nhu Biet hieu Than Phong , co vai ban mang phu hieu nay khi di cong tac ve TSN khong may gap D/ Ta Luu Kim Cuong"chua mat " truoc nam Mau Than bi chan duong va khien trach ": Cac anh con tiec re gi ma van con mang huy hieu Than Phong nay nua , toi da dep bo tu lau roi ."..Loi ke lai cua Chuan Uy NGHIA gia , Mevo da bi ong D/Ta LK CUONG chan duong va trach moc khi thay NVPH nao con mang huy hieu Than Phong tren ao bay hoac ao jacket khi ve TSN ...Kinh chao Quy NT va cac ban ,mong gap lai Quy Ban vao Dip Hop Mat PD 219 va NKT vao Ngay Le Doc Lap Hoa Ky / Thang7 / nam 2011 sap toi ...TVS .

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Chào bạn Chiêu.
Thật cảm động khi đọc đựơc nhửng lời bạn nói về cuộc đời của hai đơn vị Kingbee219, Lôi Hổ và về tôi,nói thật lòng,khi đọc thơ bạn tôi không cầm đựơc lòng mình,hai hàng nứơc mắt chảy dài trên má,tự nhiên nhửng hình ảnh kiêu hùng ngày xưa lẩn với với nhửng giây phúc hồi hộp,lo âu khi tôi điều khiển con trâu già H-34 xuống mục tiêu rứơc các bạn đang bị CS bao vây lại hiện ra trong đầu óc tôi,
Lúc đó mình còn quá trẽ,gan còn đầy ,mật còn đủ,chúng mình không biết sợ là gì,vì thế chúng mình mới chọn hai đơn vị quá nguy hiểm và củng

rất kiêu hùng là Phi công 219 và Lôi Hổ.
Khi ngừơi Mỷ đặt nặng vào vùng 2,lúc đó Phi đòan 219 thừơng xuyên biệt phái vào Kontum nhiều hơn rồi sau nầy Ban mê thuộc và Quãn lợi và sau khi ngừơi Mỷ bắt đầu Việt Nam hóa chiến tranh,các bạn đứng ra nắm tóan thì tình cảm của anh em mình ngừơi Việt với nhau càng gắng bó nhau hơn.
Tôi chuyển qua Phi Đòan 219 ngày 01-07-1968,trứơc đó tôi bay ở Phi Đòan 213 từ năm 1964-1968.Tôi đả cùng các bạn vào sanh ra tử không biết bao nhiêu lần,thấy các bạn ở Phi Đòan lần lựơc ngả xuống ,bạn bè thân thiết lần lựơt ra đi,tôi nghỉ không biết đến giờ phút nào tôi củng đi theo bạn bè để làm tròn nhiệm vụ ngừơi Phi Công của một Phi Đòan quá nổi tiếng,nổi tiếng chết và bị thương nhiều nhất trong các Phi Đòan Trục Thăng của Không Quân VN.rồi cái gì đến nó củng đến,ngày 26-11-1970 trong phi vụ rứơt Trung Đội Biệt Kích đang bị CS bao vây ở mật khu 701(Đức Cơ,Pleku).Đại úy Phứơc(đạo dừa)bay chiếc số 1,Tôi bay chiếc số 2,Đại úy Long(Long đen ,sau nầy Đại úy L0ng chết với Đại úy Thắng ở Bình Long,Quản Lợi)bay chiếc thứ 3 Trung
úy Huê.....,.Chiếc thứ nhất của Đai úy Phứơc xuống rứơc tóan rồi bay lên an tòan, tôi không nghe Đ/úy báo có CS bắn lên phi cơ,chiếc thứ hai tôi xuống,trong lúc tôi sấp sửa đáp để rứơc các bạn,tiếng AK bắn dử dôi trứơc đầu phi cơ,tôi bị một viên đạn AK bắn vào lòng bàn chân trái ,chân tê buốt ,chiếc trục thăng rớt tại bải,vài phút sau Đ/úy Long xuống rứơt tôi về bịnh viện Pleku mổ đem viên đạn ra,tôi nằm bịnh viện Chiến Đòan 2 một thời gian rồi theo Đ/úy Thạnh về ĐNG.Phi vụ ngày 26-11-1970 qúa HOT,ngòai chiếc tôi bị bắn rơi tại bải ,chiếc của Đ/úy Long củng bị bắn bể Oil Tranmission phải bỏ lại Pleku.
Bây giờ anh em mình đả già,nhìn lại khỏang đừơng mình đả đi qua,có nhiều lúc tôi thấy sợ,nhưng không biết tại sao,lúc nghe các bạn bị Emergency thì Kingbee tụi tui lại hăng hái ,bất châp mọi hiểm nguy rứơt cho bằng đựợc các bạn để đưa các bạn về nơi an tòan.Mặc dù hiện nay tôi là ngừơi bị thương nhưng tôi rất hảnh diện mình là Phi Công của Phi Đóan 219 và toi củng rất hảnh diện vì đựơc làm việc với một đơn vị anh hùng:LÔI-HỔ.
Chào bạn,chúc bạn và gia đình đựơc sức khỏe dồi dào,an cư lạc nghiệp.cho tôi gởi lời thâm anh em Lôi Hộ vui vẻ trong ngày hội.
Đ/úy VƯONG-VĂN-NGỌ 63D PĐ219

Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa said...

Hello anh Ngọ,

Thật xúc động đọc thư và thấy ảnh của anh trên trang nhà của Nha-Kỹ-Thuật, em cũng không bao giờ quên những lần anh đã thả tóan em trên đường mòn Hồ Chí Minh vào cuối thập niên 60's, đầu thập niên 70's và nhớ nhất là anh cũng đã thả tóan em lần đầu tiên của Chiến Đòan 2 và cũng của CCC vào mục tiêu 701 và mục tiêu 702 ... đây cũng là một số những mục tiêu ác hiểm nhất của Chiến Đòan 2, vì mấy kẻ đi đã vào chốn này thì có mấy người đã trở về...

và có lẽ tóan của em cũng là tóan duy nhất còn may mắn trở về mà không để lại bất cứ anh em nào phải gởi thân xác '' Lôi Hổ chết ai là người xây mộ ?'' trong chốn rừng sâu , có thể do sự mát tay của anh đã thả cũng như đón tóan...vì sau đó nhiều tóan kế tiếp xâm nhập vào mục tiêu này, nhưng có mấy tóan đã trở về hay trở về còn đầy đủ quân số ... em còn nhớ sau đó liên tiếp có Tóan của Thiếu Úy Trần Mạnh Đạt, hay Tóan của Thiếu Úy Nguyễn Văn Thơm v.v...đã không còn ai sống sót trở về ... ngòai trừ có Thượng Sĩ Sinh '' Méo '' thuộc Tóan Thanh lôi còn lóp ngóp trở vể một mình.

Những ngày tháng gian nan tại Chiến Đòan 2 Xung Kích B-15 Kontum anh em chúng ta đã sống chết bên nhau trong những missions hiểm nghèo bên đất Lào xa xôi, anh em mình cũng cùng xuất phát từ các launch site tại Ben Het, Đức Cơ, Pleijereng v.v.. và ngay khi tại hậu phương B-15 anh em mình cũng chẳng thiếu nhau tại các club của Tây trong trại với các tập checkbook chỉ có $5 mà uống mệt nghỉ và vẫn còn hòai... hay tại Hàng Keo, hay tại '' dàn bầu ''... thăm ''dân'' cho biết sự tình, chuyện này chỉ có Lôi Hổ và King Bee là biết rõ hơn ai hết phải không anh .

Khi cuộc chiến còn ác liệt khỏang đầu thập niên 70's có lần ngay sau khi tóan của em được triệt xuất ( extraction) về B-15, đã nhận được tin buồn anh bị thương rất nặng do ground fire của VC dưới đất bắn lên , và kể từ ngày đó anh đã bị gẫy cánh đại bàng và không còn cất cánh bay cao, và cũng là ngày chia tay anh em mình không còn gặp nhau nữa thấm thoát nay đã trên dưới 40 năm rồi.

Trai trẻ bao năm đầu đã bạc,
Trăm năm thân thế bóng tà dương ...

Sau năm 75 em bị tù cải tạo tại Hòang Liên Sơn, thật là cảm động bất ngờ tại chốn u-buồn này em đã gặp anh Nghĩa, phi đòan trưởng 219 ( đã chêt trong tù) , tại Yên Bái, do Đòan 776 Bộ Đôi Bắc Việt cai qủan, em cũng gặp một số rất ít anh em 219, và em có hỏi thăm tin tức của anh Ngọ , nhưng không ai biết gì thêm sau ngày mât nước.

Gặp lại anh trên trang nhà NKT qua thời gian dài vật đổi sao dời nay gặp lại cố nhân thật qúa bất ngờ lẫn mừng vui, riêng em bên này cũng lâu lâu gặp sư huynh Lôi-Hổ : Lê Minh (đen) cùng các anh Cang, anh Phước Đạo Dừa, anh Tưởng, anh Thạnh, bạn Như v.v... những người đã thả tóan em năm xưa khi còn cỡi H-34 King Bee, ( real Mc Coil...)

Anh có khoẻ không ? cho em hỏi thăm gia đình anh, và hy vọng có ngày sẽ gặp lại anh.

Thân kính,

Ex Lt. Lâm Ngọc Chiêu
CD 2 XK, CCC Kontum KBC 3993
Liên Tóan Trưởng,
Hỏa Lội, Phong Lôi, Thần Lôi

Unknown said...

Xin góp ý PQQS Biên Hòa 112 nếu tôi nhớ không lầm.

Anonymous said...

Thân mời quí vị vào Youtube, chương trình Tiếng Hát Hậu Phuơng coi 2 SỸ QUAN NKT (lnc+ph) nói chuyện CÓC NGỒI ĐÁY GIẾNG + NỔ KHO ĐẠN LONG BÌNH. Sống ở Mỹ chứ đâu phải Châu Phi nghèo khổ, thiếu thốn phương tiện để tìm hiểu sự thật, mà đễ bị XỎ MŨI dắt đi thì đúng là ĐẠI NGU.